Mã số 69

Người đàn bà mang thân hình “quỷ ám”

11/07/2012 06:00
Thanh Tuyển
(GDVN) - Cả nghìn khối u lớn nhỏ thi nhau bám chặt lên cơ thể yếu ớt khiến cho cuộc sống của bà gắn liền với cái tên "người đàn bà mang thân hình quỷ ám"…
Đến xóm Đồng Chư, xã Thành Công, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa hỏi thăm vào nhà bà Bùi Thị Ngoan (SN1960) “người mang thân hình quỷ” thì không ai là không biết. Ngôi nhà của bà lọt thỏm sau chân núi Đồng Chư, không gian tĩnh lặng, trống trải, bà lấy nó làm nơi “ẩn náu” cho cuộc sống “quỷ ám”.

Là con út của gia đình đông anh em không lấy gì làm khá giả. Lại bị bệnh từ khi lên 9 tuổi trong một trận cảm ốm nặng. Sau đợt điều trị thuốc men dài bà bị dị ứng, cơ thể bắt đầu xuất hiện những nốt mẩn đỏ, bầm tím, ngứa rát rồi nổi mề đay toàn thân.

Rất nhiều khối u lớn, bé bủa vây lên cơ thể yếu ớt của bà
Rất nhiều khối u lớn, bé bủa vây lên cơ thể yếu ớt của bà

Trước bệnh tình nguy nan của con gái, bố mẹ bà đã đưa đi khám và chữa trị hết viện Bạch Mai rồi đến bệnh viện Quân đội Vĩnh Phúc nhưng vẫn không thuyên giảm, trái lại ngày bệnh trầm trọng hơn. Kết luận bác sĩ cho biết, bà bị u đa thần kinh nên rất khó để điều trị căn bệnh tận gốc. Từ đó bà chấp nhận số phận, ngày ngày gồng mình chống trọi với chứng bệnh “kỳ thị” này.

Cô bé ngoan lúc nhỏ đáng yêu là vậy, nhưng giờ đây các khối u “mẹ con” thi nhau chen chúc mọc, to dần và lan tỏa ra khắp người.

“Thoạt đầu những khối u rất bé, nhưng mỗi lúc một lớn lên tôi thấy nó cứ dần to ra, rồi mọc dày vào một chỗ sau đó lan ra toàn thân thể. Kể từ ngày ấy bàn dân thiên hạ đã đồn bảo tôi là bị quỷ ám, trời đày” – bà kể lại.

Số phận nghiệt ngã khiến bà mặc cảm với cuộc đời. Bà không dám ra đường, hằng ngày phải sống trong sợ hãi, né tránh mọi người, nghị lực sống mất dần đi. Bà chỉ biết lao đầu vào công việc nặng để quên đi bệnh tật của mình.

Nỗi đau chất chồng nỗi đau khi 2 người anh trai của bà lần lượt hy sinh tại chiến trường. Kế tiếp đau khổ, bố mẹ bà cũng về với “ông bà, ông vải”. Sau 1 tháng, người chị gái cũng chết “yểu” vì bệnh sốt xuất huyết. Sau chuỗi dằn vặt đau khổ đó bà sống cô độc, không người thân, bạn bè.

Hơn 50 qua hàng trăm khối ui mọc tràn nan như vậy. Bà rất ái ngại khi giao tiếp với người lạ.
Hơn 50 qua hàng trăm khối ui mọc tràn nan như vậy. Bà rất ái ngại khi giao tiếp với người lạ.

“Khổ tâm lắm, không còn ai bên cạnh cả, tôi chỉ muốn chết cho hết nợ đời này thôi. Nhưng tôi chết rồi thì lấy ai hương khói cho bố mẹ anh chị đây. Khi còn sống họ đã nghèo đói, cực khổ nhiều, nay chết cũng phải được nén nhang của đứa em tội nghiệp còn sống này chứ…”, bà sụt sùi nói.

Bệnh tật của bà ai nhìn đến cũng xót thương, người yếu bóng cũng phải phát hoảng vì những khối u lớn. Vì thế, đến độ tuổi lấy chồng bà không dám mường tượng, dám mơ tới hạnh phúc gia đình.

Đơn độc với cuộc sống, bà trở nên chán chường. Nhìn mọi nhà đông đúc sum vầy bà thèm có một đứa con. Rồi ngày ấy người đàn ông không tên tuổi đến và thương tình đã cho bà phúc phận làm mẹ. Năm 1992 Bùi Thị Hà, cô con gái bà chào cất tiếng khóc chào đời.

“Mang nặng đến lúc đẻ đau cùng toàn là nước mắt, không ai dám đi cùng tôi, một mình lếch thếch lên viện trông nhờ vào các bác sĩ. May sao mẹ con tôi được lành lặn mẹ tròn con vuông, tôi mừng lắm. Sinh hoạt cá nhân lúc đó đều nương tựa vào mọi người trong viện cả, chứ một mình thì không biết xoay sở ra sao”, bà kể.

Sinh con, bà thêm phần nào có được nghị lực sống. Nhưng bệnh tật lại cứ bào mòn, hàng nghìn khối u to nhỏ đã phát triển mạnh, nhiều khối đã đè vào khí quản bà khiến không sao thở được. Nghèo không tiền chữa trị bà đành phó mặc vậy.

“Tôi đau ốm có thế cắn răng chịu đựng được, nhưng không thể để cháu thất học được. Dù nghèo khó đi chăng mấy tôi vẫn “gắng” để em nó có được bữa rau, bữa cháo qua ngày mà đi học” - Bà nghẹn ngào.

Thương mẹ, Hà trong suốt 12 năm học qua đều là học sinh giỏi luôn được thầy cô, bạn bè trong trường yêu quý. Đó cũng là món quà vô giá của Hà an ủi, dành cho mẹ.

Đỗ vào trường Đại Học Hồng Đức năm thứ 2. Bà thì mừng lòng nhưng Hà cảm thấy buồn và thương mẹ nhiều. Hà thương mẹ đau ốm ở nhà vẫn phải lăn lưng ra làm lụng để thêm tiền đóng học phí. Nhiều khi, Hà tưởng chừng đã “đứt gánh việc học” giữa chừng, nhưng nhờ động viên của mẹ Hà đã có thêm nghị lực vươn lên.

Hiện tại cuộc sống của sống của hai mẹ con chỉ biết trông cậy vào số tiền trợ cấp hằng tháng là 180.000 nghìn đồng, cùng mấy sào ruộng trũng mà bà con láng giềng phụ giúp.

Chia tay người đàn bà với ngàn khối u đỏ vẫn còn rưc rức, âm ỉ trong thân thể yếu ớt. Tôi ra về được bà tiễn rất ân cần, mến khách. Cái nghiêng đầu chào của bà khi tạm biệt tôi sao cứ nghĩ đến là rơi nước mắt vậy. Khối u to đến bằng “quả xoài” chèn ngay cạnh cổ bà khiến bà không sao gượng thẳng lên được. Mong sao tổ chức nhân ái, các độc giả hảo tâm giúp đỡ cho bà bớt khổ.


Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

1. Bà Bùi Thị Ngoan xóm Đồng Chư, xã Thành Công, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa
Mã số 69

2. Hoặc gửi về Quỹ Tấm Lòng Việt Nam - Báo điện tử Giáo dục Việt Nam

- Địa chỉ: số 147 Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

- Tel: 04.6261.0666 – 04.6261.0888

3. Qua Ngân hàng:

- Tên Tài khoản: Báo điện tử Giáo dục Việt Nam

- Tài khoản số: 1507201058249 tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, chi nhánh Cầu
Giấy

- Email: tamlongvietnam@giaoduc.net.vn



Điểm nóng

Nhật ký Chí Viễn

Nhật ký Lớp học Hy vọng

Nhật ký Kim Bon

Nhật ký Pả Vi

"Bữa cơm có thịt" đến với Nậm Mười

Suối Giàng & "Bữa cơm có thịt"

Phẫu thuật miễn phí

 Video Clip


Thanh Tuyển