Trường Long Châu Sa và cuộc trò chuyện về dạy và học Thời đại 4.0

11/04/2018 13:08
Lại Cường
(GDVN) - Cô giáo Nguyễn Thị Hải Yến chia sẻ, tích hợp liên môn đòi hỏi kỹ năng kiến thức rộng, nếu không sáng tạo rất dễ sa vào tình trạng ghép môn cơ học.

Trường Trung học phổ thông Long Châu Sa (huyện Lâm Thao, Phú Thọ) là một trong những trường có bề dày truyền thống không chỉ với tỉnh Phú Thọ mà còn cả miền Bắc.

Tuy là vùng nông thôn nhưng chất lượng dạy và học của Long Châu Sa luôn nằm trong top đầu của ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ.

Bên lề cuộc hội thảo “Khởi nghiệp trong thời đại công nghiệp 4.0” do Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ và Trường Trung học phổ thông Long Châu Sa huyện Lâm Thao – Phú Thọ tổ chức, phóng viên có trao đổi với cô giáo Nguyễn Thị Hải Yến - tổ trưởng tổ bộ môn văn về việc dạy tích hợp liên môn.

Việc tích hợp liên môn hiện đang là vấn đề lo lắng của rất nhiều thầy cô giáo hiện nay trong trường phổ thông, cô Hải Yến đã có những chia sẻ từ thực tiễn giảng dạy với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam.

Theo cô giáo Hải Yến, thực tế đa phần các em học sinh tại Long Châu Sa là các con em sống trong địa bàn nông thôn nên việc tiếp xúc với công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế.

Tuy nhiên, việc áp dụng tích học liên môn của cô giáo Yến đã thu lại được kết quả tốt khi năm học 2017 - 2018, em Bùi Thị Mỹ Huyền

Cô giáo chủ nhiệm Cao Kim Giang, học sinh Bùi Thị Mỹ Huyền - giải Nhì quốc gia môn Ngữ văn, phụ huynh học sinh Huyền, và Cô giáo giảng dạy Nguyễn Thị Hải Yến. (Ảnh nhân vật cung cấp)
Cô giáo chủ nhiệm Cao Kim Giang, học sinh Bùi Thị Mỹ Huyền - giải Nhì quốc gia môn Ngữ văn, phụ huynh học sinh Huyền,  và Cô giáo giảng dạy Nguyễn Thị Hải Yến. (Ảnh nhân vật cung cấp)

Để tích hợp liên môn không gặp phải tình trạng ghép môn môn cách cơ học đòi hỏi giáo viên phải biết sử dụng linh hoạt công nghệ thông tin, các hình ảnh trong bài giảng.

Theo cô Yến, việc áp dụng công nghệ thông tin không có nghĩa là các thầy, cô chỉ làm slide sau đó chỉ nói theo slide, việc này dẫn dễ dẫn đến việc đọc, chép…

Việc tích học liên môn sẽ thất bại nếu giáo viên chỉ cung cấp kiến thức cho học sinh bằng cách truyền thụ một chiều, thiếu sự sáng tạo.

Việc day văn nói riêng cũng như các môn khoa học xã hội nói chung sẽ giúp các em rất nhiều trong cuộc sống. Việc này rất quan trọng với các em học sinh trước khi học những cấp học tiếp theo.

Những kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống sẽ giúp ích cho các em sau này.

Do đó, ngoài việc cung cấp kiến thức trong các tác phẩm văn học, sách vở giáo chúng tôi tăng cường cung cấp cho các em những kiến thức ngoài xã hội với rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống kể cả những lĩnh vực xã hội đang quan tâm như khởi nghiệp trong thời đại 4.0.

Các tấm gương lập nghiệp, những phong trào khởi nghiệp của thanh niên hiện nay được báo chí phản ánh đều được các thầy cô giáo đưa vào bài giảng.

Các giá trị của nhiều tác phẩm văn học kinh điển đều đã được chuyển thể bằng điện ảnh, việc sử dụng những hình ảnh đó sẽ giúp các em có cái nhìn trực quan, sinh động cho bài học.

Trường Long Châu Sa và cuộc trò chuyện về dạy và học Thời đại 4.0 ảnh 2Giáo sư Nguyễn Lân Dũng nói, hãy học để thành người tự do

Rồi giáo dục giá trị cốt lõi của nhân loại, vấn đề giá trị cốt lõi của thanh niên hiện nay để học sinh có được nền tảng tốt từ đó học sinh sẽ không bị lúng túng trước bất kỳ vấn đề nào trong các đề nghị luận xã hội và các vấn đề cuộc sống đặt ra.

Bên cạnh đó việc kết hợp tự học ở nhà bằng cách cung cấp cho các em những tên, từ khóa để có thể tìm hiểu trên mạng internet cũng mang lại hiệu quả.

Khi bày tỏ quan điểm của mình về dạy tích hợp môn văn ở trường phổ thông, cô Nguyễn Thị Hải Yến cho rằng: “Với môn văn theo kinh nghiệm dạy học tích hợp của tôi là hết sức cần thiết”.

Với kinh nghiệm của mình cô Yến đã đạt giải nhất trong việc tích hợp liên môn tỉnh Phú Thọ.

Theo cô Yến, việc tích học liên môn đối với các thầy cô giáo có thể bước đầu gặp một số khó khăn bởi chúng trước đây chúng ta thường dạy đơn môn, các kỹ năng, kiến thức cần thiết cũng chỉ xoay quanh môn học được đào tạo.

Tuy nhiên, đối với môn văn, thực tế khi giảng dạy môn học này đã bao hàm rất nhiều kiến thức khác nhau. Do đó, nếu có sự chuẩn bị kỹ việc tích học liên môn cho môn văn học sẽ thu lại được rất nhiều kết quả khả quan.

Theo cô giáo Yến, trước hết, cần đổi mới tư duy trong phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo và tư duy tích cực để học sinh chủ động nắm bắt kiến thức”.

Nói về môn Văn, cô giáo Hải Yến cho rằng đặc thù môn Văn tổng hợp trong đó có rất nhiều về vấn đề văn hóa, lịch sử, địa lý rồi. Văn học luôn có sự đan xen và mối liên hệ rất chặt chẽ với các kiến thức kia.

Những buổi “Khởi nghiệp trong thời đại công nghiệp 4.0” sẽ giúp học sinh có cái nhìn phong phú hơn tiếp cận kiến thức (Ảnh: Lại Cường)
Những buổi “Khởi nghiệp trong thời đại công nghiệp 4.0” sẽ giúp học sinh có cái nhìn phong phú hơn tiếp cận kiến thức (Ảnh: Lại Cường)

Riêng với môn Văn, dù chưa dạy tích học liên môn nhưng bản thân nó đã đòi hỏi người dạy phải có khối kiến tức tích hợp rồi.

Ví dụ như để giúp học sinh cảm nhận được ý nghĩa tác phẩm "Tuyên ngôn độc lập" luôn cần phải có kiến thức về bối cảnh lịch sử.

Bên cạnh đó, với kinh nghiệm của mình, cô giáo Hải Yến đã sử dụng clip được trình chiếu ngay trên lớp. Điều này cho học sinh được học bằng giáo cụ trực quan do đó các kiến thức sẽ được tiếp thu trong một sự kiện lịch sử, một tác phẩm văn học. Trong bối cảnh lịch sử đó mới thấy được giá trị tinh thần, tư tưởng của nó.

Cái thứ hai môn văn cũng là môn bắt buộc xây dựng dạy tích hợp, trong đó có tích hợp theo chiều dọc và tích hợp theo chiều ngang.

Tức là tích hợp theo bộ môn văn học và tích hợp các môn học khác liên quan đặc biệt các môn học xã hội”.

Trường Long Châu Sa và cuộc trò chuyện về dạy và học Thời đại 4.0 ảnh 4Tây tích hợp, ta ghép môn

Theo cô giáo Hải Yến, việc tích hợp liên môn không khó nếu chúng ta sẵn sàng đổi mới và hơn hết phải có quyết tâm đổi mới cao.

Vẫn biết vượt qua được nguyên lý giáo dục từ truyền thụ một chiều sang định hướng và hướng dẫn học sinh là điều không dễ dàng, nhất là đối với đội ngũ giáo viên nhiều năm giảng dạy theo lối mòn.

Thẳng thắn nhìn nhận vấn đề này, cô giáo Hải Yến cho rằng, công tác giáo dục bây giờ đứng trước thay đổi vừa là cơ hội, vừa là thách thức mới.

Thấy rằng đây là một vấn đề khó cần đòi hỏi mỗi một cô thầy giáo đứng lớp phải luôn tự hoàn thiện mình, tự đổi mới mình để cập nhật được các kiến thức, kỹ năng.

Lại Cường