Doanh nghiệp san ủi lăng mộ vợ vua Tự Đức từ khi chưa được bàn giao mặt bằng

27/06/2017 06:49
Trương Lê
(GDVN) - Trong khi mặt bằng vẫn chưa được bàn giao thì phía đơn vị thi công đã “cầm đèn chạy trước ô tô”, ủi luôn cả khu lăng mộ của bà Tài nhân vợ của vua Tự Đức.

“Kiểm tra không phát hiện dấu tích lăng mộ cổ

Liên quan đến vụ việc lăng mộ vợ vua Tự Đức bị san bằng để lam bãi đỗ xe, chúng tôi, đã có buổi làm việc với Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Huế là đơn vị bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án xây dựng bãi đỗ xe tham quan lăng vua Tự Đức và vua Đồng Khánh.

Khu vực triển khai dự án bãi đổ xe đang phải phải tạm ngưng. Ảnh: TL
Khu vực triển khai dự án bãi đổ xe đang phải phải tạm ngưng. Ảnh: TL

Ông Nguyễn Anh Tuấn-Phó giám đốc trung tâm cho biết, tháng 8/2013 trung tâm đã ra thông báo về chủ trương để thu hồi đất nhằm phục vụ cho dự án. Theo đó diện tích đất bị thu hồi là hơn 17.000m2, trong đó diện tích đất nghĩa địa là hơn 7.200m2.

Doanh nghiệp san ủi lăng mộ vợ vua Tự Đức từ khi chưa được bàn giao mặt bằng ảnh 2

Đơn vị thi công xới tung lăng mộ nghi vợ vua Tự Đức để xây dựng bãi đỗ xe

(GDVN) - Mặc dù người dân sống gần lăng vua Tự Đức đã ra sức ngăn cản nhưng đơn vị thi công vẫn san ủi luôn cả khu lăng mộ nghi của vợ ông vua này.

Sau đó, Trung tâm Phát triển quỹ đất cùng với các đơn vị liên quan đã tiến hành đo đạc, kiểm kê, lập biên bản số lượng công trình và kiến trúc công trình lăng mộ. Qua đó, đã có 42 khu mồ mả đã được thống kê kiểm điếm.

Sau khi được bồi thường số mồ mả có chủ đã được các hộ gia đình, cá nhân di dời ra khỏi khu vực giải phóng mặt bằng.

Đối với các mồ mả không có chủ, Trung tâm quỹ đất đã đề nghị công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ Chuỗi giá Trị chủ đầu tư dự án làm các thủ tục cất bốc theo quy định.

Trả lời câu hỏi về việc cán bộ của trung tâm trong quá trình thực điạ có phát hiện ngôi mộ của bà Tài nhân họ Lê vợ vua Tự Đức hay không thì ông Tuấn cho biết, trong quá trình đi kiểm kê kiểm đếm không phát hiện bất cứ dấu vết nào của khu lăng mộ cổ.

Ông Tuấn giải thích rằng có thể vì thời gian lâu nên ngôi mộ cổ đã bị bào mòn và không còn vết tích.

Điều này trái ngược với ý kiến của người dân sống gần đó. Người dân cho biết rằng, khu vực bị san ủi ngoài lăng của bà Học Phi ra vẫn còn có một khu lăng khác với diện tích tương đối lớn, được xây bằng đá thanh, có mái vòm, bia làm bằng đá thanh được viết bằng chữ Hán.

“Trong quá trình kiểm tra chỉ kiểm đếm phần nổi, chúng tôi không phát hiện bất cứ ngôi mộ cổ nào. Nếu phát hiện thì chúng tôi đã làm việc với sở văn hóa và Trung tâm bảo tôn di tích cố đô Huế”, ông Tuấn nói.

Chưa được bàn giao mặt bằng, đã vội vàng san ủi, thi công

Ông Tuấn cho rằng sự việc vừa rồi là điều đáng tiếc cả ở khâu kiểm tra, kiểm đếm lăng mộ và thi công.

Ông Nguyễn Anh Tuấn-Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Huế (ngồi giữa) thừa nhận có lỗi trong khâu kiểm tra, kiểm đếm. Ảnh:TL
Ông Nguyễn Anh Tuấn-Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Huế (ngồi giữa) thừa nhận có lỗi trong khâu kiểm tra, kiểm đếm. Ảnh:TL

Theo ông Tuấn trong quá trình kiểm kê, tiếc là không phát hiện được ngôi mộ cổ. Chủ đầu tư khi thi công nếu phát hiện có mộ phải liên hệ với chính quyền địa phương để cất bốc, nhưng chủ đầu tư vẫn cứ thi công. 

Doanh nghiệp san ủi lăng mộ vợ vua Tự Đức từ khi chưa được bàn giao mặt bằng ảnh 4

Dân bức xúc khi quận Cầu Giấy kết luận khu lăng mộ Đức Bà lấn chiếm đất công

(GDVN) - Sau khi con cháu họ Doãn cho tu tạo, sửa chữa lăng mộ Đức Bà tại phường yên Hòa. Đến nay, quận Cầu Giấy lại ra kết luận khu lăng mộ đã lấn chiếm 24 m2 đất công

“Chúng tôi không đổ trách nhiệm, mình sai thì mình phải chịu. Nhưng chúng tôi rất tiếc khi trong quá trình kiểm đếm đã không phát hiện được. Chủ đầu tư phát hiện nhưng vẫn cho đào” ông Tuấn nói.

Ông Tuấn cho hay, hiện tại vẫn còn 6 hộ trong diện di dời giải tỏa nhưng vẫn chưa thực hiện được.

Trong đó 3 hộ có diện tích thu hồi lớn theo chủ trương của tỉnh Thừa Thiên-Huế, 3 hộ còn lại đang điều chỉnh lại giá trị bồi thường.

Chính vì vậy, phía Trung tâm phát triển quỹ đất Huế hiện vẫn chưa bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư là công ty TNHH thương mại và dịch vụ Chuỗi Giá Trị.

Tuy vậy phía công ty vẫn tự ý san ủi mặt bằng mãi đến khi có nhiều phản đối thì công ty này mới ngừng lại.

Theo ông Tuấn, về nguyên tắc nếu chưa bàn giao mặt bằng mà doanh nghiệp đã thi công là sai.

Tuy nhiên suốt thời gian mà công ty Chuỗi giá Trị thi công thì Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Huế lại hoàn toàn không hay biết, chính quyền địa phương lại không báo.

Chỉ sau khi báo chí lên tiếng thì chuyên viên của trung tâm mới lên kiểm tra thì sự việc đã rồi.

“Trung tâm cách hiện trường hơn 10km, chính quyền địa phương không thông báo nên chúng tôi không hề hay biết. Việc này địa phương là phường Thủy Xuân cũng phải có trách nhiệm” ông Tuấn nói.

Trả lời cho câu hỏi hướng giải quyết sắp tới như thế nào, ông Tuấn từ chối trả lời và cho biết “dự án do tỉnh cấp nên xử lý thế nào thì phải hỏi tỉnh”.

Trương Lê