Cảnh báo về nguy cơ chiến tranh "thay mặt" tự động hóa ở châu Á

28/09/2013 07:33
Đông Bình
(GDVN) - Bài báo cho rằng, TQ sử dụng máy bay không người lái để tuyên bố chủ quyền và tuần tra, nhưng lo ngại dễ nổ ra xung đột giữa hai bên tranh chấp.
Máy bay do thám không người lái BZK-005 Trung Quốc được cho là mới xâm phạm không phận đảo Senkaku
Máy bay do thám không người lái BZK-005 Trung Quốc được cho là mới xâm phạm không phận đảo Senkaku

Theo báo chí Nhật Bản, đầu tháng 9 năm 2013, Trung Quốc lần đầu tiên điều máy bay không người lái (UAV) tới vùng trời đảo Senkaku, khi đó đúng vào thời điểm tròn 1 năm Tokyo tiến hành quốc hữu hóa nhóm đảo Senkaku.

Theo bài báo, hành động này sẽ đưa châu Á bước vào một thời đại mới, máy bay không người lái có thể làm cho những vụ va chạm nhỏ leo thang thành chiến tranh quy mô lớn.

Trang mạng tạp chí "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 26 tháng 9 cho rằng, châu Á và cộng đồng quốc tế thực sự đang bước vào một lĩnh vực còn chưa rõ ràng, các loại máy bay không người lái có kích cỡ, hình dạng và công dụng khác nhau đang dần dần được phổ biến ở bầu trời khu vực châu Á. Đối với vấn đề này, tạp chí này đưa ra một số quan điểm sau đây:

Trước hết, căn cứ vào quan điểm của Clausewitz, chuyên gia quân sự nổi tiếng Đức, giá trị định nghĩa mục tiêu đặt ra của một người chạy đua/cạnh tranh nào đó đã quyết định họ sẽ dành bao nhiêu nỗ lực cho việc thực hiện những mục tiêu ấy. Điểm này đúng với châu Á hiện nay. Loại nỗ lực này là kết quả của cộng gộp của hai nhân tố.

Một là về "lượng", người tham gia cạnh tranh bỏ ra bao nhiêu nguồn lực cho thực hiện mục tiêu chính trị. Hai là "thời hạn", tức là, để thực hiện những mục tiêu này, phải nỗ lực bao lâu. Cộng gộp lại tính mạng, tiền của và "phần cứng" với tổng thời gian bỏ ra những nguồn lực này sẽ là toàn bộ cái giá phải trả.

Hình ảnh này được cho là máy bay không người lái Trung Quốc đã xâm nhập vùng trời đảo Senkaku
Hình ảnh này được cho là máy bay không người lái Trung Quốc đã xâm nhập vùng trời đảo Senkaku

Như vậy, tình hình của máy bay không người lái nên được tính toán như thế nào? Máy bay không người lái rất rẻ. Do không cần phi công, vì vậy, chúng mất ít kinh phí hơn so với máy bay chiến đấu có người điều khiển. Loại hoạt động ít chi phí, ít rủi ro này hầu như có thể luôn được tiến hành, tuy đối với nhà hoạch định chính sách, ý nghĩa của việc này hoàn toàn không lớn.

Tương tự, đối với kẻ thù, trở ngại tâm lý bắn rơi một chiếc máy bay không người lái xâm phạm có lẽ ít hơn so với bắn rơi một chiếc máy bay thông thường, sẽ không gây thiệt mạng cho phi công đối phương. Quân đội hai bên đồng thời điều máy bay không người lái có năng lực tác chiến tới vùng trời trên chiến trường sẽ gây hiệu quả gì? Điều này còn đợi quan sát. Nó sẽ trở thành cuộc chiến "thay mặt" tự động hóa? Nếu hai máy bay đụng nhau sẽ xảy ra cái gì?

Thứ hai, quan điểm của các bên cạnh tranh đối với hành động của máy bay không người lái có thể khác nhau. Một bên có thể cho rằng, hành động của máy bay không người lái chỉ là do thám quân sự thông thường, trong khi đó bên còn lại có thể cho rằng, máy bay không người lái bay qua “nơi không nên xuất hiện” là một hành vi xâm phạm.

Như vậy, hoạt động “không có tính chất gây hại” có thể bị coi là mối đe dọa đối với chủ quyền hoặc lãnh thổ của một quốc gia. Điều này có thể dẫn đến các biện pháp phòng thủ, từ đó leo thang thành xung đột quy mô nhỏ.

Thứ ba, rất nhiều hình ảnh phản ánh bố cục chiến lược châu Á đều đã cho thấy tình hình khó khăn của lực lượng mặt nước ở vùng biển quốc tế hoặc bến cảng. Trên mặt biển ở trong tình cảnh khó khăn, bất kể là trên tàu khu trục Aegis hay trên tàu tiếp tế hoặc tàu đổ bộ, bạn đều bộc lộ trong tầm nhìn của kẻ thù, không đỡ nổi một cuộc tấn công trước hỏa lực của địch.

Tranh chấp đảo Senkaku giữa Trung-Nhật là một cuộc đọ sức về thực lực
Tranh chấp đảo Senkaku giữa Trung-Nhật là một cuộc đọ sức về thực lực

Nhưng, mức độ mối đe dọa dưới mặt nước hoặc trên không khác rất nhiều. Ngày càng có hải quân nhiều nước bắt đầu triển khai nhiều tàu ngầm hơn dưới lòng biển; việc phát hiện, ngắm chuẩn và bắn chìm kẻ thù xảo quyệt là một nhiệm vụ cực kỳ phức tạp và gian nan.

Bài báo chỉ ra, vấn đề gây ra của máy bay không người lái trái ngược với tàu ngầm. Chúng hoàn toàn không phải phát động tấn công trong tình hình kẻ thù nhìn không thấy, chúng tương đối dễ bị phát hiện. Nhưng, nếu đã phát hiện một chiếc máy bay không người lái trong không phận bạn tuyên bố có chủ quyền, bạn sẽ làm như thế nào? Điều máy bay chiến đấu đi đuổi nó? Nhân viên điều khiển nó có thể từ chối phục tùng. Trên thực tế, họ đang đợi bạn làm lớn sự việc.

Bạn hoặc đưa ra kháng nghị ngoại giao không có ý nghĩa gì, hoặc áp dụng hành động cứng rắn xua tan mối đe dọa. Nếu bên điều máy bay không người lái có thực lực quân sự mạnh hơn, bạn phải đối mặt với một cuộc đọ sức “công nghệ không bằng người”. Triển vọng không hề lạc quan.

Bài báo cho rằng, đối với Bắc Kinh, điều máy bay không người lái tới bầu trời đảo Senkaku có ý nghĩa là để tuyên bố chủ quyền giống như tàu cá, hoặc tuần tra như tàu chấp pháp trên biển. Những hành động này không có ác ý nhưng luôn tồn tại. Nếu cái gì cũng không làm thì đối phương sẽ có sự hiện diện ở đó. Nếu áp dụng hành động, bạn đã tạo được cớ đáp trả cho đối thủ mạnh hơn mình, đối phương sẽ đóng vai trò người bị hại. Đây là một vấn đề nan giải, cần có bước đi sáng suốt và hiệu quả.

Nhật Bản bổ sung tàu tuần tra cỡ lớn Okinawa cho bảo vệ đảo Senkaku.
Nhật Bản bổ sung tàu tuần tra cỡ lớn Okinawa cho bảo vệ đảo Senkaku.
Đông Bình