“Cô nhận và quan tâm đến cháu dùm tôi”

18/11/2016 06:25
Phan Tuyết
(GDVN) - Nhiều phụ huynh dúi cho thầy cô giáo chiếc phong bì rồi chẳng quan tâm đến cảm nhận của thầy cô. Bạn biết không, các nhà giáo cần lắm sự tôn trọng!

LTS: Ngày Nhà giáo Việt Nam đang đến gần, cô giáo Phan Tuyết có chia sẻ một vài ý kiến về sự tôn trọng của học sinh và phụ huynh đối với thầy cô giáo trong cách tặng quà.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Hàng năm, sắp đến Ngày nhà giáo Việt Nam, nhiều giáo viên lại mang nặng tâm tư tủi buồn, chán nản.

Bởi khắp trên các trang mạng xã hội, nhiều phụ huynh trực tiếp chia sẻ chuyện quà cáp như việc “Mua quà gì tặng thầy cô?”.

Và câu chuyện chiếc “phong bì” được bàn tán nhiều nhất.

“Cô nhận và quan tâm đến cháu dùm tôi” ảnh 1

Bộ trưởng Giáo dục thừa nhận Đề án Ngoại ngữ 2020 thất bại

(GDVN) - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa nhận trước Quốc hội rằng đến năm 2020 không thể đạt được mục tiêu đã đề ra của đề án Ngoại ngữ 2020.

Sau những chia sẻ, những câu chuyện kể của cha mẹ học sinh là hàng trăm những lời bình luận khiếm nhã mang hàm ý lên án, xem thường và xúc phạm đến các thầy cô giáo.

Không ít phụ huynh còn lớn tiếng khẳng định “Chuyện thầy cô không nhận quà giống chuyện cổ tích”.

Trước những câu chuyện đẹp về thầy cô giáo hết lòng chăm lo cho học sinh mà không đòi hỏi gì, nhiều phụ huynh cũng bi quan, tỏ ra hồ nghi và kết luận “Cô tiên còn sót lại ở thế kỉ này”.

Chúng tôi không phủ nhận việc đâu đó vẫn còn những giáo viên thích nhận quà từ phụ huynh để đối xử không công bằng với các em.

Vẫn còn những thầy cô phải dùng chiêu trò ép buộc học sinh học thêm, nhiều chuyện tiêu cực vẫn còn xảy ra nơi môi trường giáo dục…

Nhưng đó chỉ là hiện tượng đơn lẻ xảy ra ở một vài địa phương, đó vẫn không phải là phổ biến, đại trà.

Thầy cô mong muốn được học sinh và phụ huynh tôn trọng. (Ảnh: Vietnamnet)
Thầy cô mong muốn được học sinh và phụ huynh tôn trọng. (Ảnh: Vietnamnet)

Ở nhiều vùng thôn quê, ngày 20/11 đến một nhành hoa còn không có nói gì đến việc quà cáp hay phong bì?

Một lớp học vài chục em học sinh, nhiều nhất cũng có dăm bảy em cha mẹ có quà biếu tặng thầy cô.

Ấy vậy mà không ít thầy cô giáo chưa một lần nhận những món quà ấy.

Vào ngày lễ, sợ phụ huynh đến thăm tặng quà, không ít thầy cô giáo đã phải đóng cửa nhà và tránh mặt vì họ sợ gặp phụ huynh sẽ khó có cơ hội từ chối.

Chẳng phải thầy cô không thích nhận quà, nhưng họ hiểu rất rõ những món quà ấy không mang ý nghĩa của lòng tri ân công lao dạy dỗ con cái mình, đó là sự nhắn gửi “ngầm”.

Nhiều phụ huynh dùng món quà như một sự trao đổi qua lại. Có học sinh được ba mẹ đưa cho trăm nghìn chạy lên để phịch trên bàn cô cùng lời nói “Mẹ con nói tặng cô”.

Có phụ huynh trực tiếp đến trường gặp giáo viên dúi vào tay họ cái phong bì kèm lời nói “Cô nhận và quan tâm đến cháu dùm tôi”…

Dù không nhận quà nhưng thầy cô luôn nhiệt tình dạy dỗ và chăm lo cho học sinh hết mình.

Trong lớp học, thầy cô nắm rõ hoàn cảnh của từng em để làm tốt công tác chủ nhiệm.

Những học sinh nghèo, giáo viên đi xin từng bộ đồ đồng phục, từng đôi dép, đôi giày, từng quyển vở, bộ sách giáo khoa cho đến cả cái cặp cho các em.

“Cô nhận và quan tâm đến cháu dùm tôi” ảnh 3

Tâm sự của cô giáo nơi học sinh không biết đến đèn xanh đèn đỏ

(GDVN) - Dù điều kiện nơi công tác còn nhiều khó khăn nhưng cô Ngân không có ý định chuyển công tác dù có những cơ hội và điều kiện tốt hơn.

Học sinh gặp khó khăn trong học tập, thầy cô giáo tranh thủ giờ nghỉ tiết, giờ ra chơi, ngồi bên kèm cặp giúp các em theo kịp chương trình học.

Học sinh còn hư, hỗn hào, thầy cô dùng tình thương để nhẹ nhàng uốn nắn.

Học sinh nghỉ học vì gia cảnh khốn khó ngặt nghèo.

Nhiều thầy cô giáo đã cùng chung tay đóng góp bằng khoản tiền lương eo hẹp hàng tháng của mình để giúp các em quay lại trường tiếp tục học…

Sự hy sinh âm thầm ấy vẫn đang hàng ngày diễn ra trong nhiều trường học của chúng tôi.

Nhiều giáo viên tâm sự “Việc mình làm không cần cha mẹ các em đáp đền, mình làm vì lương tâm nghề giáo mách bảo, thôi thúc, vì thương các em”.

Cũng vì thương học trò đôi khi cô thầy hơi nghiêm khắc như học sinh không thuộc bài, bắt chép phạt vài lần. Ngồi học nói chuyện, bắt úp mặt vào tường.

Xả rác bừa bãi, đi vệ sinh không dội cầu, buộc quét dọn lớp, vệ sinh nhà cầu vài ngày… Không ít ba mẹ sỗ sàng lên mắng giáo viên gay gắt: “Cô trù úm con tôi nên mới hành hạ nó như thế”.

Thầy cô giáo mà thiên vị đối xử không công bằng. Tại sao những đứa khác không làm mà con tôi phải làm?"

Không ít người phán đoán và đi rêu rao, cô (thầy) ghét con mình vì nhà mình nghèo chẳng cho quà. Cô (thầy) thương em nọ, em kia vì nhà chúng nó giàu…

Ngày nhà giáo Việt Nam, những người giáo viên chúng tôi không mong cũng chẳng chờ đợi cha mẹ học sinh phải mang quà đến tặng. Chúng tôi cần được tôn trọng, được nhìn nhận một cách công tâm.

Đừng vì một số thầy cô giáo chưa tốt, một vài hành động chưa đẹp của một số giáo viên để đánh giá, quy chụp tất cả sự cống hiến, hy sinh của những thầy cô giáo chân chính.

“Giáo sư, tiến sĩ chửi bậy” đã che biển, nhưng chưa xóa chức danh trên website

(GDVN) - Từ học viện đã được che kín khỏi biển hiệu nhưng các chức danh Giáo sư, Hiệu trưởng vẫn giữ nguyên ở website của học viện, liệu ông Phan Văn Hưng có cố tình?

Phan Tuyết