Hàng chục chiếc máy biến rác thành tiền xuất hiện trên phố

07/07/2012 08:10
Theo VEF/Chinadaily
Mười chiếc máy như vậy, có kích cỡ như tủ lạnh đã xuất hiện trên các con đường lớn, những điểm dừng xe buýt tại thủ đô Bắc Kinh kể từ cuối tháng 7 vừa qua. Chúng biến rác thành tiền!
Hẳn thế giới không còn xa lạ với những máy bán hàng tự động ngoài đường phố. Bạn bỏ tiền vào và ngay lập tức nhận được ly nước ngọt hay những gói kẹo như mong muốn. Nhưng với một loại máy mà nếu bỏ những chai lọ phế phẩm vào, bạn sẽ được nhận ngay một món tiền thì quả đó là một sáng tạo ít ai ngờ tới.

Mười chiếc máy như vậy, có kích cỡ như tủ lạnh đã xuất hiện trên các con đường lớn, những điểm dừng xe buýt tại thủ đô Bắc Kinh kể từ cuối tháng 7 vừa qua. Chúng biến rác thành tiền! Đây là một sáng kiến trong nỗ lực khuyến khích cộng đồng tham gia vào hoạt động phân loại và tái chế rác.

Trong vòng 2 năm tới, sẽ có 2 ngàn chiếc được đưa vào hoạt động trong đó có 80 chiếc đặt tại các trường đại học, cao đẳng, các khu mua sắm, tòa nhà văn phòng, ông Chang Tao giám đốc công ty INCOM- nhà sản xuất loại máy này cho biết.

Cụ thể, khách hàng sẽ bỏ rác vào máy (chủ yếu là chai nhựa bỏ đi), những thứ này sẽ được nhận diện bằng một chiếc camera, sau đó bóp lại chỉ bằng 1/3 kích thước ban đầu rồi được phân loại và đẩy vào một kho chứa có sẵn trong máy. Người dùng có thể nhận tiền bằng cách scan thẻ điện ngầm qua máy. Khi kho chứa đầy, trung tâm dữ liệu sẽ thông báo về trụ sở công ty tại quận Shunyi. Trạm gần nhất sẽ cử công nhân tới thu gom, đóng gói và gửi về công ty. Ngoài chai lọ bằng nhựa, trung tâm dữ liệu có thể nhận dạng được các loại phế phẩm khác như giấy vụn, rồi tự động nhả ra ngoài, ông Chang cho biết.

"Nếu bạn tham gia vào công việc tái chế rác, bạn sẽ nhận được những phần thưởng xứng đáng".
"Nếu bạn tham gia vào công việc tái chế rác, bạn sẽ nhận được những phần thưởng xứng đáng".

Theo các chuyên gia thì việc sử dụng rộng rãi loại máy thông minh này có thể khuyến khích cộng đồng tham gia vào công tác phân loại phế phẩm và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

"Mặc dù chính quyền thành phố đã có những nỗ lực nhất định nhưng việc phân loại rác vẫn chưa được làm tốt. Tuy nhiên sự động viên về vật chất sẽ khiến nhân dân phấn khởi và có động lực hơn để tham gia", Ông Chen Liwen, chuyên gia nghiên cứu tại tổ chức bảo vệ môi trường thủ đô Green Beagle cho biết.

Nếu dự án này được thực hiện thành công tại thủ đô Bắc Kinh, công ty sẽ mở rộng dịch vụ sang các thành phố phát triển như Thượng Hải, Tô Châu, Vô Tích và Hàng Châu, rồi sau đó sẽ triển khai trên khắp cả nước.

Ông Chang cho biết, tới đây, máy sẽ nhận cả những phế phẩm khác như chai lọ bằng kim loại...nhằm biến rác thành...vật báu và tận dụng tốt nhất nguồn tài nguyên này.

Hầu hết chai lọ đựng đồ uống đều làm từ chất PET (viết tắt từ polyethylene terephthalate) và có thể được tái chế nhưng vẫn đảm bảo giá trị, chất lượng, đồng thời giảm lượng rác thải ra môi trường.

Theo ông Mao Da, một chuyên gia trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn tại Đại học chuẩn Bắc Kinh (Beijing Normal University) thì PET, được sử dụng trong các sản phẩm dược, là một trong 40 loại nhựa quý nhất.


"Nhiều chính phủ cũng như cơ quan thu gom rác trên toàn thế giới luôn khuyến khích người dân phân loại riêng chai lọ làm từ PET để tái chế lại thành chai lọ. Dùng chúng để tạo ra các vật dụng khác như quần áo, thùng chứa sẽ rất lãng phí tài nguyên và làm mất đi giá trị tái chế của loại phế phẩm rất giá trị này mặc dù nó mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho các nhà sản xuất".

Theo ông Chang, không giống như các xưởng sản xuất khác, tái chế chai lọ nhựa thành các sản phẩm như quần áo, túi...công ty của ông dùng hết chúng để làm ra chai lọ. Và ông cho hành động này là một sự tôn trọng đối với tự nhiên.

Nhưng trên thực tế, trong khoảng 20 tấn chai lọ phế phẩm tái chế tại thủ đô mỗi năm thì chỉ có khoảng 3 đến 5 tấn là được đưa đến trạm tái chế của công ty ông, còn lại là tới các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ.

Bên cạnh việc lãng phí nguồn tài nguyên thì những cơ sở này chính là tác nhân gây ô nhiễm môi trường vô cùng nghiêm trọng, ông Mao cho biết.

Để giảm chi phí, những xưởng sản xuất trái phép chỉ làm sạch chai lọ bằng nước ngầm và xả nước bẩn ra ngoài môi trường, gây nên tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước và đất.

Ông Chang cho biết, ngay tại thủ đô, quanh Sixth Ring Road (tạm dịch: con đường vành đại 6) có đến khoảng 300 đơn vị sản xuất như vậy hoạt động. Người dân ở đây thậm chí còn không dám uống nước ở địa phương vì sợ nhiễm độc.

Ông Chang cho rằng, thành phố thủ đô hiện vẫn còn tư tưởng tiêu cực và hạn chế về việc tái chế. Vì vậy, công nghệ nếu được phổ biến và áp dụng rộng rãi, đồng bộ sẽ khuyến khách người dân nâng cao được ý thức và trách nhiệm của mình trong sự nghiệp bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên.

Trung Quốc không giống như các quốc gia khác,các cơ sở tái chế nhà nước dần dần biến mất và thay vào đó, hoạt động tái chế phế phẩm cũng như tận dụng tài nguyên lại dựa vào những người thu gom rác. Và chính điều này đã khiến vai trò của nhà nước trong việc xử lý phế phẩm trở nên vô cùng hạn chế.

Ông cho rằng, mặc dù vẫn có những đóng góp nhất định nhưng những người kinh doanh phế phẩm luôn hướng về lợi nhuận trước tiên. Chính vì thế hoạt động tái chế của họ rất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và thất thoát tài nguyên.

Tuy nhiên, vấn đề đối phó với tình trạng thất nghiệp của những lao động trong lĩnh vực thu gom phế phẩm, đồng nát cũng là một lo ngại lớn nếu như công việc của họ được đảm nhiệm bằng máy móc.
Theo VEF/Chinadaily