Ngày Tết, thăm trường Đại học lớn nhất nước của triều Nguyễn

19/02/2018 06:00
An Nguyên
(GDVN) - Với mục đích tìm kiếm, đào tạo nhân tài cho đất nước, triều Nguyễn đã cho xây dựng Quốc Tử Giám ở Huế.

Ngôi trường được xem là trường đại học đầu tiên của nước Việt là Quốc Tử Giám (đặt tại kinh đô Thăng Long, Hà Nội ngày nay) được xây dựng từ năm 1076 dưới triều nhà Lý.

Qua nhiều triều đại, đến đầu triều Nguyễn, sau khi thống nhất đất nước, vua Gia Long đã quyết định xây dựng kinh đô tại Huế một trường học lớn nhất nước với tên gọi Đốc Học Đường (hay còn gọi là Quốc Học Đường). 

Năm 1820, vua Minh Mạng đổi tên Quốc Học Đường thành Quốc Tử Giám và tên này tồn tại mãi đến năm 1945 khi trường Quốc Tử Giám chấm dứt vai trò của mình cùng với sự sụp đổ của vương triều Nguyễn.

Theo lịch sử triều Nguyễn thì vua Minh Mạng từng có chiệu dụ rằng: "Trẫm từ khi lên ngôi đến nay, chăm chăm đến việc tác thành nhân tài, đặt nhà học, cấp lương cho giám sinh, gia ân cho học trò, ban phát sách vở, đều mong học trò thành tài để nhà nước dùng".

Trãi qua bao biến thiên dâu bể, Quốc Tử Giám từng bị chiến tranh, thiên tai tàn phá, phải tu sửa và dịch chuyển nhiều lần.

Dưới đây là những hình ảnh về ngôi trường đại học lớn nhất thời nhà Nguyễn:

Năm 1908, vua Duy Tân đã dời Quốc Tử Giám về nằm bên trong Kinh thành Huế (phường Thuận Thành, Huế).
Năm 1908, vua Duy Tân đã dời Quốc Tử Giám về nằm bên trong Kinh thành Huế (phường Thuận Thành, Huế).
Quốc Tử Giám được xem là trường đại học lớn nhất nước ta thời nhà Nguyễn. Ảnh: AN
Quốc Tử Giám được xem là trường đại học lớn nhất nước ta thời nhà Nguyễn. Ảnh: AN
Bên trong Quốc Tử Giám được bố trí nhiều thư viện với thiết kế độc đáo. Ngày nay, nó trở thành trụ sở của Bảo tàng cổ vật cung đình Huế. Ảnh: AN
Bên trong Quốc Tử Giám được bố trí nhiều thư viện với thiết kế độc đáo. Ngày nay, nó trở thành trụ sở của Bảo tàng cổ vật cung đình Huế. Ảnh: AN
Quốc Tử Giám có quy mô với 7 gian giảng đường bao gồm: 5 gian Di luân đường, 2 nhà học, xung quanh đều xây tường ghạch bao quanh. Ảnh: AN
Quốc Tử Giám có quy mô với 7 gian giảng đường bao gồm: 5 gian Di luân đường, 2 nhà học, xung quanh đều xây tường ghạch bao quanh.  Ảnh: AN
Những gian nhà học này là nơi những giám sinh rèn luyện nhân đức, học vấn. Ảnh: AN
Những gian nhà học này là nơi những giám sinh rèn luyện nhân đức, học vấn. Ảnh: AN
Với gần 150 năm tồn tại, Quốc Tử Giám đã đào tạo hơn 500 vị Tiến sĩ, phó bảng của triều Nguyễn. Ảnh: AN
Với gần 150 năm tồn tại, Quốc Tử Giám đã đào tạo hơn 500 vị Tiến sĩ, phó bảng của triều Nguyễn. Ảnh: AN
Di Luân Đường được trùng tu, sửa chữa, là biểu tưởng của việc đề cao, trọng dụng nhân tài. Ảnh: AN
Di Luân Đường được trùng tu, sửa chữa, là biểu tưởng của việc đề cao, trọng dụng nhân tài. Ảnh: AN
Dấu tích của Quốc Tử Giám xưa vẫn như còn nguyên vẹn. Ảnh: AN
Dấu tích của Quốc Tử Giám xưa vẫn như còn nguyên vẹn. Ảnh: AN
Một gian nhà học trong quần thể Quốc Tử Giám. Ảnh: AN
Một gian nhà học trong quần thể Quốc Tử Giám. Ảnh: AN
Bia Thị Học, nơi ghi lại những lời răn dạy của nhà vua đối với các Tiến sĩ tương lai đang học tập tại trường Quốc Tử Giám phải biết siêng năng, khổ luyện để thành tài, không nên ham chuộng công danh, lợi lộc. Ảnh: AN
Bia Thị Học, nơi ghi lại những lời răn dạy của nhà vua đối với các Tiến sĩ tương lai đang học tập tại trường Quốc Tử Giám phải biết siêng năng, khổ luyện để thành tài, không nên ham chuộng công danh, lợi lộc. Ảnh: AN
An Nguyên