Thầy Tạ Quang Sum: Bộ không nên ôm đồm trong kỳ thi quốc gia như hiện nay!

11/07/2016 08:35
Tạ Quang Sum
(GDVN) - Đã đến lúc Bộ GD&ĐT nên tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia dựa trên các tiêu chí: Bình thường – An toàn – Nghiêm túc.

LTS: Tại cuộc họp báo kết thúc công tác coi thi kỳ thi THPT quốc gia vào chiều 4/7, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết kết quả của 2 kỳ thi THPT quốc gia gần đây sẽ là cơ sở để bộ này xem xét để tiếp tục đổi mới kỳ thi theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả. 

Thông tin trên tạo niềm hi vọng cho rất nhiều người quan tâm đến giáo dục nước nhà. 

Nguyên là Hiệu trưởng của trường THPT Trần Hưng Đạo (TP.Cam Ranh, Khánh Hòa), hôm nay thầy Tạ Quang Sum bày tỏ quan điểm của mình về cách thức tổ chức kỳ thi quốc gia sau 2 năm Bộ GD&ĐT tiến hành thử nghiệm.
 
Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả bài viết này. 


Sau hai năm thử nghiệm, có lẽ đã đến lúc Bộ GD&ĐT nên đưa hoạt động khảo thí đi vào quỹ đạo ổn định bằng việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia với tiêu chí: Bình thường – An toàn – Nghiêm túc.

Thứ nhất, về độ bình thường:  

Đại bộ phận thí sinh tham dự kỳ thi vẫn còn nằm trong hệ thống quản lý giáo dục phổ thông về cả tâm lý – sinh lý – vật lý, vậy thì nên trả việc tổ chức kỳ thi về cho các sở GD&ĐT. 

Bộ không nên ôm đồm trong kỳ thi quốc gia như hiện nay! (Ảnh: Thùy Linh)
Bộ không nên ôm đồm trong kỳ thi quốc gia như hiện nay! (Ảnh: Thùy Linh)

Cuộc thi phải là cuộc kiểm tra kiến thức và năng lực cá nhân trên quy mô rộng với thể thức và danh xưng quốc gia, là cuộc sát hạch sau cùng để công nhận hoàn tất một bậc học. 

Các trường Đại học –Cao đẳng không thể làm thay được việc kiểm tra định chuẩn để tiến cử lớp công dân trẻ này vào thị trường lao động và môi trường học tập mới, ngoài lực lượng nhân sự thuộc hệ thống giáo dục phổ thông. 

Bãi bỏ môn thi tự chọn, mọi môn học có mặt trong chương trình lớp 12 đều nên được đưa lên sàn thi tốt nghiệp với hệ số mặc định. 

Thầy Tạ Quang Sum: Bộ không nên ôm đồm trong kỳ thi quốc gia như hiện nay! ảnh 2

Các cách và nơi xem kết quả thi quốc gia, lộ trình xét tuyển đại học cao đẳng

(GDVN) - Theo Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết: Năm nay, tất cả các hội đồng thi đều có trách nhiệm công bố kết quả thi.

Không lấy điểm tổng kết năm học cộng vào điểm thi để xét tốt nghiệp, nhưng một số môn như Thể dục – Công nghiệp – Tin học văn phòng… có thể được cho thi trước bằng cách trích xuất điểm từ kết quả năm học với hệ số 1, đưa vào tổng kết điểm thi tốt nghiệp.

Thứ hai, về độ an toàn: 

Tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh yên tâm học tập chuẩn bị kiến thức thi, vững vàng tâm lý dự thi. 

Đề thi ra theo hướng mở nằm trong chương trình chứ không nhất thiết trong sách giáo khoa là quan điểm tiến bộ. 

Vậy thì phải có hướng dẫn ngay từ đầu năm học để thầy biết phải dạy và ôn tập như thế nào, trò cần học như thế nào nhằm thể hiện được năng lực cảm thụ và vận dụng kiến thức qua bài thi.
 
Nghiêm cấm việc dạy nghiêng, học lệch nhằm giải quyết kiểu tủ hoặc đánh đố.

Dù cuộc thi diễn ra ở đâu thì cơ sở vật chất vẫn phải đáp ứng tuyệt đối yêu cầu về an ninh và kỷ luật trường thi, đó là nhiệm vụ quốc gia của chính quyền địa phương.

Thứ ba, về độ nghiêm túc:  

Bộ GD&ĐT nên bổ nhiệm khung lãnh đạo Hội đồng khảo thí đặt tại mỗi tỉnh do các giám đốc sở làm chủ tịch và chuyển tỉnh, hội đồng này được ủy quyền thực hiện toàn bộ việc coi thi và chấm thi. 

Các sở GD&ĐT cung ứng nhân sự để Bộ điều động chuyển tỉnh phục vụ cho mọi việc diễn ra trong quá trình coi thi - chấm thi

Thầy Tạ Quang Sum: Bộ không nên ôm đồm trong kỳ thi quốc gia như hiện nay! ảnh 3

Năm nay, thí sinh không được rút hồ sơ đã đăng ký

(GDVN) - Chiều 4/7, Bộ GD&ĐT tổ chức họp báo thông báo kết thúc công tác coi thi kỳ thi THPT quốc gia 2016, tại đây nhiều vấn đề “nóng” được lãnh đạo Bộ trao đổi.

Một lực lượng con người làm công tác khảo thí chuyên nghiệp từ tỉnh này đến tỉnh khác làm việc chắc chắn sẽ khách quan và đầy trách nhiệm hơn, trong việc điều hành và thực hiện nhiệm vụ của một hội đồng khảo thí uy nghi với tầm vóc quốc gia. 

Một việc khác tế nhị là: Khuyến cáo hủy bỏ các tiệc tùng tiếp đón hội đồng coi thi do các ban đại diện cha mẹ học sinh hoặc chính quyền địa phương tổ chức. 

Tăng công tác phí bảo đảm quyền lợi tài chính cho mọi nhân sự lãnh đạo - giáo viên và nhân viên thực hiện công vụ, nghiêm cấm việc thu tiền học sinh chi cho các việc bồi dưỡng.

Kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT mới đến phần việc của người muốn đi học chọn trường đăng kí học. 

Với phương tiện công nghệ thông tin phát triển phổ thông như hiện nay, học sinh nộp hồ sơ đăng kí dự thi hoặc dự tuyển trực tiếp vào trường Đại học-Cao đẳng, không cần thiết tổ chức khâu trung gian như hiện nay là đăng kí qua trường THPT và sở GD&ĐT. 

Để tránh tình trạng hồ sơ ảo phải có quy định thu lệ phí đăng ký dự tuyển đúng và đủ cho quá trình diễn ra vụ việc, người nộp hồ sơ trực tiếp chuyển tiền lệ phí đến tài khoản trường liên quan qua ATM hoặc ngân hàng. 

Tiếp theo mới là việc của các trường Đại học –Cao đẳng, sẽ xét tuyển hoặc sơ khảo rồi thi tuyển sinh… hoàn toàn phụ thuộc vào mục tiêu, năng lực đào tạo và quy chế tự chủ của mỗi nhà trường.  

Tóm lại, hãy để hệ thống giáo dục phổ thông thực hiện hoàn chỉnh công đoạn cuối cùng của việc kiểm tra định chuẩn và xét xong tốt nghiệp bậc học cho học sinh. 

Sau khi những con người trẻ ấy đã vượt “vũ môn”  thì bậc giáo dục Đại học –Cao đẳng mới vào cuộc làm phần việc thuộc mình. 

Bộ không nên ôm đồm những việc mà thoạt nhìn là tạo ra công bằng, giảm chi phí cho người dân.

Nhưng thực chất chỉ tạo được mặt bằng thấp, làm suy yếu cả một hệ thống giáo dục chưa được phát triển đúng tầm nhằm tạo ra nguồn động lực thăng tiến quốc gia.

Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn và cách hành văn của riêng tác giả.

Tạ Quang Sum