Hiến kế cho tuyển Việt Nam: Dùng cầu thủ nhập tịch hay dùng Việt kiều?

04/12/2012 10:20
Trần Long
(GDVN) - Chẳng phải tới hết AFF Cup 2012 vấn đề này mới được bàn luận. Nó đã được bàn kể từ khi hiện tượng nhập tịch tràn lan xuất hiện.
Làn sóng nhập tịch đã diễn ra từ lâu, và chuyện ngoại binh nhập tịch để rồi được lên tuyển cũng đã xảy ra mà ví dụ là thủ môn Phan Văn Santos. Tuy nhiên nó chỉ tồn tại được một thời gian ngắn trước khi chúng ta trở lại tin dùng “hàng nội”. Mặc dù vậy, thất bại tại AFF Cup 2012 nói riêng cũng như sự thể hiện bết bát của ĐTQG trong 2 năm qua nói chung lại đưa câu hỏi này ra thành đề tài bàn luận.
Làn sóng nhập tịch đã diễn ra từ lâu, và chuyện ngoại binh nhập tịch để rồi được lên tuyển cũng đã xảy ra mà ví dụ là thủ môn Phan Văn Santos. Tuy nhiên nó chỉ tồn tại được một thời gian ngắn trước khi chúng ta trở lại tin dùng “hàng nội”. Mặc dù vậy, thất bại tại AFF Cup 2012 nói riêng cũng như sự thể hiện bết bát của ĐTQG trong 2 năm qua nói chung lại đưa câu hỏi này ra thành đề tài bàn luận.
Vậy thì liệu chúng ta có nên sử dụng cầu thủ nhập tịch cho ĐTQG? Có và không! Tôi xin được mạn phép dùng bài viết này để phân tích những lẽ phải/trái trong việc triệu tập ngoại binh nhập tịch lẫn ngoại kiều cho ĐTQG, cũng như phân tích cả những giải pháp cho vấn đề này. Trên thực tế, tôi cũng xin dùng chính bài viết này để chỉ ra những điều trái khoáy và hệ quả của nạn tràn lan cầu thủ nhập tịch mà không phải ai khác, chính VFF và các CLB “chuyên nghiệp” đã gây nên cho bóng đá Việt Nam.
Vậy thì liệu chúng ta có nên sử dụng cầu thủ nhập tịch cho ĐTQG? Có và không! Tôi xin được mạn phép dùng bài viết này để phân tích những lẽ phải/trái trong việc triệu tập ngoại binh nhập tịch lẫn ngoại kiều cho ĐTQG, cũng như phân tích cả những giải pháp cho vấn đề này. Trên thực tế, tôi cũng xin dùng chính bài viết này để chỉ ra những điều trái khoáy và hệ quả của nạn tràn lan cầu thủ nhập tịch mà không phải ai khác, chính VFF và các CLB “chuyên nghiệp” đã gây nên cho bóng đá Việt Nam.
1) Nên dùng ngoại kiều (Việt kiều): Bài học của những người đi trước luôn có giá trị. Philippines tiến bộ trông thấy trong 3 năm qua vì các ngoại kiều, Pháp vô địch World Cup 1998 với Zinedine Zidane có nguồn gốc từ Algeria. Đức đã và đang sử dụng Miroslav Klose (Ba Lan), Mario Gomez (TBN) và Mesut Ozil (Thổ Nhĩ Kỳ) cho các giải đấu lớn. Mức độ thành công tuy có khác, nhưng điểm chung của chính sách sử dụng cầu thủ ngoại kiều của các nước này là đều đạt được những điều tích cực. Chúng ta từ trước tới giờ mới chỉ có Lee Nguyễn (và cũng không đi tới đâu).
1) Nên dùng ngoại kiều (Việt kiều): Bài học của những người đi trước luôn có giá trị. Philippines tiến bộ trông thấy trong 3 năm qua vì các ngoại kiều, Pháp vô địch World Cup 1998 với Zinedine Zidane có nguồn gốc từ Algeria. Đức đã và đang sử dụng Miroslav Klose (Ba Lan), Mario Gomez (TBN) và Mesut Ozil (Thổ Nhĩ Kỳ) cho các giải đấu lớn. Mức độ thành công tuy có khác, nhưng điểm chung của chính sách sử dụng cầu thủ ngoại kiều của các nước này là đều đạt được những điều tích cực. Chúng ta từ trước tới giờ mới chỉ có Lee Nguyễn (và cũng không đi tới đâu).
Có một câu chuyện hết sức thú vị về việc triệu tập ngoại kiều, đó là chân sút Phil Younghusband đang thi đấu cho ĐT Philippines tại AFF Cup 2012. Younghusband sinh ra tại Anh và có cha là người Anh, mẹ là người Philippines. Yonghusband chơi cho đội trẻ Chelsea từ năm 1997, tuy nhiên phải tới năm 2005 Liên đoàn bóng đá Philippines mới phát hiện ra Younghusband. Nguyên nhân là bởi một game thủ chơi Football Manager (quản lý bóng đá) vô tình tìm ra nguồn gốc Philippines của Phil lẫn người anh James rồi báo cho LĐBĐ biết, và thế là 2 anh em được triệu tập cho ĐTQG như ta biết ngày nay.
Có một câu chuyện hết sức thú vị về việc triệu tập ngoại kiều, đó là chân sút Phil Younghusband đang thi đấu cho ĐT Philippines tại AFF Cup 2012. Younghusband sinh ra tại Anh và có cha là người Anh, mẹ là người Philippines. Yonghusband chơi cho đội trẻ Chelsea từ năm 1997, tuy nhiên phải tới năm 2005 Liên đoàn bóng đá Philippines mới phát hiện ra Younghusband. Nguyên nhân là bởi một game thủ chơi Football Manager (quản lý bóng đá) vô tình tìm ra nguồn gốc Philippines của Phil lẫn người anh James rồi báo cho LĐBĐ biết, và thế là 2 anh em được triệu tập cho ĐTQG như ta biết ngày nay.
2) Không nên dùng (nhiều) ngoại binh nhập tịch: Những cầu thủ không có gốc gác Việt Nam, trừ khi họ thực sự xuất sắc và thời gian nhập tịch lẫn thi đấu ở Việt Nam đủ dài để được công nhận (như Huỳnh Kesley), thì không nên được triệu tập vào ĐTQG. Những người như vậy sẽ có khoảng cách nhất định về mặt văn hóa, ngôn ngữ với HLV, các trợ lý cũng như các đồng đội Việt Nam, dễ dẫn tới phân biệt đối xử hay thậm chí bè phái.
2) Không nên dùng (nhiều) ngoại binh nhập tịch: Những cầu thủ không có gốc gác Việt Nam, trừ khi họ thực sự xuất sắc và thời gian nhập tịch lẫn thi đấu ở Việt Nam đủ dài để được công nhận (như Huỳnh Kesley), thì không nên được triệu tập vào ĐTQG. Những người như vậy sẽ có khoảng cách nhất định về mặt văn hóa, ngôn ngữ với HLV, các trợ lý cũng như các đồng đội Việt Nam, dễ dẫn tới phân biệt đối xử hay thậm chí bè phái.
Vậy thì trường hợp ngoại binh nhập tịch nào có thể được lên đội tuyển? Có thể đưa ra những tiêu chí sau: 1) Có thời gian nhập tịch tối thiểu 5 năm; 2) Có thời gian thi đấu ở giải VĐQG tối thiểu 3 năm kể từ sau khi nhập tịch; 3) Phải thông thạo nghe – nói – đọc – viết tiếng Việt. Trường hợp đặc biệt như một ngoại binh nhập tịch đạt một giải thưởng cá nhân trong năm do Liên đoàn bóng đá Việt Nam trao tặng cũng nên được xem xét.
Vậy thì trường hợp ngoại binh nhập tịch nào có thể được lên đội tuyển? Có thể đưa ra những tiêu chí sau: 1) Có thời gian nhập tịch tối thiểu 5 năm; 2) Có thời gian thi đấu ở giải VĐQG tối thiểu 3 năm kể từ sau khi nhập tịch; 3) Phải thông thạo nghe – nói – đọc – viết tiếng Việt. Trường hợp đặc biệt như một ngoại binh nhập tịch đạt một giải thưởng cá nhân trong năm do Liên đoàn bóng đá Việt Nam trao tặng cũng nên được xem xét.
Dễ như vậy, và thực tế thì chúng ta hoàn toàn có thể làm được nếu biết chủ động cũng như cởi mở trong chính sách. Nhưng thực tế thì VFF đã quá “cởi mở”, tới mức cho ngoại binh nhập tịch một cách tràn lan, dẫn tới việc các CLB ở V-League tìm mọi cách để nhập tịch cầu thủ để lách cái luật chỉ được có tối đa 5 ngoại binh và tối đa 3 ngoại binh có mặt trên sân. Vấn đề này giờ đã diễn ra quá lâu rồi và chúng ta sẽ không thể sửa chữa tận gốc sai lầm ấy, đặc biệt là khi nó khiến V-League thiếu hụt những tiền đạo nội sáng giá.
Dễ như vậy, và thực tế thì chúng ta hoàn toàn có thể làm được nếu biết chủ động cũng như cởi mở trong chính sách. Nhưng thực tế thì VFF đã quá “cởi mở”, tới mức cho ngoại binh nhập tịch một cách tràn lan, dẫn tới việc các CLB ở V-League tìm mọi cách để nhập tịch cầu thủ để lách cái luật chỉ được có tối đa 5 ngoại binh và tối đa 3 ngoại binh có mặt trên sân. Vấn đề này giờ đã diễn ra quá lâu rồi và chúng ta sẽ không thể sửa chữa tận gốc sai lầm ấy, đặc biệt là khi nó khiến V-League thiếu hụt những tiền đạo nội sáng giá.
Bên cạnh đó, chúng ta đang có một sự lầm lẫn nhất định về “ngoại binh nhập tịch” và “cầu thủ ngoại kiều”. Rất nhiều ý kiến dư luận đã không đồng tình về việc phải xem một cầu thủ không mang dòng máu Việt Nam thi đấu cho ĐTQG, vậy thì việc gọi ngoại kiều rõ ràng là chính đáng vì chẳng phải những cầu thủ ngoại kiều như Lee Nguyễn có dòng máu Việt Nam sao?
Bên cạnh đó, chúng ta đang có một sự lầm lẫn nhất định về “ngoại binh nhập tịch” và “cầu thủ ngoại kiều”. Rất nhiều ý kiến dư luận đã không đồng tình về việc phải xem một cầu thủ không mang dòng máu Việt Nam thi đấu cho ĐTQG, vậy thì việc gọi ngoại kiều rõ ràng là chính đáng vì chẳng phải những cầu thủ ngoại kiều như Lee Nguyễn có dòng máu Việt Nam sao?
Trần Long