Bùng phát bệnh học đường và sự lựa chọn thuốc chữa

27/12/2014 07:53
Nguyễn Thi Thanh
(GDVN) - Bệnh học đường có tốc độ phát triển nhanh, ảnh hưởng trực tiếp đến học tập và lao động của thế hệ trẻ...

LTS: Cận thị, béo phì, tự kỷ hay cong vẹo cột sống... đó là bệnh học đường. Chúng không phải virus nhưng lại có tốc độ phát triển nhanh và ngày càng có nhiều học sinh mắc bệnh này. Vậy nguyên nhân của bệnh học đường là do đâu, và chúng ta cần phải có biện pháp gì để ngăn chặn và phòng ngừa bệnh này?

Là một người cha, cũng đã từng là một phụ huynh học sinh như bao phụ huynh khác, ông Nguyễn Thi Thanh (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) - một người cựu chiến binh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến sự phát triển của giáo dục, của thế hệ tương lai nước nhà. Hơn 10 năm qua, ông đã dành cả tâm huyết nghiên cứu và tìm các biện pháp để ngăn chặn bệnh học đường đang ngày càng phát triển.

Báo Giáo dục Việt Nam trân trọng gửi đến độc giả bài viết, công trình nghiên cứu của ông Nguyễn Thi Thanh về Giải pháp để hạn chế "Bệnh học đường" đối với học sinh phổ thông và cải thiện nâng cao tầm vóc của thanh thiếu niên Việt Nam.

Báo Giáo dục Việt Nam mong nhận được thêm nhiều bài viết, ý kiến đóng góp của độc giả xung quanh câu chuyện bệnh học đường để cùng vì sự phát triển của thế hệ tương lai.

Kỳ 1: Bệnh học đường và căn cứ khoa học của bệnh này

Không phải virus nhưng có tốc độ phát triển nhanh

Bệnh học đường (mà tiêu biểu là hiện tượng người bệnh bị cận thị, béo phì, tự kỷ, cong vẹo cột sống…) là căn bệnh đã và đang phát triển trong lứa tuổi học sinh và sinh viên chúng ta. Tuy không gây chết người và lây lan trong cộng đồng nhưng căn bệnh đó trực tiếp làm hạn chế khả năng học tập và lao động trong lớp người trẻ của đất nước, ảnh hưởng lâu dài đến cả thế hệ tương lai.

Không phải tự nhiên căn bệnh học đường bây giờ mới có và ngày càng phát triển nhanh như vậy. Đó là hậu quả của định hướng giáo dục sai lầm trong hàng chục năm qua và ngành giáo dục đã “lúng túng” trong việc tìm ra giải pháp để chữa bệnh.

Đúng ra, nhà trường các cấp phải tiến hành giáo dục đồng bộ cho học sinh ba nội dung chính: dạy về Đức Dục bao gồm nội dung đạo đức làm người – nghĩa vụ công dân; dạy về Trí Dục là dạy kiến thức phổ thông, bao gồm kiến thức về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội; dạy về Thể Dục tức là dạy có đủ sức khỏe để có thể đảm đương được nhiệm vụ mà xã hội sẽ phân công. Đó phải là những nội dung chính và Bộ Giáo dục phải định hướng và phân bổ chương trình cho hợp lý.

Bàn ghế không phù hợp, học sinh phải còng lưng viết chữ... Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Bàn ghế không phù hợp, học sinh phải còng lưng viết chữ... Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Nhìn lớp trẻ hôm nay từ đạo đức, kiến thức đến vóc dáng thật “buồn nhiều hơn vui”. Trong một lớp học bất kỳ nào đó, cũng sẽ có người cao, người thấp nhưng tất cả đều phải ngồi chung một bộ bàn ghế cùng một kích cỡ thì không thể gọi là chuẩn được. Chúng ta có rất nhiều trường đạt “chuẩn quốc gia” mà như vậy thi “chuẩn nhưng cần phải chỉnh” mới đạt. Đã vậy, có nhiều trường vì nhiều lý do không có chỗ tập thể dục cho học sinh nhưng vẫn đạt chuẩn. Chính những cái chuẩn ấy là nguyên nhân gây ra bệnh học đường.

Thế hệ chúng ta (thế hệ đã và đang thừa hưởng thành quả bằng sự hy sinh của nhiều thế hệ đi trước) phải chịu trách nhiệm về thực trạng này. Trường học do chúng ta tiếp quản, kế thừa và phát triển; chương trình giảng dạy do chúng ta tự biên soạn, phê duyệt rồi cho giảng dạy. Không một thầy cô nào dám tự ý dạy những nội dung không có trong chương trình cả… và kết quả đầu ra của giáo dục là nhiều học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường bị chính các cơ quan tuyển dụng nhân sự từ chối vì ngoại hình quá kém. Đây là một thực tế đáng ngậm ngùi, xót xa.

Hàng năm, có hơn 1 triệu học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học, chỉ với khoảng 30% số lượng học sinh mắc bệnh học đường có nghĩa là mỗi năm, ngành giáo dục đã cung cấp cho xã hội hơn ba trăm ngàn lao động mang di chứng của bệnh học đường.

Chọn bơi lội, sân bóng hay xà đơn?

Một người bình thường (không bị khuyết tật) nếu được cho ăn học bình thường (mỗi năm lên một lớp) thì khi tốt nghiệp lớp 12 là 18 tuổi, lứa tuổi đó gần như định hình gần xong về vóc dáng của một con người, bởi sau lứa tuổi đó sự phát triển đã chậm lại. Cụ thể hơn, trong cuộc đời con người, lứa tuổi sinh học phát triển tốt nhất là lứa tuổi dạy thì.

Bùng phát bệnh học đường và sự lựa chọn thuốc chữa  ảnh 2Ở cổng trời Lũng Luông, thày và trò "vo cái rét" đến trường

Thầy – trò trên bản Lũng Luông bao đời nay học ở lớp học trống hoác vào mùa đông. Gió trên đồi lạnh thấu xương nhưng các trò ở đây vẫn chăm chỉ học hành.

Ngày nay, trong điều kiện kinh tế phát triển, việc nuôi – dạy con cái được chăm sóc tốt hơn trước nhiều nên lớp trẻ dậy thì sớm hơn lớp trước rất nhiều. Nếu ở lứa tuổi đó, chúng ta kích thích bằng một chế độ tập luyện hợp lý thì sự tăng trưởng của cơ thể rất tốt. Lứa tuổi đó tương ứng với lứa tuổi học sinh cấp 2 và cấp 3.

Đúng là có nhiều môn thể dục – thể thao có tác dụng tốt đối với sự phát triển thể chất và vóc dáng của con người nhưng nếu “so đũa chọn đầu” thì có thể xếp hạng: bơi lội, bóng rổ, xà đơn… Bơi lội cần phải có hồ bơi, bóng rổ thì cần có sân bãi mà điều đó thì rất ít trường của chúng ra có điều kiện. Riêng với xà đơn, theo tôi nghĩ 100% số trường của nước ta có đủ điều kiện.

Một bộ môn xà đơn gồm 3 bậc ứng với kích thước cao thấp khác nhau của người tập. Xà đơn chiếm diện tích không lớn, kỹ thuật tập luyện không phức tạp, kinh phí đầu tư không đáng kể. Trường “giàu” thì dùng inox, nhựa tổng hợp; trường “nghèo” thì dung cây tre, cây rừng…

Với động tác đu người trên xà, dùng lực của cánh tay nâng mình lên, dưới tác dụng của trọng lực, cơ thể người tập được kéo căng ra theo chiều thẳng đứng. Các đầu sụn, các khớp xương cột sống và toàn thân được giải tỏa áp lực đè nén. Xà đơn có tác dụng tăng sức bền cơ bắp, làm tiêu hao năng lượng dư thừa (hạn chế béo phì), kích thích tăng trưởng chiều cao và đặc biệt là điều chỉnh được chứng cong vẹo cột sống do ngồi học lệch vai do bàn ghế học sinh dùng chung cho cả một cấp học.

Kỳ sau: Biện pháp cấp thời và lâu dài "chữa" cho bệnh học đường

Nguyễn Thi Thanh