Truyền thông là giải pháp quan trọng để phòng chống tác hại của thuốc lá

03/12/2015 15:55
Thế Quân
(GDVN) - Theo Thứ trưởng Trương Minh Tuấn, vài trò của truyền thông trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá là vô cùng quan trọng.

Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông – ông Trương Minh Tuấn tại buổi khai mạc lớp tập huấn “Nâng cao công tác truyền thông, và nhận thức về phòng chống tác hại của thuốc lá” cho các biên tập viên, phóng viên của các cơ quan báo đài ở trung ương, TP.HCM.

Buổi khai mạc lớp tập huấn này vừa diễn ra vào sáng ngày 3/12/2015 ở TP.HCM.

Thứ trưởng Trương Minh Tuấn, đồng thời cũng là thành viên ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống tác hại của thuốc là cho biết, nghị định 229 của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 25/1/2013, phê duyệt “Chiến lược quốc gia phòng chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020” cũng đã xác định rõ “Thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá là giải pháp chủ đạo”.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn phát biểu khai mạc Hội nghị (ảnh: T.Q)
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn phát biểu khai mạc Hội nghị (ảnh: T.Q)

Chính vì vậy, công tác truyền thông pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc là là rất quan trọng. Tại Việt Nam, sau khi trở thành thành viên tham gia công ước khung của tổ chức Y tế thế giới (WHO) về kiểm soát thuốc lá hồi năm 2004, cho đến nay, Việt Nam đã ban hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Ngoài ra còn có Nghị định 77/2013 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Như vậy, luật và các văn bản hướng dẫn đã tạo ra một hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá như hiện nay, đáp ứng tốt yêu cầu công ước khung của quốc tế về kiểm soát thuốc lá, hạn chế tối đa bệnh tật, cứu sống tính mạng người dân, nâng cao sức khỏe của cộng đồng.

Trong thời gian vừa qua, báo chí và truyền thông đã và đang tham gia tốt, tích cực vào hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, như: Báo chí chưa quan tâm, coi đây là nhiệm vụ tuyên truyền của báo chí…

Quang cảnh Hội nghị tập huấn nâng cao công tác truyền thông, nhận thức về phòng chống tác hại của thuốc lá (ảnh: T.Q)
Quang cảnh Hội nghị tập huấn nâng cao công tác truyền thông, nhận thức về phòng chống tác hại của thuốc lá (ảnh: T.Q)

Nhiều báo còn vi phạm pháp luật, khi cho đăng tải các hoạt động tài trợ của nhà sản xuất thuốc lá, tuyên truyền chưa sâu rộng, chưa có ý nghĩa và giải pháp sâu sắc.

Đại diện WHO thông tin, thuốc là là sản phẩm tiêu dùng hợp phát, duy nhất gây chế sớm cho một nửa người sử dụng. Cứ khoảng 6 triệu người chết trên thế giới chết vì hút thuốc lá, thì có 5 triệu người chết vì sử dụng và 600.000 người chết do tác hại của hút thuốc lá tự động.

Tại Việt Nam, có khoảng 15 triệu người hút thuốc trong đó phần lớn là nam giới, với tỷ lệ vẫn là: Người hút thuốc có thói quen hút thuốc trong ngày, 2/3 phụ nũ và 1/2 trẻ em Việt Nam thường xuyên hút thuốc tự động.

Hút thuốc là nguyên nhân, và làm tăng khả năng mắc các bệnh về: Miệng, thanh quan, thực quản, khí quản, phế quản, ung thư dạ dày, gan, tụy, mật , ung thư dạ dày…và rất nhiều bệnh khác.

Khói thuốc thụ động làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, ung thư phổi. Trẻ có dính líu đến hút thuốc lá tự động sẽ hay ốm vặt, phổi phát triển kém, nguy cơ mắc viêm phế quản, phổi, hen là rất cao.

Việt Nam là quốc gia hút thuốc lá nhiều thứ 15 trên thế giới, nên công tác truyền thông đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thay đổi nhận thức, từ người hút thuốc cho tới toàn xã hội.

Tại Hội nghị tập huấn này, các đại biểu cũng đã trao đổi những vướng mắc trong quá trình tiếp cận, xử lý thông tin, cũng như truyền tải thông điệp tác hại của thuốc lá làm sao thật dễ hiểu, chính xác, nhưng cũng phải thuyết phục tới người đọc.

Thế Quân