Người tiêu dùng Việt "xanh mặt" vì thực phẩm ngoại chứa độc chất

12/06/2011 00:11
(GDVN) - Mỗi ngày lại có thêm một thông tin về những thực phẩm bị thu hồi vì có chứa chất độc hại khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang.

(GDVN) - Mỗi ngày lại có thêm một thông tin về những thực phẩm bị thu hồi vì chứa chất độc hại khiến người tiêu dùng hoang mang “không biết ngày mai đến sản phẩm nào bị liệt vào danh sách đen thu hồi nữa”.

>> Thu hồi hàng loạt sirô, kẹo xốp chứa độc chất DEHP

"Xanh mặt" vì tâm lý sính ngoại


Sau sự kiện thạch rau câu hương vị khoai môn của New Choice bị thu hồi, đến hàng loạt các thực phẩm nhập ngoại khác bị phát hiện chứa độc tố DEHP thời gian gần đây, trong đó có kẹo xốp Marshies hương dâu, nguồn gốc nhập khẩu từ Phillippines và các loại sirô táo đỏ, sirô nho, sirô vải nhập khẩu từ Đài Loan do Công ty TNHH Ye Yen Gen sản xuất, người tiêu dùng Việt hoang mang thấy rõ khi tự đặt câu hỏi: không biết nên mua gì, ăn gì và khi nào thì các thực phẩm mình ăn hôm nay bị xướng tên thu hồi vì chứa các chất phụ gia độc hại?.

Nhiều người lo lắng vì đã trót mua siro nhập ngoai trước đó.
Nhiều người lo lắng vì đã trót mua siro nhập ngoại trước đó.
Theo khảo sát của phóng viên Giáo dục Việt Nam, sau những thông tin thu hồi sản phẩm siro tại TP.HCM, các loại siro nhập khẩu nói chung vẫn được bày bán rộng rãi ở một số siêu thị và các cửa hàng bán đồ giải khát ở Hà Nội. Các nhân viên bán hàng cho biết, cứ vào mùa hè nắng nóng, siro bán rất chạy nên các cửa hàng thường nhập hàng với số lượng lớn để bán. Phần lớn khách hàng rất chuộng các loại siro có xuất xứ từ Thái Lan, Malaysia hay Đài Loan.
Chị Mai (Cầu Giấy, Hà Nội) đang chọn siro hương dâu tây trong siêu thị Big C (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: không có điều kiện để dùng nước ép hoa quả tươi thường xuyên nên chị thường mua nước siro về pha cho cả gia đình uống cho mát. Mỗi khi đi siêu thị, chị lại mải miết ngắm nhìn những chai siro với đủ màu sắc rực rỡ và xuất xứ phong phú. Sản phẩm được gia đình chị chuộng nhất là những chai siro nhập khẩu từ Thái Lan hoặc từ Đài Loan… Hàng của Trung Quốc thì mình không yên tâm lắm nhưng nếu là hàng “TAIWAN”, gia đình chị vẫn dùng vì nghĩ hàng đó "chắc an toàn và không có hàng trôi nổi như của Trung Quốc”.

"Nếu lần này siro nhập khẩu cũng nhiễm chất độc thì  chị không dám dùng nữa. Chưa biết bồi bổ được bao nhiêu không khéo lại mang thêm bệnh vào người”, chị Mai nói.
Khách hàng chọn mua siro giải khát trên phố Hàng Buốm
Khách hàng chọn mua siro giải khát trên phố Hàng Buồm.
Tại phố Hàng Buồm, Hà Nội, một phụ nữ chừng 30 tuổi - tự giới thiệu là chủ quán giải khát - đang chọn siro cam, dâu, táo về làm hàng bán cho khách. Chị cho biết, quán của chị nằm cạnh một trường đại học và các tòa nhà văn phòng nên số lượng siro tiêu thụ mỗi ngày khoảng vài chai loại 750ml. Mỗi chai siro có xuất xứ Trung Quốc được bán với giá 42 đến 45 nghìn đồng/chai/750ml. Loại của Thái Lan, Việt Nam giá đắt hơn của Trung Quốc từ 10 đến 12 nghìn đồng/chai.
Khi trao đổi về thông tin siro có chứa độc tố, người phụ nữ này tỏ ra khá e dè tuy nhiên, kết luận lại: "Vì nhu cầu của khách nên tôi vẫn phải mua siro về chế biến thức uống. Các loại siro tôi dùng từ trước đến giờ không có tên trong danh sách bị thu hồi vì nhiễm chất phụ gia độc hại gì đó. Tuy nhiên, lần này tôi chỉ lấy số lượng bằng 1/2 những lần trước. Có thể khách hàng biết thông tin siro chứa độc tố sẽ thận trọng hơn trong việc gọi các món giải khát", chị chủ quán thừa nhận.

Theo những người trong nghề, siro của Việt Nam sản xuất không thơm tự nhiên như sản phẩm nhập khẩu. “Siro của Sài Gòn mùi hắc và ngọt gắt. Hàng của nước ngoài cũng dùng đường hóa học, tinh dầu hoa quả nhưng lại thơm rất tự nhiên, khó nhận biết với hoa quả tươi nên bao giờ cũng được khách hàng ưa chuộng hơn". Cũng chính vì thế, thông tin hàng loạt thực phẩm nhập ngoại bị phát hiện và thu hồi vì chứa độc tố trong thời gian gần đây được xem sẽ tác động rất lớn đến tâm lý của người tiêu dùng, và được dự đoán có thể sẽ thay đổi thói quem mua sắm, ăn uống của một bộ phận người dân.

Băn khoăn... kẹo ngoại

Trong khi đó, tại quầy bánh kẹo của siêu thị BigC, nhiều người chọn mua kẹo vẫn hăng hái trao đổi kinh nghiệm nên chọn loại kẹo nào. Đa số những tín đồ của kẹo đều lựa chọn những hộp kẹo ngoại vừa ngon, hình thức đẹp.

Tuy phóng viên không tìm thấy kẹo Marshies bày bán trong siêu thị nhưng tâm lý của một số người mua hàng biết thông tin kẹo có thể nhiễm độc DEHP họ cũng tỏ ra lo lắng và mua ít hơn những lần mua trước.

Chủ một cửa hàng bánh kẹo trên phố Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: “Hôm trước chị nghĩ thạch có độc tố khó bán, cửa hàng lại đổi kẹo xốp cho nhà phân phối hi vọng sẽ bán nhanh hơn là đổi thạch lấy thạch. Chưa biết, kẹo này có an toàn không nhưng chắc chắn sẽ khó bán vì người tiêu dùng bây giờ họ cũng kén và hay nghi ngờ lắm”.
Băn khoăn khi lựa chọn mua bánh kẹo trong siêu thị
Băn khoăn khi lựa chọn mua bánh kẹo trong siêu thị.
Nếu những tháng trước, khách hàng lựa chọn các kiểu bánh kẹo thường mua kẹo ngoại nhiều hơn. “Thời nay, họ mua kẹo bánh làm quà là chính nên nhiều người sính ngoại mua kẹo đắt tiền thay vì chọn mua bánh kẹo trong nước. Sau thông tin này chắc những hộp bánh của Thái Lan, Malaysia hay Trung Quốc có thể sẽ bị ảnh hưởng rất lớn”, chị chủ của hàng này cho biết thêm.

Theo một chuyên gia trong ngành thực phẩm nhận định: “Các sản phẩm thực phẩm được nhập khẩu từ châu Âu đắt hơn châu Á, tuy nhiên mức an toàn của họ cao hơn. Sau sự cố thực phẩm kém an toàn này, các cơ quan quản lý nên có một chiến lược kiểm định lại tất cả các thực phẩm ăn liền có trên thị trường để người dân yên tâm sử dụng”.

P.Thúy