Đừng để mình trở thành "kẻ mù chữ" trong thế kỷ 21

17/06/2017 07:10
Ngọc Quang
(GDVN) - Một trong những thách thức lớn nhất là Cách mạng Công nghiệp 4.0 “đảo lộn” hoàn toàn trạng thái hiện nay của thị trường lao động.

Thời gian qua, khái niệm "Cách mạng Công nghiệp 4.0" được nhắc đến nhiều trên truyền thông và mạng xã hội.

Cơ hội của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã được nhắc đến rất nhiều, tuy nhiên cũng chưa nhiều người nhận thức rõ về thách thức để chuẩn bị đủ hành trang bước vào Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Một trong những thách thức lớn nhất là Cách mạng Công nghiệp 4.0 đảo lộn hoàn toàn trạng thái hiện nay của thị trường lao động.

Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làm trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ trực tiếp phục vụ khách hàng, tư vấn, vận tải...

Người lao động trong tương lai sẽ phải liên tục cập nhật, tích kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm tiên tiến nhất trên thế giới, đồng thời sẽ có sự dịch chuyển liên tục xuyên biên giới quốc gia của lực lượng lao động theo quy tắc cung cầu của thị trường lao động.

Một trong những điều kiện cần tối thiểu nhất của người lao động trong Cách mạng Công nghiệp 4.0 chính là khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh, một ngôn ngữ phổ biến toàn cầu.

Hiện nay khoảng 1,1 tỷ người ở 53 quốc gia dùng tiếng Anh hàng ngày trong công việc hay học tập. Khoảng 80% số máy tính toàn cầu được cài đặt bằng tiếng Anh và 75% số thư từ, điện tín giao dịch trên thế giới là dùng tiếng Anh.

Các bài báo hay tạp chí khoa học uy tín của thế giới cũng được đăng tải bằng tiếng Anh (hơn 50%) và 5 hãng thông tấn báo chí lớn nhất thế giới cũng dùng tiếng Anh để đưa tin hàng ngày.

Như vậy, chúng ta có thể thấy sự độc tôn của tiếng Anh trong thời đại toàn cầu hóa và Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Đừng để mình trở thành "kẻ mù chữ" trong thế kỷ 21 ảnh 1

Giáo sư Ngô Bảo Châu: Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm thay đổi cấu trúc xã hội

Trong xu thế ấy, người Việt buộc phải thành thạo tiếng Anh, vì điều đó không chỉ tạo ra những cơ hội làm việc ở những quốc gia phát triển như trước đây, mà quan trọng hơn là sẽ tạo ra những tiềm năng mới ngay trên quê hương, đất nước của mình với năng lực của một công dân quốc tế.​ 

Để hình dung rõ hơn câu chuyện này, hãy trở lại vào giữa thế kỷ trước để đến với giáo dục đào tạo của đất nước nhỏ bé Singapore.

Năm 1965, khi Singapore giành được độc lập, Thủ tướng Lý Quang Diệu đã biết rằng đất nước nghèo tài nguyên này cần có một cái gì đó khác biệt.

Ông chia sẻ: “Chúng tôi biết rằng nếu chúng tôi giống như những người láng giềng, chúng tôi sẽ chết”.

Và chỉ một năm sau (1966), Thủ tướng Lý Quang Diệu đã ra chỉ đạo áp dụng chính sách song ngữ trong giáo dục trên toàn lãnh thổ.

Ông viết trong hồi ký của mình: “Nếu chỉ đơn ngữ trong tiếng mẹ đẻ của chúng ta, chúng ta sẽ không kiếm sống được. Còn nếu đơn ngữ tiếng Anh sẽ là một trở ngại. Chúng ta sẽ mất bản sắc văn hóa, sự tự tin về bản thân và về vị thế của mình trong thế giới này”.

Môi trường học tập ở những ngôi trường được sử dụng chương trình chuẩn quốc tế mang lại cơ hội rất lớn cho học sinh Việt Nam trở thành công dân toàn cầu trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 - ảnh: VC.
Môi trường học tập ở những ngôi trường được sử dụng chương trình chuẩn quốc tế mang lại cơ hội rất lớn cho học sinh Việt Nam trở thành công dân toàn cầu trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 - ảnh: VC.

Chính sách song ngữ của ông Diệu đã giúp Singapore trở nên chuyên nghiệp với lực lượng lao động toàn cầu hóa.

Tổng thống đương nhiệm của Singapore – ông Trần Khánh Viêm cũng từng viết cho Thủ tướng Lý Hiển Long: “Người Singapore ngày nay có thể tận dụng tình trạng song ngữ và song văn hóa để nắm bắt những cơ hội thể hiện bản thân mình khắp thế giới.

Một lực lượng lao động nói tiếng Anh sẽ trở thành nguồn lực tốt nhất của Singapore, tôi biết được điều này trong các lớp học lịch sử ở trường trung học, bởi vì lúc đó chúng ta có thể thu hút đầu tư trực tiếp của nhiều quốc gia ở phương Tây.

Tiếng Anh cho họ một nền tảng để giao tiếp xã hội cũng như cạnh tranh ở trường học trên cơ sở bình đẳng, nhưng tiếng mẹ đẻ giúp họ giữ được gốc gác”.

Chương trình song ngữ ở Việt Nam nên bắt đầu từ đâu?

Phải nói rằng trong những năm vừa qua, trình độ tiếng Anh của người dân Việt Nam cũng như học sinh đã tăng lên đáng kể.

Nói riêng về học sinh, tiếng Anh đã trở thành một môn học quan trọng ngang hàng Toán, Văn và trở thành ưu tiên hàng đầu của các em kể từ lứa tuổi mầm non, bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau... nhưng đa phần ở các trường công lập hay tư thục, điều kiện hạn chế, không có giáo viên tiếng Anh đủ trình độ, chương trình và lộ trình học tập cũng không được thiết kế bài bản, có tính hệ thống.

Đừng để mình trở thành "kẻ mù chữ" trong thế kỷ 21 ảnh 3

Tiếng Anh phổ thông rất mù mờ, lãng phí quá lớn, hiệu quả thấp

Trong phần lớn các trường hợp, để học được tiếng Anh và chương trình quốc tế, các em và gia đình phải “tự tìm cách” sao cho phù hợp nhất với điều kiện và mục tiêu của mình.

Phần lớn đều buộc phải tìm kiếm ngoài giờ học chương trình chính khoá ở trường, ở các trung tâm ngoại ngữ vào buổi tối hay cuối tuần vì nhà trường không thể đáp ứng được?

Vậy có môi trường nào truyền tải được tinh thần “song ngữ” như Singaprore ngay từ gốc chương trình chính khoá một cách có hệ thống, có lộ trình lâu dài và thực sự hướng tới các chuẩn quốc tế để giúp các em hội nhập với “thế giới phẳng”, giúp các em công cụ để học tập, tự học, “học lại” và làm việc sau này trong một thế giới không ngừng biến động?

Chia sẻ về vấn đề này, Thạc sĩ Lê Tuệ Minh – Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường Phổ thông liên cấp quốc tế Wellspring dẫn ra câu nói của Alvin Toefler – Nhà tương lai học (người Mỹ) nổi tiếng nhất thế giới: “Kẻ mù chữ trong thế kỷ 21 này sẽ không phải là kẻ không biết đọc, biết viết mà là những người không biết liên tục học hỏi, sẵn sàng học lại kể cả cách tư duy và không biết học tập suốt đời”.

Câu nói nổi tiếng của Alvin Toefler càng khẳng định rằng, nếu như thế hệ học sinh trở thành “công dân toàn cầu” thì đó chính là sức mạnh của dân tộc Việt Nam.

Dù vậy trên thực tế nhiều phụ huynh hiện nay vẫn đang loay hoay không biết sẽ lựa chọn cho con mình mô hình học tập nào để theo đuổi ước mơ ấy?

Từ kinh nghiệm nghiên cứu giáo dục của các nước phát triển nhiều năm, Thạc sĩ Lê Tuệ Minh chia sẻ rằng, lựa chọn tốt nhất hiện nay chính là chương trình song ngữ cho học sinh một cách hệ thống và khoa học từ lớp 1 đến hết lớp 12.

Chương trình quốc tế được thiết kế liên thông giữa các cấp học, đảm bảo học sinh được phân theo các trình độ tiếng Anh xuất phát khác nhau để đảm bảo việc học tiếp nối nâng cấp từ chính trình độ hiện tại đi lên, không phải học lặp lại những kiến thức đã biết khiến các em thực sự phát huy được tối đa khả năng của mình.

Chẳng hạn như ở Wellspring, chương trình quốc tế chiếm tới 40% thời lượng với chương trình học cả ngày. Bên cạnh tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai, học sinh cũng học các môn Toán, Khoa học, Công nghệ thông tin (ICT) bằng tiếng Anh với chuẩn chương trình Common Core Hoa Kỳ và đánh giá là các bài thi trực tiếp của Cambridge International Examinations (CIE), Cambridge English, ETS (TOEFL), ERB (Hoa Kỳ) với giáo viên bản ngữ chiếm tới trên 80% thời lượng chương trình quốc tế.

Ở bậc THPT, học sinh sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn. Tùy theo định hướng về lộ trình học tập của học sinh  và gia đình, các em có thể tham gia Chương trình THPT Song ngữ, Chương trình THPT Song bằng Quốc tế Việt  Nam -  Hoa Kỳ với trường THPT thuộc Đại học Missouri (top 100 trường Đại học hàng đầu Hoa Kỳ) hoặc Chương trình THPT Quốc tế Mỹ.

Một chương trình như vậy đã khắc phục được hầu hết những nhược điểm về chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy ngoại ngữ ở các trường công của Việt Nam.

Thạc sĩ Lê Tuệ Minh chia sẻ, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 bắt buộc các thế hệ trẻ của Việt Nam phải chuyển động nhanh hơn để thực sự làm chủ thị trường ngay trên đất nước mình. ảnh: VC.
Thạc sĩ Lê Tuệ Minh chia sẻ, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 bắt buộc các thế hệ trẻ của Việt Nam phải chuyển động nhanh hơn để thực sự làm chủ thị trường ngay trên đất nước mình. ảnh: VC.

Với các học sinh học chương trình Phổ thông Quốc tế hoặc chương trình THPT Song bằng thì sau khi tốt nghiệp đều đạt chuẩn tiếng Anh IELTS tối thiểu từ 6.5 trở lên hoặc tương đương cùng với các chứng chỉ môn học theo chuẩn Chương trình Mỹ hoặc thậm chí bằng tốt nghiệp THPT Mỹ (chương trình Song bằng hoặc Chương  trình THPT quốc tế Mỹ) đáp ứng được các tiêu chí của các Đại học quốc tế trong và ngoài nước.

“Chúng tôi tự hào rằng có đến 80% số học sinh tốt nghiệp Wellspring ngay lập tức lên đường đi du học, số còn lại đều vào các trường đại học nước ngoài tại Việt Nam như RMIT hay BUV, hoặc theo học các chương trình liên kết với nước ngoài của các trường Đại học danh tiếng như Ngoại Thương, Đại học Ngoại Giao...”, bà Minh chia sẻ.

Theo Thạc sĩ Lê Tuệ Minh, để tạo động lực thúc đẩy việc triển khai ứng dụng dạy và học các chương trình quốc tế bên cạnh hoặc tích hợp với chương trình của Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần ban hành chuẩn về trình độ đầu ra cho phép quy đổi tương đương với các bài thi khảo thí của Việt Nam.

Ví dụ như tiếng Anh với CEFR - khung tham chiếu ngôn ngữ châu Âu, với các bài thi có uy tín toàn cầu như IELTS, TOEFL; các chuẩn khảo thí khác cho chương trình quốc tế như SAT, ACT… còn việc áp dụng chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy là trách nhiệm của các cơ sở đào tạo.

“Không phải là sự Tây hoá, học chương trình quốc tế với tiếng Anh hoàn toàn, mà học song ngữ thực sự có được lợi thế đặc biệt trên thị trường lao động quốc tế.

Các em có năng lực ngoại ngữ, năng lực làm việc của một công dân toàn cầu nhưng vẫn có lợi thế tuyệt đối trên sân nhà với những cơ hội phát triển thênh thang với ngôn ngữ, văn hoá và tư duy của tiếng Việt hiện đại”, bà Minh chia sẻ.

Ngọc Quang