Đại học Đà Nẵng công bố báo cáo thường niên

15/05/2018 15:32
Tấn Tài
(GDVN) - Mục tiêu đến năm 2035, Đại học Đà Nẵng sẽ trở thành Đại học nghiên cứu tiên tiến, nằm trong nhóm 50 trường đại học hàng đầu của Đông Nam Á và tốp 200 Châu Á.

Đó là một trong những nội dung được trình bày trong Đại học Đà Nẵng vinh danh 23 tân Phó Giáo sư công bố ngày 14/5.

Mục tiêu đến năm 2035, Đại học Đà Nẵng sẽ trở thành Đại học nghiên cứu tiên tiến, nằm trong nhóm 50 trường đại học hàng đầu của Đông Nam Á và nhóm 200 trường đại học hàng đầu của Châu Á. Ảnh: TT
Mục tiêu đến năm 2035, Đại học Đà Nẵng sẽ trở thành Đại học nghiên cứu tiên tiến, nằm trong nhóm 50 trường đại học hàng đầu của Đông Nam Á và nhóm 200 trường đại học hàng đầu của Châu Á. Ảnh: TT

Theo đó, năm 2017 khép lại với nhiều thành quả nổi bật của Đại học Đà Nẵng như: tỷ lệ giảng viên có học hàm, học vị tiếp tục tăng nhanh.

Chất lượng đào tạo được nâng cao theo lộ trình triển khai “tự chủ đại học”. Nhiều cơ sở giáo dục đại học thành viên và chương trình đào tạo được kiểm định và công nhận đạt chuẩn quốc tế.

Khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ với nhiều công trình và công bố khoa học có giá trị, gắn kết với doanh nghiệp và phục vụ cộng đồng. Hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng với nhiều đối tác mới và dự án quốc tế lớn.

Sinh viên Đại học Đà Nẵng đạt được nhiều giải thưởng khu vực, quốc gia và quốc tế. Cơ sở vật chất không ngừng được đầu tư, khánh thành, khởi công xây dựng nhiều dự án, công trình trọng điểm.

Đại học Đà Nẵng vinh danh 23 tân Phó Giáo sư

Bản báo cáo thường niên cũng điểm lại các cột mốc đặc sắc của Đại học Đà Nẵng.

Đó là việc Đại học Đà Nẵng được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép áp dụng các cơ chế tương tự như hai Đại học quốc gia và đầu tư tập trung để xây dựng “Khu đô thị đại học” quy mô, hiện đại tại khu vực Miền Trung.

Thứ hai là sự phát triển vượt bậc về tỷ lệ giảng viên, cán bộ khoa học có học hàm và học vị tiếp tục tăng nhanh. 

Để có được điều này, nhiều năm qua, Đại học Đà Nẵng đã có những quyết sách, chủ trương cử các cán bộ viên chức, giảng viên đi học tập, bồi dưỡng chuyên sâu ở nước ngoài và có chính sách thu hút, đãi ngộ nhân lực có trình độ cao về công tác.

Hiện đội ngũ giảng viên của Đại học Đà Nẵng đã đạt tỷ lệ hơn 30% giảng viên có trình độ Tiến sĩ, vượt chỉ tiêu của nhiệm kỳ 2015-2020.

Trong đó, cao nhất là Trường Đại học Bách khoa đạt tỷ lệ 42%, Trường Đại học Kinh tế và Trường Đại học Sư phạm đạt tỷ lệ trên 30%.

“Nhiều chương trình đào tạo tại Đại học Đà Nẵng đã được kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn của Châu Âu (CTI) và tiêu chuẩn của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA).

Trong đó, có hai chương trình đào tạo tiên tiến là: chương trình Tiên tiến ngành Điện tử-Viễn thông và Hệ thống nhúng của Trường Đại học Bách khoa được đánh giá đạt chất lượng hàng đầu trong số các chương trình đào tạo.

Đã được trao chứng nhận kiểm định chất lượng AUN-QA cho các chương trình được kiểm định theo tiêu chuẩn AUN-QA tại Việt Nam”, báo cáo viết.

Trong năm 2017, Đại học Đà Nẵng đã công bố trên 600 bài báo khoa học (120 bài báo tạp chí thuộc danh mục ISI), hơn 5 tỷ đồng chuyển giao công nghệ và 6 triệu Euro cho các dự án nghiên cứu hợp tác quốc tế giữa Đại học Đà Nẵng với Châu Âu và Hoa Kỳ.

Tiếp tục phương châm “người học là trung tâm”, là “khách hàng”, đối tượng phục vụ, nguồn lực và là sản phẩm đào tạo.

Đại học Đà Nẵng xem thành công của người học sẽ góp phần nâng cao giá trị “học hiệu”, đóng góp cho sự phát triển bền vững của nhà trường.

Mọi lĩnh vực hoạt động của Đại học Đà Nẵng và các cơ sở giáo dục đại học thành viên luôn hướng đến đem lại các giá trị về chất lượng tốt nhất và một môi trường lý tưởng để học tập, phát triển tri thức người học và cống hiến vì cộng đồng.

Trong năm qua, sinh viên Đại học Đà Nẵng tiếp tục gặt hái được nhiều thành tích nổi bật, đạt nhiều giải thưởng quốc gia, quốc tế điển hình như

Sản phẩm UD Smartbook đạt giải 2 giải thưởng Vifotec, đạt một giải nhì và hai giải ba Kỳ thi Olympic Tin học Việt Nam lần thứ 25…

Bản báo cáo thường niên của Đại học Đà Nẵng cũng nêu rõ mục tiêu cơ bản trong chiến lược phát triển giai đoạn từ nay đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035.

Mục tiêu chiến lược của Đại học Đà Nẵng là trở thành một Đại học quốc gia, một hệ thống Đại học bao gồm nhiều trường đại học và các đơn vị thành viên dựa trên một mô hình quản trị đại học tiên tiến.

Đại học Đà Nẵng nhận nhiều bằng khen của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tạo ra môi trường học tập, nghiên cứu năng động, sáng tạo nhằm đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;

Đủ sức giải quyết tất cả các vấn đề chuyên ngành và đa ngành đặt ra trong thực tế, tạo động lực phát triển bền vững cho khu vực.

Là cầu nối quan trọng trong hợp tác quốc tế để hỗ trợ quá trình hội nhập toàn diện của khu vực trong quá trình toàn cầu hóa.

Về mục tiêu cụ thể qua các năm: Năm 2019 sẽ hoàn thiện mô hình quản trị đại học tiên tiến, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

Hình thành một hệ thống quản lý, điều hành, tác nghiệp thống nhất, thông suốt từ Đại học Đà Nẵng đến các đơn vị thành viên để nâng cao hiệu quả quản lý.

Năm 2020: Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, xây dựng đề án nâng cấp Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt-Anh thành Trường Đại học Quốc tế Việt-Anh, trình Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cấp thẩm quyền và Chính phủ phê duyệt.

Đại học Đà Nẵng phải được xếp trong nhóm 10 trường đại học hàng đầu của Việt Nam và đạt đẳng cấp khu vực, quốc tế (nằm trong nhóm 100 trường đại học hàng đầu khu vực Đông Nam Á và nhóm 500 trường đại học hàng đầu Châu Á). 

Năm 2035: Trở thành đại học nghiên cứu tiên tiến, nằm trong nhóm 50 trường đại học hàng đầu của Đông Nam Á và nhóm 200 trường đại học hàng đầu của Châu Á.

Tấn Tài