"Trung Quốc không được ăn hiếp người khác, phải chịu hậu quả ở Biển Đông"

30/04/2015 06:57
Đông Bình
(GDVN) - Đó là tuyên bố "đập mặt" thẳng thừng của người đứng đầu Lầu Năm Góc trước các hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông hiện nay.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang tiến hành chuyến thăm Mỹ trong thời gian 8 ngày
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang tiến hành chuyến thăm Mỹ trong thời gian 8 ngày

Obama lo ngại hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 29 tháng 4 dẫn hãng tin AFP cùng ngày đưa tin, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 28 tháng 4 (giờ địa phương) đã tổ chức họp báo chung ở Nhà Trắng, ông Obama cho biết, hai nước Mỹ-Nhật "đều rất lo ngại" đối với hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ông Obama tuyên bố: "Mỹ và Nhật Bản đều cho rằng cần tuân thủ tự do hàng hải, tuân thủ luật pháp quốc tế và thông qua các biện pháp hòa bình chứ không phải cưỡng ép để giải quyết tranh chấp".

Ông Obama cho hay, hai nước Mỹ-Nhật tăng cường quan hệ đồng minh không nên bị Trung Quốc coi là mối đe dọa, "chính như chúng tôi từng nói, chúng tôi hoan nghênh Trung Quốc trỗi dậy hòa bình".

Mỹ tuyên bố Trung Quốc phải chịu hậu quả cho hoạt động ở Biển Đông

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 29 tháng 4 cũng đưa tin, ngày 27 tháng 4, Nhật Bản và Mỹ đã công bố "Phương châm (chỉ nam) hợp tác phòng vệ Nhật-Mỹ" phiên bản sửa đổi. Hãng tin Reuters Anh cho rằng, điều này phản ánh trong bối cảnh thực lực của Trung Quốc không ngừng tăng trưởng, mối lo ngại đối với quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân CHDCND Triều Tiên tăng lên, Nhật Bản sẵn sàng quyết tâm đóng vai trò quan trọng hơn trong các vấn đề quốc tế.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang tiến hành chuyến thăm Mỹ trong thời gian 8 ngày
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang tiến hành chuyến thăm Mỹ trong thời gian 8 ngày

Trang mạng Đài tiếng nói Đức ( Deutsche Welle, DW) ngày 27 tháng 4 cho rằng, bản sửa đổi "Phương châm hợp tác phòng vệ Nhật-Mỹ" công bố lần này là lần đầu tiên hai nước sửa đổi phương châm này kể từ năm 1997 đến nay. Cho phép Mỹ-Nhật triển khai hợp tác quân sự trong các hành động toàn cầu, nội dung liên quan tới chống lại các cuộc tấn công của tên lửa đạn đạo, mạng và không gian cùng với an ninh hàng hải.

Năm 2014, một nghị quyết của nội các Nhật Bản cho phép giải thích lại Hiến pháp Hòa bình của nước này trở nên khả thi, cho phép Nhật Bản thực hiện quyền tự vệ tập thể.

Theo bài báo, phương châm hợp tác mới đã phản ánh sự thay đổi của thế giới hiện nay, có nghĩa là Nhật Bản có thể bắn rơi tên lửa bay tới (tấn công) Mỹ hoặc tiến hành tiếp viện khi nước thứ ba bị tấn công.

Phương châm này cũng là nội dung cốt lõi trong chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Hãng tin Reuters cho rằng, trong tình hình Quân đội Trung Quốc hiện đại hóa và thể hiện cơ bắp ở châu Á, "Phương châm hợp tác phòng vệ Nhật-Mỹ" mới đã thể hiện rộng rãi hơn ông Shinzo Abe có quyết tâm gánh lấy nhiều trách nhiệm hơn cho an ninh của Nhật Bản.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang tiến hành chuyến thăm Mỹ trong thời gian 8 ngày
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang tiến hành chuyến thăm Mỹ trong thời gian 8 ngày

Theo bài báo, ngày 28 tháng 4, ông Shinzo Abe gặp gỡ Tổng thống Obama. Nhà lãnh đạo phe bảo thủ Nhật Bản này luôn tìm cách để Mỹ tái cam kết tiến hành viện trợ khi Nhật-Trung rơi vào xung đột.

Khi được hỏi về phương châm mới có nhằm vào thực lực liên tục tăng lên và sự tự tin quá mức của Trung Quốc hay không, quan chức Mỹ chỉ ra, họ sẵn sàng tăng cường thể chế liên minh của Mỹ trong các thời cơ quan trọng, phản ánh tầm quan trọng của tăng trưởng châu Á. Nhưng, ông nhấn mạnh lại hành động này của Mỹ "không nhằm vào bất cứ quốc gia cụ thể nào".

Mặc dù Mỹ đưa ra cam kết về quân sự, nhưng nội bộ Nhật Bản vẫn có người lo ngại trong tình hình Mỹ hạn chế chi tiêu quốc phòng, quan hệ lợi ích với Trung Quốc về kinh tế, Washington có khả năng sẽ không trợ giúp Nhật Bản tự vệ. Chẳng hạn, khi Nhật Bản và Bắc Kinh rơi vào tranh chấp do chủ quyền đảo ở biển Hoa Đông.

Tổng thống Mỹ Barack Obama từng cho biết, đảo Senkaku được Thỏa thuận quốc phòng song phương Nhật-Mỹ bảo vệ. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 27 tháng 4 cũng đã tái khẳng định lập trường này với Ngoại trưởng Fumio Kishida và Bộ trưởng Quốc phòng Gen Nakatani của Nhật Bản. Nhưng Washington cũng từng cho biết, họ không muốn bị kéo vào xung đột Trung-Nhật.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang tiến hành chuyến thăm Mỹ trong thời gian 8 ngày
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang tiến hành chuyến thăm Mỹ trong thời gian 8 ngày

Trang mạng VOA Mỹ ngày 28 tháng 4 cho rằng, căn cứ vào phương châm phòng vệ mới, Mỹ và Nhật Bản có kế hoạch mở rộng hợp tác quân sự hai nước. Đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử đồng minh Mỹ-Nhật cho phép Tokyo điều động lực lượng quân sự của họ trên phạm vi toàn cầu. Phương châm phòng vệ Mỹ-Nhật sửa đổi lần trước là vào năm 1997.

Ông John Kerry cho biết, phương châm mới đã đại diện cho "một sự chuyển ngoặt mang tính lịch sử" trong quan hệ hai nước.

Ông nói: "Điều này đánh dấu Nhật Bản không chỉ xây dựng năng lực cho họ, đồng thời xây dựng năng lực bảo vệ Mỹ và các đối tác khác khi cần thiết". Sự thay đổi này cũng được Nhật Bản hoan nghênh.

Trước khi công bố Phương châm phòng vệ mới, tại Washington, một quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ gọi những thay đổi này là "một sự kiện lớn". Quan chức này chỉ ra, năng lực quốc phòng của Nhật Bản trong 20 năm qua được tăng mạnh.

Quan chức này nói: "Điều này đã nới lỏng hạn chế đối với những việc mà Nhật Bản có thể làm. Điều này có nghĩa là, cho dù trong tình hình bản thân Nhật Bản chưa bị tấn công, họ có thể tấn công tên lửa bay tới lãnh thổ Mỹ".

Chuyên gia phân tích cho rằng, phương châm mới không thể làm cho Trung Quốc vui mừng.

Hình ảnh đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 17 tháng 4 năm 2015: Trung Quốc đang xây dựng tiền đồn quân sự ở Biển Đông
Hình ảnh đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 17 tháng 4 năm 2015: Trung Quốc đang xây dựng tiền đồn quân sự ở Biển Đông

Biên tập viên James Hardy của Ban châu Á-Thái Bình Dương, tuần san Jane's nói: "Trung Quốc sẽ không hoan nghênh nguyên tắc và phương châm tăng cường hành động chung của quân đội hai nước Mỹ-Nhật". Ông chỉ ra, Bắc Kinh đã đưa ra phản ứng lạnh nhạt đối với việc Washington thúc đẩy Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản triển khai hành động ở Biển Đông.

James Hardy cho rằng: "Tôi còn dự kiến, Trung Quốc đánh con bài 'chủ nghĩa quân phiệt', cho rằng, Mỹ đang khuyến khích kích động 'xây dựng đế quốc Nhật Bản' trong lòng của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe".

Quan chức Mỹ nói, Trung Quốc hoặc các nước khác của khu vực châu Á-Thái Bình Dương không nên cảm thấy giật mình về sự thay đổi của phương châm phòng vệ mới đối với hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật, bởi vì, rất nhiều thảo luận việc thực hiện mục tiêu này được tiến hành công khai. Nhưng, quan chức Mỹ cho rằng, họ dự kiến sẽ tiến hành giải thích cho quan chức Trung Quốc "kỹ hơn" vào cuối tuần này.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết, phương châm mới "không phải nhằm vào Trung Quốc", nhưng cảnh báo cho rằng, hành động của Bắc Kinh sẽ có hậu quả.

Ông nói: "Chẳng hạn, hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông được các nước trong khu vực này hiểu là, điều này khuyến khích họ tiến hành hợp tác với Mỹ". Ông cho hay: "Đáp án giải quyết vấn đề của khu vực này là bất luận kẻ nào đều không được ỷ vào xác mình to mà ăn hiếp người khác".

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter

Dự tính, chỉ nam mới cũng sẽ giúp đối phó với mối đe dọa ngày càng lớn đến từ CHDCND Triều Tiên. Trước khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter thăm Hàn Quốc gần đây, CHDCND Triều Tiên đã tiến hành ngày càng nhiều thử nghiệm hạt nhân, thậm chí đã tiến hành bắn thử tên lửa vài lần.

Quan chức Mỹ tin tưởng, chỉ nam mới cộng với hợp tác về truyền thống với Hàn Quốc và Australia sẽ có lợi cho bảo vệ "an ninh và ổn định của bán đảo Triều Tiên".

Đông Bình