Những quốc gia cùng đón Tết âm lịch giống Việt Nam

31/01/2019 06:37
Hồ Thu (Tổng hợp)
(GDVN) - Cùng đón Tết âm lịch như Việt Nam còn có các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Triều Tiên và Mông Cổ.

Trung Quc

Giống như Việt Nam, Tết cổ truyền ở Trung Quốc là ngày lễ lớn nhất, quan trọng nhất trong năm. 

Đây là dịp để gia đình sum họp đón năm mới cùng nhau vì thế từ ngày 8/12 âm lịch mọi người dân Trung Hoa trên khắp thế giới kéo nhau về quê ăn Tết.

Những lễ hội vui Tết cổ truyền của Trung Quốc được kéo dài cho đến hết ngày 15/1 âm lịch.

Để cầu mong những điều may mắn trong năm mới, người dân Trung Quốc thường trang trí nhà bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ và đốt pháo rộn ràng.

Đường phố Trung Quốc được trang hoàng rực rỡ. Ảnh: Globe Trottr
Đường phố Trung Quốc được trang hoàng rực rỡ. Ảnh: Globe Trottr

Ngày Tết, người Trung Quốc cũng có thói quen quây quần bên nhau làm những món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên.

Mỗi năm trong lịch của người Trung Quốc tương ứng với một con vật nên trong năm của con vật nào thì người ta thường tránh ăn thịt con vật đó vào đầu năm.

Một người dân đi mua sắm đồ đạc để trang trí cho ngôi nhà của mình đón Tết Nguyên đán. Ảnh: AFP
Một người dân đi mua sắm đồ đạc để trang trí cho ngôi nhà của mình đón Tết Nguyên đán. Ảnh: AFP

Thực đơn ngày Tết của người Trung Quốc đa phần là các loại bánh.

Trong đó đáng chú ý có bánh tổ (Nian Gao) được làm từ gạo nếp loại tốt, cùng với đường và một chút gừng tươi.

Theo tiếng Trung, “Gao” là bánh, “Nian” là chất dính, nghĩa là bánh nếp, bánh dính, mọi người dùng món bánh này với mong ước các thành viên trong gia đình lúc nào cũng luôn kết dính, gắn bó với nhau bền vững.

Phiên âm "Nian Gao" trong tiếng Trung còn mang ý nghĩa chỉ sự thịnh vượng, tiến bộ, luôn đi lên. Đó cũng chính là mong ước của mọi người trong năm mới.

Singapore

Người Singapore rất coi trọng việc đón Tết cổ truyền. 

Cùng thời điểm với Tết Nguyên đán của người Việt Nam, những ngày Tết ở Singapore thường diễn ra với Lễ hội mùa xuân với 3 sự kiện nổi bật:

Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay cùng nhiều hoạt động khác.

Trong đó, Lễ hội Đường phố Chingay, thường bắt đầu diễn ra từ ngày thứ Bảy đầu tiên của năm mới ở khu vực Vịnh Marina, và kết thúc vào ngày rằm tháng Giêng.

Lễ hội đường phố Chingay ở Singapore. (Ảnh: Singapore Airlines)
Lễ hội đường phố Chingay ở Singapore. (Ảnh: Singapore Airlines)

Hoạt động này thu hút rất đông du khách và người dân địa phương cùng tham gia diễu hành trên đường phố.

Tên gọi Chingay theo tiếng Hoa có nghĩa là "nghệ thuật trang phục và hoá trang".

Đây là hoạt động độc đáo để người dân Singapore vừa vui chơi, vừa thắt chặt tình đoàn kết giữa các sắc tộc trong nước và với các cộng đồng dân tộc trên toàn thế giới.

Tết Nguyên Đán còn là dịp lễ để mọi người sum vầy, với các chuyến thăm viếng họ hàng và bạn bè, một tục lệ gọi là “Chúc Tết đầu năm”.

Điểm nhấn trong lễ Tết này là bữa cơm đoàn viên đêm giao thừa, với những món ăn không thể thiếu như Juan he, Peng Cai hay Yu Sheng.

Trong đó, Juan he là món bánh mứt, trái cây khô tượng trưng cho hòa bình và thống nhất.

Còn Peng cai chính là món lẩu gồm như: Hải sâm, bào ngư, sò điệp, vi cá, nhân sâm,… biểu trưng của sự sung túc và giàu có.

Hàn Quc

Ngày lễ lớn nhất trong năm của Hàn Quốc chính là Tết Âm lịch, hay còn gọi là Seollal - ngày xua đuổi các linh hồn xấu xa, những điều xui xẻo và chào đón những điều tốt lành.

Người Hàn Quốc quan niệm, sau một năm bộn bề lo toan cho cuộc sống thì Tết là thời điểm để các thành viên trong gia đình sum họp bên nhau, thờ cúng tổ tiên, thưởng thức những món ăn truyền thống và cầu chúc một năm mới hạnh phúc, tài lộc.

Khi năm cũ qua đi và năm mới tới, mọi người trong gia đình quây quần bên nhau và thực hiện những nghi lễ truyền thống.

Các gia đình Hàn Quốc sẽ thực hiện nghi lễ thờ cúng tổ tiên Charye trong ngày đầu tiên của năm mới. Ảnh: VnExpress.net
Các gia đình Hàn Quốc sẽ thực hiện nghi lễ thờ cúng tổ tiên Charye trong ngày đầu tiên của năm mới. Ảnh: VnExpress.net

Nghi lễ đầu tiên, gọi là Charye, sẽ diễn ra tại nơi thờ cúng của gia đình.

Các thành viên sẽ bái lạy trước bàn thờ để tỏ lòng tôn kính tổ tiên. Tiếp đến là nghi lễ Sebae.

Lớp trẻ sẽ tới bái lạy, chúc thọ những người lớn tuổi trong gia đình và nhận tiền mừng tuổi, gọi là Sebaedon.

Đặc biệt, sẽ là thiếu sót khi không nhắc đến văn hóa ẩm thực. Đồ ăn để cúng được các gia đình chuẩn bị từ trước Tết và phải được hoàn tất vào đêm giao thừa.

Mâm cỗ cúng lên đến hơn 20 món, trong đó nhất thiết phải có ttok-kuk - một loại phở nước được chế từ bò hay gà, và món canh bánh gạo.

Ngày 30 Tết, các gia đình Hàn Quốc cũng dọn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. 

Buổi tối trước Giao thừa, người Hàn Quốc thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần; mặc trang phục truyền thống hanbok hoặc những bộ quần áo đẹp nhất để cử hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên. 

Đêm Giao thừa, người Hàn Quốc đốt các thanh tre trong nhà để xua đuổi tà ma. 

Trong 3 ngày Tết, người Hàn Quốc thường mặc trang phục truyền thống Hanbok, tổ chức nhiều hoạt động chào mừng như nhảy múa, ca hát và chơi các trò chơi dân gian.

Mông C

Một trong hai dịp lễ lớn nhất ở Mông Cổ chính là Tết Âm lịch, còn gọi là Tết Tháng Trắng (người dân địa phương gọi là Tsagaan Sar).

Đây không chỉ là một ngày lễ báo hiệu kết thúc mùa đông dài và lạnh lẽo, đón chào một mùa xuân mới, mà nó còn là thời điểm để gia đình sum vầy và thắt chặt mối quan hệ.

Mâm cỗ Giao thừa của người Mông Cổ. Ảnh: VOV
Mâm cỗ Giao thừa của người Mông Cổ. Ảnh: VOV

Để chuẩn bị cho ngày Tết quan trọng này, người Mông Cổ sẽ dọn dẹp nhà cửa, chuồng trại, tắm rửa, mặc quần áo mới, để đón năm mới "sạch sẽ".

Món ăn truyền thống trong Tết Tháng trắng, là các sản phẩm làm từ sữa, bánh, thịt cừu, thịt bò, thịt ngựa, cơm ăn cùng với sữa đông; hay cơm ăn chung với nho khô…

Trong 3 ngày Tết, người Mông Cổ sẽ chỉ mặc trang phục dân tộc. Mọi người thường tụ họp tại nhà của người già nhất trong vùng.

Sau đó, họ cùng nhau trò truyện, vui đùa, trao đổi các món ăn và thưởng thức chúng.

Triều Tiên

Trước kia, người Triều Tiên đón Tết vào tháng 10 và tháng 11, từ năm 1989 mới chuyển dần sang mồng 1 tháng Giêng Âm lịch.

Đêm 30 Tết, các gia đình quét dọn trong nhà ngoài hiên, treo câu đối Tết, tranh Tết, làm cơm Tết và may quần áo Tết.

Người dân vui chơi ngày Tết gần tượng đài Kim Nhật Thành. Ảnh: Baonghean.vn
Người dân vui chơi ngày Tết gần tượng đài Kim Nhật Thành. Ảnh: Baonghean.vn

Sáng sớm ngày mồng 1, mọi người dậy sớm, chỉn chu quần áo đón Tết, quay quần bên người ông cao tuổi nhất trong nhà để tổ chức nghi lễ Cha-rye (lễ tạ ơn gia tiên); sau đó bề trên đáp lễ bằng việc mời cơm Tết.

Cả nhà sẽ cùng nhau dùng Ttok-kuk, món ăn được làm từ nước cơm, với bánh gạo và đậu xanh.

Ttok-kuk có ý nghĩa là “tăng xuân”, người Triều Tiên tin rằng vào ngày đầu tiên của năm mới nếu dùng một bát Ttok-kuk thì họ sẽ được thêm một tuổi nữa bởi họ quan niệm khi họ thêm 1 tuổi là khi hết năm cũ chứ không phải sau ngày sinh nhật như những nơi khác.

Ngày Tết Nguyên đán ở Triều Tiên không thể thiếu 2 phong tục: "đuổi quỷ" và "đốt tóc".

Để “đuổi quỷ" bện một người nộm bằng rơm, nhét tiền vào trong ruột, sáng sớm mồng 1 Tết đem vứt ra ngã tư đường với ý tống khứ ma quỉ, nghênh đón điều tốt lành.

Tục "đốt tóc" thường được làm vào buổi chiều mùng 1, người ta đem tóc rụng thu nhặt trong cả năm ra đốt sạch, với mong ước năm mới gặp nhiều bình an và xua đuổi dịch bệnh.

Hồ Thu (Tổng hợp)