“Kê cũng được, không cũng chẳng sao, thì chống tham nhũng kiểu gì?"

18/04/2016 06:21
QUỐC TOẢN
(GDVN) - "Chúng ta vẫn chưa có chế tài xử phạt cứng rắn đối với hành vi kê khai tài sản thiếu trung thực, hoặc không kê khai", Cục trưởng Phạm Trọng Đạt cho biết.

Kê khai tài sản vẫn nặng tính hình thức 

Tại buổi họp báo hôm 14/4, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh cho biết trong quý I/2016, ngành thanh tra đã phát hiện bốn vụ, sáu đối tượng có hành vi tham nhũng với số tiền 3,1 tỷ đồng.

Bước đầu qua điều tra tội phạm, cơ quan chức năng đã khởi tố 24 vụ, 39 đối tượng có hành vi tham nhũng.

Kê khai tài sản vẫn nặng tính hình thức (ảnh minh họa của Báo Người lao động).
Kê khai tài sản vẫn nặng tính hình thức (ảnh minh họa của Báo Người lao động).

Riêng về đề án minh bạch tài sản thu nhập, triển khai kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng tại một số bộ, ngành, địa phương và các tập đoàn, tổng công ty, Thanh tra Chính phủ cũng đang tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện bộ công cụ đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh.

Về việc này, trao đổi thêm với phóng viên Báo điện tử

“Kê cũng được, không cũng chẳng sao, thì chống tham nhũng kiểu gì?" ảnh 2

Tổng cục Hải quan đáp lời Thiếu tướng Phan Anh Minh về 50% vụ án buôn lậu

Giáo dục Việt Nam bên lề cuộc họp báo, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục chống tham nhũng cho biết, hiện nay việc kê khai tài sản hiện tại còn mang nặng tính hình thức.

Trong khi đó, cơ quan chức năng chưa có chế tài xử phạt cứng rắn đối với hành vi kê khai thiếu trung thực, hoặc không kê khai tài sản.

“Việc kê khai tài sản hiện nay chủ yếu dựa vào tính tự nguyện, tự giác của cán bộ. Hiện tại chưa có chế tài nào để xử lý mạnh mẽ người kê khai tài sản thiếu trung thực, hoặc không kê khai. Mức xử phạt chỉ dừng lại ở việc xử hành chính, cao nhất là cách chức.

Mặt khác, việc kê khai tài sản không có sự giám sát của các tổ chức đoàn thể, dẫn tới việc kê khai chỉ để cho có", ông Đạt nói.

Cục trưởng Cục chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt (ảnh của Báo Lao động).
Cục trưởng Cục chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt (ảnh của Báo Lao động).

Cục trưởng Cục chống tham nhũng cũng thừa nhận, việc vào cuộc điều tra, xác minh các dấu hiệu vi phạm về kê khai tài sản cũng không hề đơn giản. 

Trong khi đó, hiện tại việc kê khai tài sản được áp dụng quá rộng và rất khó quản lý. 

"Vấn đề đặt ra là đã kê khai tài sản phải công khai cho mọi người biết và phải có thẩm định của cơ quan chức năng.

Nếu phát hiện những người không kê khai trung thực, thì cơ quan chức năng phải có biện pháp làm rõ động cơ tại sao người đó kê khai thiếu trung thực, thì mới xử lý được. Còn bây giờ ai kê thì kê, không kê cũng được, thì chống tham nhũng kiểu gì?".

Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ có đề xuất, bổ sung vào luật phòng, chống tham nhũng những bất cập này, đặc biệt là vấn đề công khai, minh bạch, có sự giải trình trong việc kê khai tài sản...", ông Đạt cho biết.

Bổ nhiệm nhiều lãnh đạo trước khi về hưu

Cũng tại cuộc họp báo sáng 14/4, phóng viên Báo Tiền Phong đặt câu hỏi về việc có thông tin cho rằng trong vòng 6 tháng cuối nhiệm kỳ, ông Huỳnh Phong Tranh - nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ đã bổ nhiệm hàng chục cán bộ lãnh đạo cấp Vụ và đã có phản ánh, khiếu nại về quy trình bổ nhiệm đối với một số trường hợp…?

Về việc này, ông Ngô Văn Cường - Phó vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ - Thanh tra Chính phủ xác nhận có chuyện bổ nhiệm này.

“Trong 6 tháng gần đây, ông Huỳnh Phong Tranh đã ký quyết định bổ nhiệm, luân chuyển 35 cán bộ. Trong đó bổ nhiệm 11 vị trí cấp vụ, đồng thời điều động luân chuyển 3 vị trí, bổ nhiệm 24 vị trí cấp phòng.

Tuy nhiên, công tác bổ nhiệm được thực hiện đúng nguyên tắc, chặt chẽ, các trường hợp đáp ứng đủ tiêu chuẩn chức danh danh bổ nhiệm”, ông Cường nói.  

Ông Cường cũng cho rằng, việc bổ nhiệm luân chuyển cán bộ là bình thường, nhằm kiện toàn nhân sự kịp thời, đáp ứng nhân sự thiếu và nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ.

Bổ sung thêm vấn đề trên, ông Ngô Văn Khánh - Phó tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, lý do bổ nhiệm nhiều cán bộ trong thời gian ngắn phù hợp với quy hoạch cán bộ từ trước đây.

Đề cập đến trường hợp ông Nguyễn Mạnh Hường - Phó tổng giám đốc Tông công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC được Tổng Thanh tra Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Giám đốc ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng của Thanh tra Chính phủ, ông Ngô Văn Cường cho biết, việc bổ nhiệm này đã được thực hiện theo đúng quy định về tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ công chức Nhà nước, trong đó đã trao đổi với Bộ Nội vụ về nhân sự...

QUỐC TOẢN