Học truyền thông tại Hà Lan - Mảnh đất vàng chưa khai phá

28/07/2012 19:14
Theo Nesovietnam
(GDVN) - Mới bắt đầu xuất hiện từ năm 2000 trở lại đây nhưng nhóm ngành truyền thông đã phát triển với một tốc độ đáng nể, do nhu cầu quảng bá, quan hệ công chúng của các doanh nghiệp tăng lên không ngừng. Có thể nói, với ưu thế thị trường rộng, nhu cầu lớn, nhóm ngành này hứa hẹn sẽ phát triển rất mạnh trong tương lai.
Theo một báo cáo của Pricewaterhourse Cooper (công ty tư vấn doanh nghiệp), Việt Nam là nơi có thị trường truyền thông giải trí phát triển nhanh nhất thế giới trong giai đoạn 2009-2013. Chỉ riêng từ năm 2004-2009, giá trị của ngành này đã tăng lên gấp 3 lần và được kì vọng đạt đến mức 2.3 tỉ USD trong năm 2013. Từ thế giới đến Việt Nam
“Nghệ thuật của truyền thông chính là ngôn ngữ của tinh thần lãnh đạo
” (The art of communication is the language of leadership) - James Humes, hiểu được điều này, từ năm 1455, khi chiếc máy in đầu tiên của Gutenberg ra đời, các nước phương Tây đã nhanh chóng ý thức được vai trò quan trọng của truyền thông đối với đời sống, văn hóa và đặc biệt là kinh tế. Hàng loạt tập đoàn truyền thông lớn như BBC (Anh), The Warner Bros (Mỹ)…đã nhanh chóng ra đời và đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa hình ảnh sản phẩm tiêu dùng và cả văn hóa một quốc gia ra thế giới thông qua báo chí, phim ảnh, quảng cáo, sách, tạp chí…                                                             
Tiếp theo đó, cùng với sự ra đời của Internet, mạng xã hội Facebook, Twitter, Youtube đã nhanh chóng chi phối cuộc sống của 8 tỉ dân trên cả hành tinh. Theo trang web The Social Media, “nếu Facebook là một quốc gia thì dân số của nó sẽ đứng vào hàng thứ 3 của thế giới!” Enrick Halmark, một nhà nghiên cứu truyền thông cũng đã tuyên bố: “Chúng ta không thể chống lại truyền thông xã hội, cách duy nhất để đối mặt là chung sống với nó!” Có thể nói, truyền thông đang trở thành một phần tất yếu của cuộc sống hiện đại này. Hiện nay, tại Việt Nam, nhóm ngành truyền thông tập trung vào việc quảng bá, tổ chức sự kiện, viết bài về các sản phẩm, dịch vụ. Với tính sáng tạo, mới lạ, ngành này đang thu hút rất đông đảo nhân lực tìm đến nhưng không phải ai cũng có thể tỏa sáng. Những chuyên gia về quan hệ công chúng được xem là “con gà đẻ trứng vàng” của các công ty truyền thông, hưởng mức lương cao ngất ngưỡng. Đơn giản vì tính đến nay, số lượng người được đào tạo bài bản, chuyên môn sâu về ngành vẫn chỉ mới đếm trên đầu ngón tay. Do đó, việc tìm kiếm, đào tạo nhân lực có chất lượng cao cho ngành truyền thông vẫn là một câu hỏi khó.

TRA CỨU ĐIỂM THI ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG 2012Hà Lan, nơi thể nghiệm truyền thông quốc tế Hà Lan là một trong quốc gia tiên phong và phát triển nhất trong ngành công nghiệp sáng tạo, song song đó, ngành truyền thông tại đất nước này cũng là một trợ thủ đắc lực. Ví dụ Amtersdam được xem là thành phố có tỉ lệ người sử dụng Internet vào hàng cao nhất châu Âu với số lượng khổng lồ người sử dụng mạng xã hội và các phương tiện giao tiếp kĩ thuật số. Thành phố này nổi tiếng kết nối nhanh chóng với thế giới đến mức có hẳn một thuật ngữ riêng là  AMS-IX (Amsterdam Internet Exchange), nhằm đề cập đến tham vọng sẽ trở thành cổng kết nối kĩ thuật số của cả châu Âu trong tương lai. Thực tế, tham vọng này không có gì là quá hão huyền. Ngành truyền thông được xem là một trong những nhóm ngành mạnh của đất nước hoa tulip này. Sinh viên theo học về truyền thông có thể linh động lựa chọn giữa quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện, quảng cáo, làm báo in, truyền hình, trực tuyến…Đặc biệt, do Hà Lan sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp chính nên dù truyền thông là ngành xã hội, đòi hỏi kĩ năng ngôn ngữ cao, các sinh viên quốc tế vẫn có thể theo học một cách thuận lợi, thậm chí tham gia vào các chương trình liên kết trường đại học của cả châu Âu. Ví dụ, đại học Hanze có chương trình thạc sĩ Truyền thông quốc tế liên kết với các trường tại Anh, Ý, Bungary, sinh viên có thể lựa chọn học luân chuyển giữa các trường sau mỗi học kì. Sau khi tốt nghiệp, do Hà Lan là quốc gia đang sở hữu khá nhiều tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới như Unilever, Shell…nên sinh viên hoàn toàn có thể thử thách mình ở lĩnh vực truyền thông, marketing tại Hà Lan hoặc trụ sở của các tập đoàn này ở nước mình. Có thể nói, các cơ hội làm việc trong ngành này luôn rất cao và thú vị, đặc biệt tại Việt Nam, khi mà xu hướng phát triển ngành truyền thông đang tăng nhanh theo từng ngày.  >> Tham gia cuộc thi tìm hiểu Ireland để nhận giải thưởng lớn
Điểm nóng
Ghé thăm quán rượu truyền thống ở Dublin, Ireland Những món ăn truyền thống của người Ireland.
Trường Đại học Kinh tế UCD Micheal Smurfit tại Dublin, Ireland. Ireland - Bé hạt tiêu và năng lực tư duy toàn cầu.
Bài dự thi số 13: Ireland – Nơi tình yêu vẫy gọi. Bài dự thi số 09: Ireland – xứ sở của những ban nhạc tôi yêu.
Theo Nesovietnam