Bài dự thi số 95: Không chỉ là âm nhạc - Ông thánh Bob Geldof

04/10/2012 08:29
Phạm Thị Cảnh
(GDVN) - Geldof được sinh ra và lớn lên ở Dun Laoghaire, Ireland, con trai của Evelyn và Robert (được gọi là Rob) Geldof. Bob Geldof thực sự là chiến sĩ quả cảm của phong trào ủng hộ người nghèo ở Châu Phi. Năm 1986, ông được nữ hoàng Anh Elizabeth II phong tước “Hiệp sĩ”. Với những đóng góp của mình, ngày 24/11/2005, ca sĩ Bob Geldof, nhà tổ chức sự kiện âm nhạc lớn nhất năm Live 8, đã được trao giải thưởng Hòa Bình vì những nỗ lực chống đói nghèo không mệt mỏi của mình.
Geldof  được sinh ra và lớn lên ở Dun Laoghaire, Ireland, con trai của Evelyn và Robert (được gọi là Rob) Geldof. Ông bắt đầu chạm ngõ âm nhạc khi là một nhà báo chuyên viết về mảng âm nhạc tại Vancouver, Canada, giữa những năm 70 mới trở về Ireland lập ban nhạc Boomtown Rats với nhiều ca khúc nổi tiếng một thời trên thị trường âm nhạc Anh, như “I don’t like Mondays”. Những ai biết rõ tiểu sử của Bob Geldof thì hiểu tại sao từ ca sĩ ông trở thành “ông thánh". Bob mồ côi mẹ từ năm 7 tuổi. Vợ ông, chết năm 2000 vì sử dụng ma túy quá liều. Ông phải nuôi dạy 3 con trong tình cảnh gà trống nuôi con và phải nuôi thêm con riêng của vợ.
Bob Geldof – “ luật sư” của người nghèo
Bob Geldof – “ luật sư” của người nghèo
Năm 1984, xem truyền hình thấy nạn đói ở Ethio – pia, Bob quyết định hành động. ông tập hợp những ngôi sao lớn như Sting, Boy Goerge, Duran Duran và nhóm  U2 thành lập ban nhạc Band Aid (ban nhạc viện trợ) và sáng tác ca khúc “Do they know It”s Christmas?” Bài hát này được nhóm Band Aid trình diễn và thu đĩa phát hành trước giáng sinh 1984 được 3 triệu bản và là nguồn cảm hứng cho ca khúc Mỹ “We are the world”. Một trong những hoạt động từ thiện lớn nhất và gây được tiếng vang mà Bob thực hiện là Live 8.
Họ và Tên: Phạm Thị Cảnh
Ngày sinh: 14/12/1991
Quê quán: Nam Định
Điện thoại : 01647071992
Email : phamcanhkn@gmail.com
Live 8 là một chuỗi các buổi biểu diễn âm nhạc từ thiện vào tháng 7 năm 2005 tại những nước G8 và Cộng Hòa Nam Phi, được tổ chức ngay trước khi hội nghị thượng đỉnh G8  được tổ chức tại Scotland. Song song với cuộc vận động “Hãy biến nghèo đói thành quá khứ" của Anh, các buổi biểu diễn có mục đích gây áp lực với các nhà lãnh đạo thế giới nhằm giảm nợ cho các nước nghèo, giúp đỡ họ phát triển. Mười buổi biểu diễn Live 8 được tổ chức đồng loạt vào ngày 2/7/2005 và một buổi vào ngày 6/7/2005 đã mang đến tuyên bố của các nhà lãnh đạo G8, cam kết viện trợ gấp đôi cho Châu Phi, từ 25 lên 50 tỉ USD vào năm 2010. Live 8 với hơn 1000 nghệ sĩ tham gia được phát sóng trên 182 kênh truyền hình và 2000 đài phát thanh. Live 8 chứng tỏ là show âm nhạc liên lục địa hoành tráng nhất mọi thời đại về cả phương diện âm nhạc lẫn xã hội. Cả thế giới hòa chung tiếng hát vì một châu Phi không đói nghèo. Mục đích chính của các buổi hòa nhạc là tạo sự chú ý và “áp lực chính trị” trước cuộc gặp gỡ G8 tại Scotland, nhằm thuyết phục những nhà lãnh đạo của những nước giàu nhất thế giới đồng ý hủy bỏ khoản nợ không cách nào trả nổi của châu Phi, tăng gấp đôi trợ giúp và tạo ra một thị trường giao dịch mới, thuận lợi cho lục địa đen. Khoảng khắc ấn tượng của Live 8 ở London là khi “ông bầu” Bob Geldof dẫn lên sân khấu nhà tỷ phú của tập đoàn máy tính Microsolf, đồng tời là nhà từ thiện mà ai cũng biết tới: Bill Gate được chào đón không khác gì một ngôi sao nhạc Rock.
Bob và Bill Gate trên sân khấu Live 8 tại London
Bob và Bill Gate trên sân khấu Live 8 tại London
“Đây là điều tuyệt vời nhất mà nhân loại đã làm (cho Châu Phi)” – Gate phát biểu. Cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela cũng đưa ra thông điệp từ sân kháu của Live 8 “Chẳng có tự do nào cả khi cái nghèo vẫn còn tồn tại”.
Nelson Mandela - nhân vật không thể thiếu và chiếc áo tù đã trở nên quen thuộc trong bất kì buổi diễn tranh đấu vì người da đen ( Live 8 tại Châu Phi )
Nelson Mandela - nhân vật không thể thiếu và chiếc áo tù đã trở nên quen thuộc trong bất kì buổi diễn tranh đấu vì người da đen ( Live 8 tại Châu Phi )
Bob Geldof thực sự là chiến sĩ quả cảm của phong trào ủng hộ người nghèo ở Châu Phi. Năm 1986, ông được nữ hoàng Anh Elizabeth II phong tước “Hiệp sĩ”. Với những đóng góp của mình, ngày 24/11/2005, ca sĩ Bob Geldof, nhà tổ chức sự kiện âm nhạc lớn nhất năm Live 8, đã được trao giải thưởng Hòa Bình vì những nỗ lực chống đói nghèo không mệt mỏi của mình. Trong buổi lễ được tổ chức tại Rome, khi nhận giải thưởng Người của Hòa Bình từ tay ông Mikhail Gorbachev, Bob lại một lần nữa lên tiếng vì Châu Phi, chứ không phải là những lời cảm ơn dành cho những  thành quả của bản thân: “Châu Phi phải được phép buôn bán để tự mình thoát khỏi đói nghèo”. Tất cả những điều đó đã làm nên “ông thánh” Bob Geldof,  một trong những nhà hoạt động xã hội  nổi tiếng thế giới – người con của đất mẹ Ireland thân yêu được nuôi lớn  trong tình cảm nhiệt thành, mến khách, với tâm hồn trong trẻo, khoáng đạt đầy chất nhân văn của con người nơi xứ sở Ireland xinh đẹp.
Nhận bài dự thi từ 10/7/2012 đến hết 20/10/2012. BẤM VÀO ĐÂY để gửi bài dự thi Tìm hiểu về đất nước, con người và nền giáo dục Ireland hoặc gửi về địa chỉ mail toasoan@giaoduc.net.vn (Số điện thoại hỗ trợ thông tin: 0904.062258).
Điểm nóng

Top 10 trường đào tạo kỹ thuật tốt nhất Hoa Kỳ (P2)

Ghé thăm ngôi trường ‘đình đám’ trong Hana Kimi
Video: Khám phá Ireland Video: Newgrange - Ireland

Giới thiệu một số ngành Khoa học Xã Hội bậc Cử nhân ở Đan Mạch

Du học sinh Việt tranh tài tại LAVISA Music Feast 2012
Phạm Thị Cảnh