Thước đo nào chuẩn cho giáo viên ngoại ngữ?

22/06/2011 04:17
(GDVN) - Năng lực và phẩm chất đạo đức nhà giáo đang là vấn đề lo ngại trước khi xây dựng chuẩn nghề nghiệp với giáo viên ngoại ngữ.

(GDVN) – Sau khi Bộ GD&ĐT ban hành hai loại chuẩn đối với giáo viên tiểu học và trung học, tiếp theo dự thảo về chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên dạy ngoại ngữ trên nền của chuẩn giáo viên trung học đang được xây dựng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia giáo dục đánh giá, thước đo chuẩn cho giáo viên ngoại ngữ còn nhiều tiêu chí mù mờ, chưa rõ ràng.

Có nên lấy “chuẩn giáo viên trung học” làm nền?

Theo các chuyên gia, việc xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên dạy các môn ngoại ngữ trên nền khung chuẩn của giáo viên trung học sẽ có tính pháp lí cao. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến thể hiện sự không hợp lí khi tiếp nối “nền chuẩn” này.

PGS. TS Vũ Trọng Rỹ: Mong muốn 5 đến 10 năm nữa năng lực giáo viên sẽ đạt chuẩn. Ảnh Xuân Trung
PGS. TS Vũ Trọng Rỹ: Mong muốn 5 đến 10 năm nữa năng lực giáo viên sẽ đạt chuẩn. Ảnh Xuân Trung
Trao đổi với chúng tôi, PGS. TS Vũ Trọng Rỹ (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) cho biết: “Nếu xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên dạy ngoại ngữ trên nền chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phải làm sao đảm bảo sự tương đồng về mặt cấu trúc và hình thức” - PGS. TS Rỹ băn khoăn.

PGS. TS Rỹ lấy dẫn chứng, nếu lấy chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trung học là nền thì cần phải chỉ rõ năng lực giáo viên dạy ngoại ngữ như thế nào cho đúng. 

, “Đáng lo ngại nhất là các tiêu chí đối với chuẩn nghề nghiệp giáo viên ngoại ngữ bị “tây hóa”, chưa chuẩn xác. Nhiều tiêu chí chỉ phù hợp với phương tây, coi trọng cá nhân. Thí dụ như tiêu chí: Giáo viên hiểu được các vấn đề liên quan tới vai trò quốc tế cũng như ngoại ngữ mình đang dạy từ đó lựa chọn các phuong pháp dạy và học. Nhưng ở Việt Nam tính cộng đồng rất cao, như vậy là không phù hợp, và còn nhiều các tiêu chí chỉ có trong tiếng Anh” ThS Canh cho biết.
ThS Lê Văn Canh, Trưởng phòng hợp tác Quốc tế, Đại học Ngoại ngữ (ĐHQGHN)

Theo PGS. TS Vũ Trọng Rỹ, tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên ngoại ngữ nên bó hẹp lại ở dạng “Xây dựng năng lực dạy học của giáo viên ngoại ngữ” là hợp lí nhất. “Theo tôi, không nên lấy chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học để làm nền cho chuẩn nghề nghiệp với giáo viên ngoại ngữ, vì như thế chúng ta phải phụ thuộc vào cách làm theo khuôn của chuẩn giáo viên trung học, không được “tự do” nữa. Không nhất thiết phải đi theo hướng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học” PGS. TS Rỹ phân tích.

Trên quan điểm là cơ quan quản lí trực tiếp về đội ngũ nhà giáo, ông Hoàng Đức Minh, Cục  trưởng Cục nhà giáo cho biết, nếu xây dựng một chuẩn nghề nghiệp trên nền tảng một chuẩn nghề nghiệp đã có trước đó sẽ không tránh khỏi những khó khăn nhất định. Theo ông Minh, nên chăng chỉ “bổ sung” chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học đối với giáo viên ngoại ngữ.

Theo ông Minh, các tiêu chí đặc thù, cụ thể mà không liên quan tới ngoại ngữ thì không nên đưa vào, ông Minh dẫn chứng: “Trong dự thảo có ghi: Giáo viên báo cáo liên quan, sắp xếp phù hợp các bài học, giáo viên thực hiện hướng dẫn một cách ngắn gọn và rõ ràng…Theo tôi không cần thiết phải cho những tiêu chí này vào”.

Để giáo viên ngoại ngữ đáp ứng được yêu cầu!

Thời sự giáo dục trong những năm gần đây phản ánh cho thấy, trách nhiệm và đạo đức người thầy đang một đi xuống. Nhiều vụ hành hạ học sinh, chửi bới học sinh đã diễn ra. Các chuyên gia lo ngại, một trong những tiêu chí tiên quyết để đạt được “danh hiệu” chuẩn giáo viên ngoại ngữ là vấn đề đạo đức nhà giáo đang xuống cấp.

Lo ngại năng lực giáo viên đạt chuẩn. Ảnh minh họa
Lo ngại năng lực giáo viên đạt chuẩn. Ảnh minh họa
PGS. TS Vũ Trọng Rỹ là người có nhiều kinh nghiệm trong quản lí giáo dục và là thành viên trực tiếp đánh giá năng lực giáo viên.  Trao đổi với phóng viên Báo GDVN, ông thẳng thắn, “Các tiêu chí này chỉ là “mong muốn”, còn thực chất năng lực giáo viên nói chung vẫn còn một khoảng cách rất đáng kể với chuẩn đề ra. Chúng tôi mong muốn trong 5 đến 10 năm tới, năng lực của giáo viên sẽ đạt chuẩn. Vì đội ngũ yếu nhất của chúng ta hiện nay là giáo viên, chưa nói tới chuyện đánh, mắng, chửi học sinh, phẩm chất đạo đức của giáo viên đang xuống cấp”.

Chía sẻ  với chúng tôi, PGS. TS Rỹ cho biết, muốn nâng cao năng lực của giáo viên nói chung thì cần phải cải tạo lại công tác đào tạo giáo viên hiện nay, phải bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đang hiện hành. Tuy nhiên, nội dung và hình thức bồi dưỡng phải thay đổi về căn bản, không mang tính chất đồng loạt. “Bồi dưỡng phải theo nhu cầu thực sự của giáo viên, những mặt nào giáo viên còn yếu kém thì nên bồi dưỡng một cách thiết thực. Tránh tình trạng bình quân đầu người, mà phải phân hóa mới có ý nghĩa. Người giáo viên bao giờ phải thấy được mình cần đi bồi dưỡng, chứ không bao giờ “phải” đi bồi dưỡng” PGS. TS Rỹ cho biết.

Theo PGS. TS Vũ Trọng Rỹ, tại các địa phương cũng có việc tự đánh giá, nhưng chuyện đánh giá chưa được thực chất, giáo viên không chung thực. “Bệnh thành tích của chúng ta còn quá lớn” PGS. TS Rỹ nêu ý kiến.

Dự thảo đang trong quá trình hoàn thiện, theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển, các tiêu chí chuẩn giáo viên ngoại ngữ cần phải được giải nghĩa rõ ràng, như: Thế nào là phương pháp dạy học, phương tiện dạy học vì các môn có những phương tiện dạy học khác nhau. Từ đó tạo sự đồng thuận trong xã hội và mục tiêu rõ ra

                             Năng lực ở tình thần tự giác

Một mô hình đào tạo từ Úc cho thấy, trước hết họ đưa khái niệm chuẩn nghề nghiệp vào, mục đích của họ là để cho giáo viên tự đánh giá theo các tiêu chí có sẵn. Xem mình cái gì còn yếu rồi lập kế hoạch rèn luyện bồi dưỡng, và cơ quan quản lí sẽ lập quy hoạch bồi dưỡng và đào tạo. Coi trọng tinh thần tự giác.

Xuân Trung