Học thì học, không học thì thôi, đại học cũng chẳng để làm gì

26/07/2014 07:45
Xuân Hoàng
(GDVN) - Gần đây rộ lên ́luồng quan điểm cho rằng không nên đi học đại học, thậm chí là kêu gọi bỏ học. Quan điểm này có nên được ủng hộ hay không?

Lý do dẫn đến quan điểm trên là con số 162.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp được Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội, Tổng cục Thống kê và tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố vào sáng ngày 1/7/2014. Thế nhưng các chuyên gia lại nhận định quan điểm ở trên là sai lệch sẽ làm tụt lùi đi sự học của giới trẻ, thậm chí còn gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Vấn đề không nên đổ lỗi hoàn toàn cho giáo dục mà cần phải nhìn sâu vào vấn đề.

Bỏ học là hậu họa

Cách đây không lâu, dư luận xôn xao bài báo mang tựa đề: (Nhà văn “hotgirl” và quan điểm không cần học đại học), thông qua hình ảnh của nhà văn nữ Vũ Thanh Phương khi cô cho rằng, thi đại học không nên đặt nặng đỗ – trượt. Được thì được, không được thì thôi.

Bài báo ngay lập tức đã khiến cho nhiều người nghĩ rằng, là có lý. Nhiều người còn lấy cả hình ảnh Bill Gates từng bỏ đại học ra để cổ súy cho vấn đề trên. Thế nhưng họ không biết rằng, Bill Gates bỏ học vì bản thân đã định hình được vấn đề có tầm tư tưởng lớn, và có cả mạng lưới trong tay để thực hiện ước mơ của mình.

Chân dung Bill Gates người từng bỏ đại học Harvard rồi trở thành tỷ phú, trong khi đó họ không biết rằng trong tay ông đã có một mạng lưới có thể giúp ông thực hiện ước mơ của mình
Chân dung Bill Gates người từng bỏ đại học Harvard rồi trở thành tỷ phú, trong khi đó họ không biết rằng trong tay ông đã có một mạng lưới có thể giúp ông thực hiện ước mơ của mình

Mặt khác, việc Bill Gates vào được Harvard vốn khẳng định mình đã có nền tảng kiến thức hơn rất nhiều người. Một số người cũng như vài tờ báo lại đổ lỗi hoàn toàn cho giáo dục khi cho rằng, trong bối cảnh hiện nay chất lượng đào tạo giáo dục đang trở thành một ngành kinh doanh khi các trường liên tục hạ thấp điểm sàn để ồ ạt tuyển thêm nhiều sinh viên.

Học thì học, không học thì thôi, đại học cũng chẳng để làm gì ảnh 2Dạy như "bán bằng" thì chuyện thừa cử nhân và giải Nobel sẽ mãi...thế

(GDVN) - Căn cứ khoa học lớn nhất cho tình trạng thừa lao động trình độ đại học, cao đẳng được chuyên gia đưa ra là đào tạo tràn lan, thầy nhiều hơn thợ.

Những người đồng quan điểm này không ngừng chỉ trích việc cha mẹ đầu tư cho con cái mình ăn học là quá mạo hiểm. Đây là tư duy vô cùng nguy hiểm. Một trong những thế mạnh cạnh tranh lớn nhất ở Việt Nam là con người có giáo dục cao. Dù chất lượng giáo dục đại học bộc lộ nhiều vấn đề, nhưng đại học lại mở ra cơ hội về kiến thức và việc làm hơn nhiều so với chỉ việc học phổ thông. 

Cẩn thận đừng để Việt Nam có một thế hệ thất học tự nguyện, mơ mộng hão huyền và trở nên bất lực với lượng kiến thức thiếu nền tảng.

Suy thoái kinh tế kéo theo thất nghiệp

Một số quan điểm cho rằng, trước đây những ngành về quản lý, kế toán, tài chính…được xem là ngành hot với khá nhiều người lựa chọn. Thế nhưng hiện tại tỷ lệ thất nghiệp lại rất cao.

Điều này khiến cho một số người cho rằng, đó là do lỗi của ngành giáo dục đại học ở nước ta. Tại phiên họp chất vấn của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo – Phạm Vũ Luận từng cho rằng: “Tình trạng cử nhân thất nghiệp nhiều có nguyên nhân từ quy mô, cơ cấu đào tạo trường đại học, cao đẳng không khớp với thị trường lao động”.

Cách đây hơn một năm báo Tuổi Trẻ từng dẫn lời của ông Luận cho biết, cả nước hiện có khoảng 100 khu công nghiệp - khu chế xuất, thu hút được tối đa 500.000 lao động, trong đó chỉ cần 5-7% có trình độ đại học, 8% trình độ cao đẳng, 60% công nhân kỹ thuật, còn lại là lao động phổ thông. Nhu cầu sử dụng hằng năm khoảng 15.000 người có trình độ đại học, cao đẳng để thay thế số lao động hết tuổi nhưng thực tế đào tạo tốt nghiệp khoảng 200.000 người, chưa kể số lao động tốt nghiệp theo cơ cấu ngành không phù hợp.

Tuy nhiên, việc lựa chọn ngành nghề năm nào cũng là vấn đề nhưng tỷ lệ thất nghiệp cao như hiện nay có phần chủ yếu là do sự suy thoái nền kinh tế. Theo một số học thuyết đang thịnh hành gần đây cho rằng: “chỉ số việc làm là thước đo sức khỏe kinh tế thay vì trước đây chỉ dùng GDP và lạm phát”. 

Những cử nhân vừa tốt nghiệp là nòng nốt góp phần xây đất nước trong tương nhưng lai đang đứng trước nguy cơ thất nghiệp
Những cử nhân vừa tốt nghiệp là nòng nốt góp phần xây đất nước trong tương nhưng lai đang đứng trước nguy cơ thất nghiệp

Ở các nước như Mỹ dùng chỉ số thất nghiệp là thước đo chính của nền kinh tế. Chính sách kinh tế có thành công hay không cũng được đo bằng chỉ số thất nghiệp. 

Năm 2009 tại Trung Quốc đã có khoảng 40% doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đóng cửa. 40% doanh nghiệp vừa và nhỏ khác đang sống dở chết dở. Một Giáo sư trường Đại học La Val của Canada nhận định, hàng loạt các doanh nghiệp vùa và nhỏ ỏ Trung Quốc phải đóng cửa chứng tỏ hệ thống nền kinh tế Trung Quốc đang có vấn đề.

Tại thời điểm đó, doanh nghiệp vùa và nhỏ Trung Quốc chiếm 99% tổng số lượng. Đóng góp hơn 60% cho GDP, đóng góp hơn 50% về thuế và cung cấp 75% công ăn việc làm ở đô thị.

Do đó, rất nhiều các quốc gia trên thế giới quan tâm đến vấn đề suy thoái nền kinh tế thị trường, vì nó là yếu tố sống còn và phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Yếu tố móc xích đó là thước đo tốc độ phát triển kinh tế của một quốc gia cũng như giải quyết vấn đề công ăn việc làm của quốc gia đó.

Một giáo sư trường đại học Indiana Mỹ nhận định, doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng tạo ra cơ hội việc làm. Một doanh nghiệp vùa và nhỏ có là gì đâu, nhưng nó tạo ra việc làm cho 10 -40 lao động, thế là mọi người có việc làm. Kinh tế quan trọng nhưng việc làm con quan trọng hơn.

Ở Việt Nam vẫn trình độ đại học đấy, vẫn chất lượng giáo dục đấy, ngày hôm qua thì có việc làm, sang ngày hôm sau lại không có việc, thì nguyên nhân là do nền kinh tế có sự suy thoái khi không thể tạo ra công ăn việc làm mới. 

Năm 2011, tại T.P Hồ Chí Minh đã có hơn 50.000 doanh nghiệp phải đóng cửa. Con số khổng lồ này đa phần phản ánh tình trạng khó khăn của nền kinh tế. Dù chưa có số liệu thống kê cụ thể bao nhiêu người sau đó phải thất nghiệp theo. Nhưng, cứ tính đơn giản mỗi doanh nghiệp khoảng 30 lao động, với 50.000 doanh nghiệp thì đã có tới 1,5 triệu người lao động mất việc làm. 

Việc thất nghiệp của các cử nhân, thạc sĩ có nhiều nguyên nhân. Thế nhưng số lượng cực lớn với hơn 162.000 cữ nhân, thạc sĩ thất nghiệp thì vấn đề suy thoái kinh tế đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Việt Nam giải quyết việc làm trong tương lai thế nào?

Hạn chế lớn nhất về vấn đề đạo tạo ở Việt Nam là Bộ Giáo dục & Đào tạo chưa có sự quản lý chặt chẽ trong quá trình tuyển sinh và đào tạo giữa các trường. 

Hầu hết các trường đại học, cao đẳng mạnh ai nấy làm. Tuyển sinh thế nào? Đào tạo ra sao là do từng trường quyết định. Trong khi đó việc định hướng ngành nghề cho các học sinh trước khi làm hồ sơ dự thi và các trường thì chưa có. Các em đa phần dự thi vào các trường phụ thuộc vào sở thích của mình, hoặc do bố mẹ định hướng hay bạn bè rủ rê. Do đó khi đào tạo ra không phù hợp với thị trường lao động.

Nếu như để ý những năm gần đây, chúng ta đều thấy rằng, vấn đề tạo ra việc làm mới giảm chỉ số thất nghiệp là một sức ép rất lớn đối với Tổng thống Mỹ trong các chính sách kinh tế. 

Do vậy, ở Mỹ và các nước khác có thể có nhiều thông tin hơn về thị trường lao động để hỗ trợ cho việc chọn ngành nghề. Ví dụ, các bảng xếp hạng lương của các ngành chẳng hạn và dự đoán về thị trường lao động. Lựa chọn ngành nghề là tự do của mọi người, tuy nhiên căn cứ vào đó họ sẽ tự điều chỉnh theo thị trường lao động. 

Để giải quyết được vấn đề trên, có lẽ Việt Nam cần phải học tập theo Mỹ và các nước. Song để thực hiện nếu chỉ riêng mình Bộ Giáo dục & Đào tạo thì không thể làm được. Thực tế hiện nay Bộ Giáo dục & Đào tạo quản lý 412 trường đại học, cao đẳng. Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội đang quản lý hệ thống 2.500 trường cao đẳng, trung cấp và các trung tâm đào tạo nghề. 

Hai Bộ này rất ít phối hợp với nhau trong việc định hướng và kế hoạch đạo tạo. Không những vậy cả hai còn ra sức cạnh tranh bằng hình thức bỏ tiền ra để quảng cáo nhằm lôi kéo học viên về mình. 

Để giải quyết được vấn đề này, điều quan trọng là phải cùng một lúc phối hợp với nhiều các cơ quan ban ngành để triển khai đồng loạt. Con số 162.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp được cho là rất lớn, song tin chắc rằng trong tương lai sẽ được giải quyết ổn thỏa. 

Thực tế, theo quyết định 1231 /Q Đ –TT ngày 7/9/2012 của Chính phủ ban hành sẽ thành lập 350.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ mục tiêu đến nam 2015. Để các doanh nghiệp phát triển ổn định trước sự biến động của nền kinh tế thị trường, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đề ra các nhóm giải pháp. Trong đó quan trọng như, thành lập Qũy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp có các dự án. 

Bênh cạnh đó sẽ đẩy mạnh triển khai thực hiện chương trình đổi mới, ứng dựng công nghệ. Đặc biệt là ứng dựng công nghệ cao tạo ra các sản phẩm mới trong thiết bị máy móc hiện đại.

Nếu kế hoạch này sớm hoàn thành thì nó sẽ góp phần giải quyết công việc với số lượng lao động rất lớn. Con số 162.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp không còn khiến dư luận lo sợ như hiện nay nữa.

Xuân Hoàng