Lee Nguyễn: “Ở lại V-League tôi sẽ chết vì stress!”

01/03/2012 16:16
Theo Thể Thao 24h
Thông thường, cầu thủ càng nổi tiếng thì nguy cơ bị stress càng cao. Tuy nhiên, việc chuyển CLB của một cầu thủ không giống với một nhân viên… nhảy việc. Nó rất rắc rối.
Với một CLB, việc chuyển CLB là rất bình thường nhưng các chuyên gia cho rằng thời gian tham gia đàm phán hợp đồng chính là quãng thời gian mà cầu thủ cảm thấy có sức ép ghê gớm. Những sức ép ấy đến từ các câu hỏi: tương lai của mình thế nào, liệu có phù hợp với đội bóng mới… và có những người đã không thể vượt qua.Tự giải thoát
Năm 2001, khi bóng đá Việt Nam bước vào chuyên nghiệp, SLNA nổi lên hai nhân vật Kyembe và Iddi. Đội bóng xứ Nghệ đoạt chức vô địch mùa 2001 có công rất lớn của hai cầu thủ ngoại này, đặc biệt Kyembe. Sau thành công ấy, Hải Phòng mời Kyembe về thi đấu với mức lương kỷ lục. Thế nhưng một ngày đẹp trời Kyembe biến mất, nhanh gấp nhiều lần khi anh đến. Nghe nói Kyembe đi theo tiếng gọi tình yêu, sang Anh với bạn gái. Nhưng thực chất, Kyembe từ bỏ luôn nghiệp cầu thủ, chấp nhận là một anh bồi bàn ở khu phố nhỏ tại thủ đô London. Cuộc sống bóng đá ở Việt Nam biến Kyembe từ một anh “tây ba lô” trở thành người nổi tiếng, được săn đón ở Việt Nam nhưng đi kèm với nó là những áp lực rất lớn mà tiền bạc, danh vọng, thậm chí gái cũng không thể khỏa lấp. Kyembe trốn chạy thế giới cầu thủ, thực chất là trốn chạy gã sát thủ mang tên stress.
Lee Nguyễn sợ chết vì stress nếu ở lại Việt Nam.
Lee Nguyễn sợ chết vì stress nếu ở lại Việt Nam.
Bên cạnh cái chết của cầu thủ Molina, có một cái chết khác, ít ồn ào hơn vì cầu thủ mới ở dạng thử việc. Tuy nhiên, đây là trường hợp tự sát. Vedaste người Bỉ, gốc Uganda do một “cò” khá nổi ở Việt Nam, thông qua một cò nước ngoài thực chất cũng chỉ là một “tây ba lô” nhưng lại được hứa hẹn về một tương lao rộng mở, nhiều tiền bạc, danh vọng. Thế nhưng khả năng có hạn và dù được “cò” bảo lãnh nhưng Vedaste bôn ba từ nơi này qua nơi khác và dần dần giấc mộng trở thành cầu thủ chuyên nghiệp tan tành mấy khói. Sau một buổi tập, Vedaste kêu mệt cho đến khi một cầu thủ ngoại khác đến tìm thì phát hiện ra Vedaste nằm trên một vũng máu, còn thoi thóp thở. Song vết đâm chí mạng thủng cả tim và phổi bằng con dao Thái Lan đã kết liễu cầu thủ này. Kết luận là tự sát. Vụ việc chỉ dừng ở đó nhưng sau này nhiều cầu thủ Đồng Nai thừa nhận trước khi chết, tinh thần của Vedaste cực kỳ hoảng loạn, nhiều đêm anh này có biểu hiện tâm thần. Dẫu vậy, lãnh đạo đội bóng chỉ quan tâm đến chuyên môn. Các cầu thủ nội, chưa ai đến mức này - trừ trường hợp thủ môn Đỗ Thành Tôn tự sát bằng cách treo cổ tại nhà riêng khi đã giải nghệ và nguyên nhân được cho là vì lý do ngoài bóng đá. Tuy vậy, bản chất của vấn đề là cầu thủ nội ít khi thừa nhận mình stress.Đối diện với tương lai Trong tự truyện của mình, cựu cầu thủ Manchester United Andy Cole hồi tưởng lại những tháng ngày tồi tệ của mình trong những ngày đầu tại đây: “Tôi có một căn phòng tra tấn của riêng mình. Đó là cái giường của tôi. Cứ sau mỗi buổi tập, tôi đi nhanh qua cửa và tới chỗ riêng tư đấy. Tôi ngồi ở đó với những suy nghĩ mơ hồ. Tôi cảm thấy bị cô lập, hơi chút tuyệt vọng, và tôi phải vượt qua một mớ những cảm giác đó. Điều đấy thật không dễ và cần có thời gian. Có lẽ là mất 18 tháng trước khi tôi thực sự quen với cuộc sống ở Man United và tôi không muốn trải qua những thử thách đó một lần nữa”.
Lee Nguyễn sợ chết vì stress nếu ở lại Việt Nam.
Lee Nguyễn sợ chết vì stress nếu ở lại Việt Nam.
Một trong số ít các cầu thủ thi đấu ở Việt Nam thừa nhận mình bị Stress nặng, đó là Lee Nguyễn. Có lẽ được đào tạo, thi đấu ở môi trường bóng đá chuyên nghiệp đỉnh cao, Lee Nguyễn hiểu rõ nhất tác động của stress đối với mình. Được kỳ vọng với mức lương rất cao, nhưng ở mảnh đất mới, khả năng của Lee Nguyễn bị nghi ngờ. Tiếp theo là cả một thời gian khủng hoảng thất vọng tới mức Lee Nguyễn bật lại cả HLV của mình là Kiatisak để rồi phải rời HAGL. Về Bình Dương, Lee Nguyễn lại dính chấn thương. “Tôi phải về Mỹ, nếu ở đây tôi sẽ chết vì stress” - Lee Nguyễn từng bộc lộ. Thông thường, cầu thủ càng nổi tiếng thì nguy cơ bị stress càng cao. Tuy nhiên, việc chuyển CLB của một cầu thủ không giống với một nhân viên… nhảy việc. Nó rất rắc rối. Thành Trung là một sự việc mới xảy ra về sự ràng buộc với CLB cũ cũng như muốn ra đi tìm tương lai của mình. Cảm giác và những cơn stress có lẽ sẽ là của chung tất cả những cầu thủ khác khi vướng vào những trường hợp tương tự. “Những ngày này tôi đang phải sống trong cảm giác rất kinh khủng, lo âu về chuyện tương lai của mình. Bản hợp đồng với CLB BĐ HN vẫn chưa có hướng giải quyết, trong khi đó dù đã quyết định ra đi nhưng CLB kế tiếp của tôi vẫn chưa có gì rõ ràng bởi những vướng mắc chưa có lời giải. Tôi cảm thấy thật sự thất vọng và rất khó khăn và có những lúc không biết giải quyết thế nào”…
Theo Thể Thao 24h