Nguy hiểm khi có những bộ não tư duy kiểu... "cổ lỗ sĩ"

30/06/2018 06:10
Trần Đình Bá
(GDVN) - Vụ thảm họa hàng không tại Cuba mới đây là cảnh báo rất quan trọng cho hàng không Việt Nam.

LTS: Trên thế giới đã từng xảy ra nhiều vụ tai nạn hàng không nghiêm trọng, còn tại Việt Nam thời gian gần đây cũng đã xảy ra khá nhiều sự cố nguy hiểm, uy hiếp an toàn an ninh hàng không.

Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết thể hiện góc nhìn của ông Trần Đình Bá trước nhiều sự cố của ngành hàng không Việt Nam.

Ngày 18/5/2018 có hơn 100 người chết (trong đó có nhiều trẻ em) sau vụ máy bay Boeing 737 rơi ở Cuba. Chiếc máy bay cất cánh từ Hanava và chỉ ít phút sau nó lao xuống đất.

Lúc này thì các cơ quan chức năng của Cu ba đang vào cuộc điều tra tai nạn, nhưng thông tin ban đầu thì chiếc máy bay Boeing 737-201 tai nạn được chế tạo năm 1979 và được hãng hàng không Cubana thuê từ một công ty nhỏ của Mexico có tên Damojh.

Điều đó có nghĩa là chiếc máy bay này đã gần... 40 tuổi - cũ hơn so với nhiều thế hệ máy bay đang có trên thế giới.

Hiện trường máy bay rơi ở Cuba. Ảnh: AP.
Hiện trường máy bay rơi ở Cuba. Ảnh: AP.

Hàng không phản ảnh trung thực tiềm năng kinh tế và khoa học công nghệ của mỗi quốc gia. An toàn hàng không cũng phản ảnh tiềm lực kinh tế ở quốc gia ấy.

Ở những quốc gia nghèo (chậm phát triển, đang phát triển) thì số vụ thảm họa hàng không nhiều hơn so với các quốc gia phát triển.

Nhiều vụ thảm họa hàng không tại châu Phi và vụ rơi máy bay ở Cuba là một minh chứng!  

Hàng không là một ngành vận tải đặc thù và đặc biệt, là phương tiện giao thông nhanh nhất và an toàn.

Dù ít xảy ra nhưng tai nạn hàng không lại vô cùng thảm khốc ảnh hưởng lớn đến chính trị - kinh tế - xã hội…

Nguy hiểm khi có những bộ não tư duy kiểu... "cổ lỗ sĩ" ảnh 2Máy bay Vietnam Airlines hạ cánh nhầm đường bay là đặc biệt nghiêm trọng

Tại Việt Nam, sau năm 1975 do bị cấm vận suốt nhiều năm, chịu tổn thất về chiến tranh nên hàng không phải chịu nhiều thua thiệt.

Tháng 3/1979: Máy bay hàng không Việt Nam trên hành trình Hà Nội - Đà Nẵng đã lâm nạn trên núi Sơn Trà làm tất cả những người có mặt trên chuyến bay thiệt mạng.

Tháng 9/1988: Máy bay của Vietnam Airlines chở 81 hành khách đã rơi khi gần đến Bangkok khiến 78 người thiệt mạng, trong đó có Bộ trưởng Bộ Y tế - ông Đặng Hồi Xuân.

Tháng 1/1991, máy bay VNA chở 76 hành khách đã bị rơi ở độ cao khoảng 9m khi chuẩn bị hạ cánh xuống Thành phố Hồ Chí Minh. Rất may là không có thương vong nhưng chiếc máy bay bị phá hủy hoàn toàn.

Nguy hiểm khi có những bộ não tư duy kiểu... "cổ lỗ sĩ" ảnh 3Phi công hơn 30 năm kinh nghiệm giật mình trước sự cố hạ cánh nhầm đường băng

Ngày 3/9/1997, máy bay VNA bị rơi khi đang đến gần Sân bay quốc tế Pochentong, Thủ đô Phnom Penh, Campuchia, làm thiệt mạng 65 trong tổng số 66 hành khách và phi hành đoàn… Máy bay bị phá hủy hoàn toàn.

Nguyên nhân là do phi công đã liều lĩnh hạ cánh xuống đường băng trong lúc trời mưa to không nhìn rõ đường.

Mãi tới năm 2000, Việt Nam mới thoát khỏi cấm vận và từ đó đến nay Hàng không Việt Nam được tiếp cận với nhiều phương tiện bay mới như Boeing, Airbus, Fokker, ATR 72… vì vậy số vụ tai nạn hàng không mới giảm.

Nguy cơ khi "bơi trong ao nhà"

Vậy nhưng liên tiếp những năm gần đây đã xảy ra nhiều sự cố hàng không nghiêm trọng và vô duyên do con người gây ra như: mất điện nhiều giờ, máy bay hạ cánh nhầm sân bay, hạ cánh bằng bụng, nổ lốp, rơi lốp khi đang bay, máy bay mất dưỡng khí...

Vào năm 2007, một máy bay của Vietnam Airlines số hiệu VN971 chở 153 hành khách cất cánh từ Busan (Hàn Quốc) đi Thành phố Hồ Chí Minh, đã phải trở lại đường băng sau khi cất cánh vì trục trặc kỹ thuật. Hành khách bị một phen hú vía!

Năm 2012, chiếc máy bay Airbus A321 mang số hiệu VN1308 của Vietnam Airlines cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất đi Đà Nẵng.

Tuy nhiên, sau khi bay được khoảng 30 phút, hành khách trên máy bay nói trên ngửi thấy mùi khét ngày càng tăng. Tổ lái xác định hệ thống điều hòa trong máy bay bị hỏng và quyết định quay về Thành phố Hồ Chí Minh để kiểm tra kỹ thuật.

Chuyến bay số hiệu VN -7344 của hãng Vietnam Airlines hạ cánh nhầm xuống đường băng chưa khai thác tại Cam Ranh. Ảnh: Đỗ Hoa/Tienphong
Chuyến bay số hiệu VN -7344 của hãng Vietnam Airlines hạ cánh nhầm xuống đường băng chưa khai thác tại Cam Ranh. Ảnh: Đỗ Hoa/Tienphong

Đầu tháng 8/2013, máy bay Airbus của hãng hàng không Vietnam Airlines mang số hiệu VN165 trên hành trình Hà Nội - Bangkok gặp sự cố rơi tự do 122 m ở độ cao gần 11 km khiến cả trăm hành khách hoảng loạn, toàn bộ hành lý và vật dụng trong khoang bị xáo trộn, một hành khách đau chân, 2 tiếp viên bị choáng.

Trong những năm từ 2013 đến 2017 còn nhiều vụ tai nạn hàng không khác xảy ra, trong đó đa phần rơi vào Vietnam Airlines.

Trong năm 2018, chỉ từ tháng 4 đến tháng 5 đã xảy ra liên tiếp nhiều vụ việc đe dọa an toàn hàng không:

Nguy hiểm khi có những bộ não tư duy kiểu... "cổ lỗ sĩ" ảnh 5Ông Trần Đình Bá đề nghị lãnh đạo Cục Hàng không nên có văn hoá từ chức

Ngày 29/4 máy bay Vietnam Airlines VN-7344 xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh khi xuống sân bay Cam Ranh đã đáp nhầm đường băng làm cho động cơ và cánh máy bay bị hỏng nặng, 203 hành khách hú vía.

Đây là sự cố nghiêm trọng (nhóm B) chỉ xếp sau sự cố tai nạn (nhóm A).

Ngày 14/5/2018 chuyến bay của Vietnam Airlines từ Đà Nẵng về Hà Nội lại bị trục trặc kỹ thuật, khi chuẩn bị cất cánh thì máy bay lại quay trở lại, toàn bộ hành khách sang máy bay A321.

Mới nhất là vào chiều 22/6/2018, chuyến bay VN1547 của hãng hàng không Vietnam Airlines từ Hà Nội đi Huế cũng bị chậm 3 giờ đồng hồ do trục trặc kỹ thuật. Toàn bộ hành khách đã lên máy bay và chuẩn bị cất cánh thì tổ lái phát hiện có sự cố, sau đó toàn bộ hành khách phải trở lại nhà ga và chờ chuyến bay khác.

Những trục trặc của hàng không Việt xảy ra trong khoảng 10 năm nay có một phần nguyên nhân từ việc Cục hàng không Việt Nam áp đặt chính sách "bay vòng kinh tế hơn bay thẳng", không cho các hãng chọn đường bay thẳng để tiết kiệm chi phí thời gian và nhiên liệu theo Hiệp định “bầu trời mở rộng ASEAN”.

Đây là nguyên nhân gây thêm gánh nặng chi phí cho các hãng hàng không và bản thân Vietnam Airlines hiện đang nợ nước ngoài nhiều tỷ USD.   

Khác với các loại phương tiện giao thông trên mặt đất và trên biển, trục trặc kỹ thuật trên không có thể dẫn đến thảm họa, cướp đi sinh mạng của hàng trăm người.

Nguy hiểm khi có những bộ não tư duy kiểu... "cổ lỗ sĩ" ảnh 6Đình chỉ một tổ lái của Vietnam Airlines do đáp nhầm đường băng

Mức độ an toàn của hàng không phụ thuộc vào phương tiện bay có tuổi thọ sử dụng có giới hạn nghiêm ngặt cập nhật theo lý lịch bay, nếu quá niên hạn phải loại bỏ.

Máy bay thương mại như Boeing, Airbus, Ilyushin (Il-86, Il-96 Nga)... có tuổi thọ sử dụng nghiêm ngặt và định kì phải kiểm tra bảo dưỡng, bình quân khoảng 60.000 đến 80.000 giờ bay (khai thác bình thường khoảng 10 năm). Nếu quá giới hạn thời gian buộc phải hủy bỏ phương tiện để đảm bảo an toàn.   

Chiếc máy bay bị thảm nạn tại Cuba vào ngày 18/5 vừa qua là Boeing 737-201 được chế tạo từ những năm năm 1979, tính đến nay đã 40 năm.

Thế hệ máy bay đó thuộc dạng "cổ lỗ sỹ" chắc chắn đã vượt quá số giờ bay quy định an toàn nhiều lần mà vẫn còn sử dụng thì thảm họa là không thể tránh khỏi.

Và vì vậy ở Việt Nam cũng cần phải xem xét lại một cách nghiêm túc về hành trình "bay vòng" hiện nay đang gây thiệt hại gì cho các hãng hàng không và làm giảm tuổi thọ của máy bay ra sao?

Theo tính toán thì bình quân mỗi năm hàng không Việt lãng phí mất khoảng 80.000 giờ bay do phải bay vòng, tương đương tuổi đời của 1 máy bay phải loại bỏ.

Hầu hết các máy bay của VNA đều phải thuê từ nước ngoài, nhiều máy bay đã qua sử dụng nên mức độ an toàn càng ngày càng giảm và những trục trặc kỹ thuật hàng ngày đe dọa đến an toàn bay.

Nguy hiểm khi có những bộ não tư duy kiểu... "cổ lỗ sĩ" ảnh 7Liên tiếp xảy ra sự cố an ninh hàng không, bộc lộ năng lực quản lý yếu kém

Đã đến lúc phải siết chặt hơn nữa các quy định an toàn kỹ thuật hàng không như: Thời gian đăng kiểm, thẩm định, bảo dưỡng nên máy bay... để làm rõ xem có bị bớt xén hay không mà lại xảy ra nhiều sự cố hỏng hóc động cơ khi đang bay, thiếu dưỡng khí ô xy, nổ lốp, rơi lốp khi bay, hạ cánh bằng bụng, nổ lốp...

Cùng với việc đánh giá kỹ thuật của máy bay thì cũng cần phải xem xét nghiêm túc về trình độ của phi công. Lo lắng ấy cũng không thừa khi mà Vietnam Airline từng tuyển phi công dởm, không biết hạ cánh đã làm náo loạn sân bay Pusan (Hàn Quốc) năm 2011.

Và mới nhất là ngày 29/4/2018 phi công quốc tịch Mỹ chưa có kinh nghiệm nên đã đáp nhầm đường băng Cam Ranh suýt gây thảm họa.

Ngoài vấn đề về an toàn kỹ thuật máy bay, trình độ của phi công thì Vietnam Airline cũng cần phải xem lại về sự trung thực của nhân viên hàng hóa - bần cùng sinh trộm cắp hành lý, buôn lậu, ăn cắp... làm xấu "biểu tượng Văn hóa Việt Nam".

Về nhân sự không lưu: Do năng lực hạn chế, yếu kém nên để xảy ra nhiều nguy cơ máy bay suýt va chạm trên bầu trời và khi cất hạ cánh.

Phát lệnh điều hành máy bay hạ cánh nhầm sân bay - nhầm đường băng.  

Nhân viên điều hành không lưu đánh chửi nhau trên đài chỉ huy gây nên cảnh hỗn loạn khi máy báy sắp hạ cánh.

Hàng không là một ngành kinh tế đặc biệt cần số vốn đầu tư rất lớn lên tới nhiều tỷ USD và tất cả đều phải tuân thủ nguyên tắc, quy trình khắt khe quốc tế để đảm bảo an toàn.

Nguy hiểm khi có những bộ não tư duy kiểu... "cổ lỗ sĩ" ảnh 8Sự cẩu thả của Việt Nam Airlines đang đe dọa an ninh hàng không

Vì vậy mà vào ngày 21/5, Hàng không Mexico thông báo sẽ đình chỉ hoạt động của hãng hàng không Damojh sau khi một trong những máy bay của hãng rơi tại Cuba hồi tuần trước.

Theo cơ quan hàng không Mexico, hoạt động của công ty trên từng bị đình trệ 2 lần để phục vụ công tác kiểm tra.  

Năm 2010, công ty đã tạm dừng hoạt động khoảng 1 tháng, sau khi một máy bay Damojh hạ cánh khẩn cấp tại khu nghỉ dưỡng Puerto Vallarta bên bờ biển Mexico do bộ phận hạ cánh của máy bay gặp trục trặc.

Năm 2013, công ty cũng phải ngừng hoạt động trong 2 tháng để phục vụ điều tra sau khi một phi công từng làm việc tại đây khiếu nại về hồ sơ an toàn của hãng.

Liên hệ đến những vụ trục trặc máy bay tại Việt Nam cho thấy công tác an toàn có sơ hở, nhiều vụ nghiêm trọng xảy ra đều điều tra và xử lý nội bộ gây tích tụ các sự cố hàng không đe dọa an toàn bay.

Đã đến lúc lãnh đạo của Bộ Giao thông Vận tải và Cục Hàng không Việt Nam cần nghiêm túc xem lại tư duy trong quản lý, điều hành và nếu muốn không xảy ra thảm họa thì cách tốt nhất là phải đảm bảo nghiêm túc mọi quy trình kỹ thuật an toàn bay.

Trần Đình Bá