Chuyên gia dự báo gì về kỳ tuyển sinh sắp tới?

07/07/2017 06:39
Linh Hương
(GDVN) - Tỷ lệ ảo chỉ thấp nhất khi các trường tham gia vào cùng một nhóm xét tuyển chung nhưng năm nay, không phải trường nào cũng tham gia nhóm...

Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia 2017 vừa kết thúc, đánh giá về kỳ thi này, trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến – nguyên Vụ phó vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng, kỳ thi quốc gia năm 2017 đã cho thấy những bước chuyển tích cực của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

Ông Khuyến nêu cụ thể, năm 2017 là năm đầu tiên các Sở Giáo dục và Đào tạo được chủ trì, chịu trách nhiệm về kỳ thi quốc gia tại chính địa phương mình từ khâu tổ chức, huy động đội ngũ giám thị, cơ sở vật chất, tổ chức hội đồng thi, chấm thi, công bố kết quả, xét tốt nghiệp...

Không có nơi nào đánh giá chất lượng giáo dục bằng chính các trường và địa phương nên việc giao kỳ thi quốc gia về cho các Sở là điều nên làm. Và Bộ đã làm được điều này. 

Đây cũng chính là phương án mà Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam từng kiến nghị
”, vị này thông tin. 

Ngoài ra, kỳ thi năm nay được đánh giá là nhẹ nhàng, giảm áp lực, tốn kém đối với thí sinh và xã hội với thời gian thi chỉ diễn ra 2,5 ngày (từ ngày 22 đến 24/6) ở tất cả tỉnh, thành trên cả nước.

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến đánh giá, kỳ thi quốc gia năm 2017 đã cho thấy những bước chuyển tích cực của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Ảnh: Xuân Trung)
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến đánh giá, kỳ thi quốc gia năm 2017 đã cho thấy những bước chuyển tích cực của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Ảnh: Xuân Trung)

Điểm “cộng” thứ ba cho kỳ thi này được ông Khuyến nhắc đến là việc tổ chức các môn thi. 

Theo đó, kỳ thi năm nay tổ chức thi 5 bài thi gồm 3 bài thi độc lập (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 2 bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học), Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân; riêng thí sinh giáo dục thường xuyên chỉ thi Lịch sử, Địa lí).

Thi theo phương thức này đặt ra yêu cầu học sinh học đều chương trình, tránh học tủ, học lệch góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường phổ thông”, ông Khuyến nhấn mạnh. 

Chuyên gia dự báo gì về kỳ tuyển sinh sắp tới? ảnh 2

Thí sinh nên tra cứu điểm thi quốc gia ở địa chỉ nào?

Ngoài ra, việc mỗi thí sinh có một mã đề thi, Tiến sĩ Khuyến cho rằng, đây là cách tốt để tránh được gian lận trong thi cử và trên thực tế, số thí sinh vi phạm năm nay cũng giảm nhiều so với năm trước.

Tuy nhiên, ông Khuyến vẫn còn băn khoăn khi mà 1 phòng thi 24 thí sinh có 24 đề thi khác nhau thì liệu độ khó, dễ giữa các đề có công bằng? Bởi nguyên tắc công bằng là 24 mã đề phải cùng một nội dung giống nhau, chỉ được hoán vị vị trí các câu hỏi và đáp án. 

Hơn nữa, theo ông Khuyến, qua kỳ thi năm nay Bộ cần điều chỉnh ở nội dung các bài thi tổ hợp bởi nếu thi như hiện nay sẽ khiến thí sinh rất mệt mỏi vì phải ôn tập và thi 3 môn trong cùng một buổi. 

Ông Khuyến kiến nghị: “Sắp tới, Bộ nên tích hợp các nội dung thuộc những môn thi khác nhau vào 1 đề thi khác với việc tích hợp các đề thi khác nhau thành 1 bài thi như kỳ thi vừa qua”. 

Vì trong kỳ thi quốc gia 2017, khi thí sinh làm bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên hay Khoa học xã hội chính là hình thức làm bài 3 môn kế tiếp nhau, điểm 3 môn là tách biệt nhau chứ không phải 1 đề thi mang tính chất tổ hợp. 

Làm sao tỷ lệ ảo xuống mức thấp nhất?

Đến nay, vấn đề lớn nhất trong việc xét tuyển của các trường là các trường sẽ rất khó để biết thí sinh trúng tuyển vào trường mình có thể trúng tuyển vào trường nào khác nữa để đưa ra điểm chuẩn chính xác.

Bởi lẽ, phần mềm của Bộ chỉ lọc một lần dữ liệu các trường đưa lên để loại ra những thí sinh đã trúng tuyển vào nguyện vọng cao hơn.

Cùng tìm cách giảm tỷ lệ thí sinh ảo, mặc dù trong quy chế không quy định việc các trường phải lập nhóm xét tuyển và việc tham gia nhóm là tự nguyện nhưng qua thống kê dữ liệu đăng ký xét tuyển cho thấy, hầu hết thí sinh đăng ký theo 2 nhóm, hoặc là các trường phía Nam hoặc là các trường phía Bắc, số lượng thí sinh từ phía Nam đăng ký ra các trường phía Bắc hay ngược lại rất ít.

Chuyên gia dự báo gì về kỳ tuyển sinh sắp tới? ảnh 3

Ai là người chịu trách nhiệm về kết quả công nhận tốt nghiệp của thí sinh?

Đến nay các trường phía Nam (từ Quảng Bình trở vào) lập nhóm xét tuyển chung do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì và các trường từ Hà Tĩnh trở ra lập nhóm xét tuyển phía Bắc do Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì.

Tuy nhiên, theo ông Khuyến, tỷ lệ ảo chỉ thấp nhất khi các trường tham gia vào cùng một nhóm xét tuyển chung. Nhưng năm nay, không phải trường nào cũng tham gia nhóm, hơn nữa, phần mềm lọc ảo của nhóm xét tuyển chỉ áp dụng với các trường tuyển sinh bằng điểm thi tốt nghiệp, vậy còn các trường có hình thức xét tuyển khác thì sao?

Trong khi đó, ông Khuyến phân tích, phần mềm của Đại học Thăng Long giúp thí sinh trúng tuyển tối đa một nguyện vọng và đó là nguyện vọng tốt nhất có thể được trong mối tương quan với các thí sinh khác.

Mỗi trường đều có được danh sách trúng tuyển tốt nhất có thể được trong khuôn khổ các nguyện vọng và kết quả của thí sinh.

Các trường không bị hạn chế trong việc phân bổ chỉ tiêu cho các ngành hay nhóm ngành, không bị hạn chế về các tiêu chí xét tuyển (có thể sử dụng kết quả học phổ thông của thí sinh, xét học bạ …). 

Cách tổ chức xét tuyển thì các trường xác định các “Mã xét tuyển” của trường. Mỗi trường có một số Mã xét tuyển, mã xét tuyển gồm các yếu tố: các ngành, tiêu chí đánh giá thí sinh, điều kiện tối thiểu và chỉ tiêu.

Một Mã xét tuyển có thể gồm 1 hay nhiều ngành. Một ngành cũng có thể thuộc một số Mã xét tuyển.

Chuyên gia dự báo gì về kỳ tuyển sinh sắp tới? ảnh 4

Từ ngày 15/7 thí sinh bắt đầu thay đổi nguyện vọng đã đăng ký

Điều cốt yếu là thí sinh phải xếp thứ tự ưu tiên cho các nguyện vọng trong nhóm của bản thân. Phần mềm xét tuyển sẽ lần lượt xét các nguyện vọng của thí sinh theo thứ tự thí sinh đã đăng ký.

Khi một nguyện vọng đã trúng thì các nguyện vọng sau không được xét nữa. Thí sinh chỉ trúng tuyển không quá một nguyện vọng trong nhóm. 

Xử lí dữ liệu; Dữ liệu về các Mã xét tuyển của các trường trong nhóm: do các trường cung cấp; Kết quả học ở phổ thông (trường hợp xét học bạ): thí sinh nộp khi đăng ký; Kết quả sơ tuyển (nếu có yêu cầu): do trường cung cấp.

Qua quá trình chạy thử phần mềm này, kết quả sau khi chạy chương trình xét tuyển là các Danh sách trúng tuyển của các Mã xét tuyển của các trường trong nhóm.

Do vậy, trao đổi với phóng viên, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến cho rằng:

Nếu các trường chấp nhận sử dụng phần mềm do Đại học Thăng Long đề xuất thì quyền của các trường vẫn được đảm bảo, thí sinh vẫn được quyền lựa chọn nguyện vọng phù hợp nhất với mình. 

Bởi lẽ, phần mềm này chấp nhận điều kiện tuyển sinh vào các trường hoàn toàn độc lập nên thí sinh không tốn công tốn sức mà tỷ lệ thí sinh ảo của các trường được giảm xuống tới mức thấp nhất". 

Linh Hương