Mã số 22:

Thắt lòng trước nỗi đau người mẹ hiền nghèo khổ

03/04/2012 12:00
Thanh Tuyển – Hải Biên
(GDVN) - Người con trai của cụ mang căn bệnh tâm thần, có được một cô con dâu thì lại bỏ nhà đi biệt tích, người cháu duy nhất hiện đang sống ở trại trẻ mồ côi.
Đó là gia cảnh éo le của cụ Phạm Thị Viết ở thôn Thanh Nộn, xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam.
Từ quốc lộ 21A đi về thôn Thanh Nộn mất chừng 5 cây số , xe chúng tôi men theo con đường quanh co rồi tìm thẳng đến nhà cụ. Khung cảnh “vườn không nhà trống” xơ xác đến điêu tàn là nơi trú ngụ của hai mẹ con trong suốt quãng đời bất hạnh.
Tiếp chúng tôi trong căn nhà tồi tàn vữa mục, cái cảm giác nóng nừng nực trong người khi đi đến nhà cụ giờ đây không còn nữa mà thế vào đó là một sự lạnh lẽo trống vắng đến lạ thường. Phải chăng? Đó là cảm giác lạnh lẽo cuộc sống nghèo.
Cụ Viết sinh năm 1931 lấy ông Nguyễn Văn Tăng người cùng làng, sinh hạ được ba người con. Người con gái cả là chị Nguyễn Thị Cúc (sinh năm 1970), người con gái thứ hai là chị Nguyễn Thị Ngần (sinh năm 1974), anh Nguyễn Hồng Sơn (sinh năm 1980) là người con trai út của cụ cũng là người mang lại cho cụ nhiều buồn tủi, khổ cực.
Nuôi nấng đùm bọc từng ấy người con chỉ duy nhất là có anh Sơn khi mới lọt lòng đã phải mắc bệnh liên miên rồi những dấu hiệu lơ ngơ biểu hiện triệu chứng tâm thần đã từng ngày tái hiện. 
Tôi đi rồi lấy ai chăm sóc nó đây, lời nói nghẹn ngào của cụ Viết khi nói với chúng tôi về đứa con điên dại của minh..
Tôi đi rồi lấy ai chăm sóc nó đây, lời nói nghẹn ngào của cụ Viết khi nói với chúng tôi về đứa con điên dại của minh..
Thấy con mình như vậy, có lớn mà không có khôn, cụ đã khăn áo một mình đưa con lên bệnh viện. Tại đây, cụ đắng lòng với những dòng chữ mỏng manh trên giấy, một bản án “nghiệt ngã” đã rẽ ra cho cuộc đời số phận sau này của con cụ. Kết luận của bác sĩ cho hay, anh Sơn đã mang căn bệnh tâm thần bẩm sinh ngay từ khi mới chào đời.
Trong nỗi bất hạnh đớn đau ấy cụ chỉ biết ẵm con về nhà, thất thểu bước lê trên con đường mòn mà mắt nhìn ngơ ngác, lòng ngổn ngang trăm bề. Cụ lo cho cuộc sống cơm áo gạo tiền sau này, lo cho đứa con bệnh tật và rồi đây từng ấy miệng ăn trong nhà sẽ lấy gì mà bươn trải khi mà “bát cháo xu hào” vẫn còn là bữa cơm sang của gia đình.
Hằng ngày ngoài những đồng tiền thương binh ít ỏi của ông Tăng ra, cụ vẫn phải lặn lội thân cò “quãng vắng” chắt chiu từng hạt thóc củ khoai mới có thể giảm được những cơn cơn đói lòng cồn cào của các con cụ, chồng cụ.
Cụ nghẹn lòng tâm sự: “Vào những vụ mùa màng, tôi tranh thủ các công việc sớm ngày để trưa đến có thì giờ mà lang thang trên mọi nẻo đường, sàng lấy những hạt thóc vương vãi rơi ra. Còn vào mùa khoai thì lại xách làn đi mót, có được miếng cơm mà độn củ khoai cũng chắc ruột lắm chú ạ!”.
Và thế rồi dưới bàn tay không quản nhọc nhằn đó, những người con gái cụ mới ngày nào vẫn là gánh nặng, thì giờ đây mỗi người đã kiếm tìm được một niềm hạnh phúc gia đình riêng. Điều đó khiến cụ cảm thấy ấm lòng phần nào.
Nỗi lo canh cánh trong lòng của cụ bây giờ vẫn là anh Sơn. Anh Sơn mặc dù bị tâm thần nhưng đôi lúc anh cũng rất tỉnh táo. Điên dại là vậy nhưng anh không hề quậy phá, đó cũng chính là niềm an ủi duy nhất dành cho cụ.
Tội nhất là anh hay đi lang thang đầu đường xó trợ lúc tỉnh lúc mê khiến cụ không biết đường nào mà lần. Cụ đã đưa con đi khám và chữa trị nhiều lần nhưng bệnh tình vẫn vậy.
Anh Nguyễn Hồng Sơn mang căn bệnh tâm thần phân liệt từ nhỏ.
Anh Nguyễn Hồng Sơn mang căn bệnh tâm thần phân liệt từ nhỏ.
Ngồi bên cạnh tôi lúc này khó khăn lắm cụ mới thốt ra được từng lời, chúng tôi hỏi ra mới biết cụ mắc phải bệnh viêm phế quản mãn tính từ nhiều năm nay. Tội cụ quá!
Anh Sơn bị tâm thần phân liệt như vậy, ấy thế mà phúc phận làm bố cũng đã ập về cho cuộc đời ngây dại của anh.
Bằng những tiếng chậm rãi khó nhọc cụ gắng nói: “Năm nó 22 tuổi được một người mai mối cho người con gái xã bên. Ban đầu tôi cũng không đồng ý nhưng người thân hai bên gia đình động viên khuyên nhủ, tôi cũng bằng lòng, thôi thì nồi nào vung lấy chú ạ!”.
Tâm trạng cụ lúc đó bấy giờ khác gì nào bà “Cụ Tứ” vừa vui, vừa buồn cảm xúc lẫn lộn. Thương các con “khù khờ” cụ dẫn lối chỉ đường dạy bảo cho cách làm ăn. Rồi cũng kể từ ngày anh Sơn có vợ, tâm trí anh cũng phần nào thuyên giảm hơn, anh không còn biết đến những tháng ngày “ẩn dật” ở xó trợ nghèo, mà chuyên tâm vào với các công việc vặt của gia đình. 
Hai năm sau, phút trải lòng làm cha cuối cùng cũng đến trong anh. Chị Thắm có sinh cho anh một người con gái kháu khỉnh bụ bẫm với khuôn mặt rạng ngời. Cuộc đời tưởng chừng sẽ bắt đầu bừng sáng từ đó, nhưng bể khổ cuộc đời vẫn chưa chịu dừng lại. 
Những chuỗi ngày tháng bất hạnh ẩn dật vẫn còn dài nó như một con thuyền không bến đỗ mà người chèo lái chính là cụ Viết chứ không phải là ai khác.
Ngày chồng cụ mất cũng là người con dâu bỏ nhà ra đi. Quãng ngày ấy anh Sơn tái phát bệnh trở lại do nỗi giằng xé gia đình. Hằng đêm anh Sơn vẫn thét gào trong căn nhà lạnh vắng, đứa cháu nhỏ tội nghiệp của cụ cũng phát sợ mà khóc theo trái tim cụ vẫn bị “bóp nghẹt” từng đêm.
Từ đó anh Sơn bệnh ngày càng một nặng thêm, rồi trở lại những ngày tháng vật vờ xưa kia. Những ngày tháng anh lang thang vô định có ngày về, ngày không. Thấy con như vậy, người mẹ đau khổ đó cũng đành bất lực, đành buông tay chấp nhận số phận và cũng quen dần với những động thái khác thường của người con.
Còn người cháu gái bé bỏng ấy không còn cách nào khác cụ đành phải gửi vào trại trẻ mồ côi của huyện Kim Bảng mà nương nhờ vào các tấm lòng thơm thảo để chăm sóc giùm. Cụ nuốt đắng vào lòng khi cuộc sống cụ luôn dằn vặt trớ trêu như vậy.
Hiện tại cuộc sống của cụ chỉ trông cậy vào số tiền nhà nước hỗ trợ cho anh Sơn là 180.000 nghìn đồng cùng với hai mảnh ruộng cằn cho khoán, khó khăn chật vật đến vô bờ.

Rất mong các nhà hảo tâm gần xa, hãy cùng chung tay giúp đỡ cho hoàn cảnh của cụ. Để cụ được sống những quãng ngày thảnh thơi còn lại trong một kiếp người.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

1.  Cụ Phạm Thị Viết ở thôn Thanh Nộn, xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam.
Mã số 22

2. Hoặc gửi về Quỹ Tấm Lòng Việt Nam - Báo điện tử Giáo dục Việt Nam

- Địa chỉ: số 147 Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

- Tel: 04.6261.0666 – 04.6261.0888

3. Qua Ngân hàng:

- Tên Tài khoản: Báo điện tử Giáo dục Việt Nam

- Tài khoản số: 1507201058249 tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, chi nhánh Cầu Giấy. 

- Swift Code: VBAAVNVX

- Email: tamlongvietnam@giaoduc.net.vn

Điểm nóng

Nhật ký Chí Viễn

Nhật ký Lớp học Hy vọng

Nhật ký Kim Bon

Nhật ký Pả Vi

"Bữa cơm có thịt" đến với Nậm Mười

Suối Giàng & "Bữa cơm có thịt"

Phẫu thuật miễn phí

 Video Clip

Thanh Tuyển – Hải Biên