Vẻ đẹp Thuý Vân và những ngộ nhận

28/01/2015 07:17
NGUYỄN CẨM XUYÊN
(GDVN) - Mở đầu Truyện Kiều có đoạn tả tài sắc hai thiếu nữ nhà họ Vương, trong đó 4 câu, từ 19 đến 22 là để tả Thuý Vân; riêng câu 20 đã gây nhiều tranh luận ...

Tiếp tục tranh luận về cách hiểu vẻ đẹp của Thúy Vân trong thơ Nguyễn Du được dẫn trong Sách giáo khoa lớp 9, Tòa soạn nhận được bài viết của tác giả Nguyễn Cẩm Xuyên. Ông cũng là nhà giáo, đã nghỉ hưu nhưng rất tâm huyết với nghề và còn có nhiều nghiên cứu về bài giảng, góc tiếp cận rất hữu ích. Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả, cũng như một góc nhìn đối với góp ý của tác giả Huy Thư ở bài viết "Thúy Vân mày rậm hay thân hình nở nang?".

(Trong bài viết, có một số chữ nôm, cho nên chúng tôi buộc phải trình bày dưới dạng ảnh chứ không phải ảnh minh họa. Độc giả lưu ý đọc tiếp bài ở các bức ảnh này).

Mở đầu Truyện Kiều có đoạn tả tài sắc hai thiếu nữ nhà họ Vương, trong đó 4 câu, từ 19 đến 22 là để tả Thuý Vân; riêng câu 20 đã gây nhiều tranh luận: “khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang” hay “khuôn lưng đầy đặn nét người nở nang”?

Khuôn lưng” hay “khuôn trăng”/ “nét ngài” hay “nét người”? Câu hỏi làm tốn nhiều giấy mực. Hàng mấy chục năm qua, người đọc thơ nêu nhiều thắc mắc xoay quanh những lí giải khác nhau giữa các công trình biên soạn của các học giả đã chú thích, hiệu đính Truyện Kiều bằng quốc ngữ. Bên cạnh những biên soạn của  những người danh tiếng như Trương Vĩnh Ký, Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn, Đào Duy Anh, Nguyễn Thạch Giang, Nguyễn Quảng Tuân, Nguyễn Tài Cẩn… lại xuất hiện một số bài viết với các luận đoán sai vì chủ quan, vì chỉ biết Truyện Kiều qua chữ quốc ngữ, không hiểu được cái phức tạp trong cấu trúc chữ nôm.

Điểm mấu chốt: Việc phiên âm các bản kiều nôm.

Vẻ đẹp Thuý Vân và những ngộ nhận ảnh 1Thúy Vân "mày rậm" hay thân hình nở nang?

(GDVN) - Một câu thơ 6 chữ của đại thi hào Nguyễn Du, tưởng chừng đơn giản, nhưng thời gian qua, cả trên sách giáo khoa, dường như mọi người đã hiểu chưa chuẩn về nó.

Truyện Kiều bao thế kỉ qua được mọi tầng lớp từ trí thức đến bình dân ưa chuộng nên được khắc ván in nhiều lần bằng chữ nôm. Số lượng bản Kiều nôm hiện sưu tầm được tương đối nhiều hơn so với các tác phẩm chữ nôm khác. Ngoài các bản lưu trữ ở thư viện trong và ngoài nước, hiện nay tại kho sách của ông Nguyễn Khắc Bảo, một thầy thuốc đông y ở Bắc Ninh có đến 52 bản Kiều nôm cổ, trong đó có một bản chép tay được cho là cuốn đã được dùng làm mẫu để khắc in bản Kiều nôm Liễu Văn Đường 1866. Tại đây cũng có một bản được sưu tầm từ hậu duệ gia đình anh trai thi hào Nguyễn Du là ông Nguyễn Trừ.

Nhiều bản Kiều nôm khác cũng đang được các học giả lưu giữ ở thư viện riêng. Đây là những căn cứ giúp ta có thể phân biệt được đúng sai.

Để xác định được “khuôn lưng” hay “khuôn trăng”; “nét ngài” hay “nét người” thì cần xem các bản Kiều nôm cổ.

"Khuôn lưng" hay "Khuôn trăng"?        

Trong chữ Hán, chữ nguyệt 月 và chữ nhục 肉 khác nhau - nhưng khi biến thành bộ(1), lại giống nhau, cùng viết là 月(2).

Ví dụ :

-    Chữ lãng 朗 gồm bộ nguyệt 月 bên phải và chữ lương 良 bên trái.

-    Chữ hồ 胡  gồm bộ nhục 月bên phải và chữ cổ 古 bên trái.

Tuy lãng hồ có phần bên phải nhìn chẳng có gì khác nhau cả nhưng phần giống nhau này lại là 2 bộ khác nhau. Trong chữ lãng  là bộ nguyệt – còn trong chữ hồ là bộ nhục. Chính vì vậy, có nhiều người nhầm. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương hay chữ thế nhưng cũng nhầm! Cứ nghĩ họ hồ của mình được kết bởi 2 chữ cổnguyệt (胡 = 古+月), Hồ Xuân Hương đặt tên ngôi nhà ngâm vịnh thơ bên hồ Tây là Cổ Nguyệt đường. Thật ra chữ hồ kết thành bởi 2 chữ : cổnhục cho nên ngôi nhà này phải là Cổ Nhục đường mới đúng.

Khi tạo hình chữ nôm, các nhà Nho nước ta cũng rơi vào tình cảnh như vậy đối với 2 chữ:

Nhìn hai chữ thì tưởng hoàn toàn giống nhau đấy nhưng người đọc văn nôm phải biết phân biệt theo ngữ cảnh, khi nào thì đọc là “lưng”, khi nào lại đọc là “trăng”.

Nếu đọc là “lưng”  thì phải biết bộ 月nằm phía trái là bộ nhục (bởi lưng thuộc thân thể, tất phải có thịt [nhục] trong đó).

Nếu đọc là trăng thì bộ 月nằm phía trái lại là bộ nguyệt (trăng).

Điều oái oăm này đã xảy ra ở câu 20 của Truyện Kiều. Xin chứng minh trong khuôn khổ 5 bản Kiều nôm:

4 chữ này được hầu hết các nhà nghiên cứu đọc là “khuôn trăng đầy đặn”, chỉ có Trương Vĩnh Ký đã đọc là “khuôn lưng đầy đặn”. Gần đây học giả Nguyễn Quảng Tuân cũng đã phiên âm 4 chữ này của bản Kinh 1870 là “khuôn lưng đầy đặn”.

Một trang của bản Kiều nôm năm 1870 do học giả Nguyễn Quảng Tuân trong chuyến đi Mỹ năm 2000 được GS. Đàm Quang Hưng tặng. Đây là bản viết tay của Tiểu Tô Lâm – Noạ Phu chép tại kinh đô Huế năm 1870 khi đang làm quan ở bộ Công dưới triều Tự Đức. (6) (Trang chữ bắt đầu từ câu 15. Đọc theo hàng dọc, từ phải sang. Mỗi hàng dọc gồm 2 câu thơ.) 15. Đầu lòng hai ả tố nga. 16. Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân. 17. Mai cốt cách, tuyết tinh thần, 18. Một người một vẻ, mười phân vẹn mười. 19. Vân xem trang trọng khác vời, 20. Khuôn lưng đầy đặn, nét người nở nang. 21. Hoa cười ngọc nói đoan trang, 22. Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. 23. Kiều càng sắc sảo mặn mà, 24. So bề tài sắc lại là phần hơn. 25. Nền thu thuỷ, thấp xuân sơn, 26. Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. 27. Một hai nghiêng nước nghiêng thành, 28. Sắc đành có một, tài đành hoạ hai. * Câu 18 và câu 20 có 2 chữ “người” được vòng mực đỏ.
                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                  

Một trang của bản Kiều nôm năm 1870 do học giả Nguyễn Quảng Tuân trong chuyến đi Mỹ năm 2000 được GS. Đàm Quang Hưng tặng. Đây là bản viết tay của Tiểu Tô Lâm – Noạ Phu chép tại kinh đô Huế năm 1870 khi đang làm quan ở bộ Công dưới triều Tự Đức. (6)

(Trang chữ bắt đầu từ câu 15. Đọc theo hàng dọc, từ phải sang.

Mỗi hàng dọc gồm 2 câu thơ.)

15. Đầu lòng hai ả tố nga.

16. Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.

17. Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
18. Một người một vẻ, mười phân vẹn mười.

19. Vân xem trang trọng khác vời,
20. Khuôn lưng đầy đặn, nét người nở nang.
21. Hoa cười ngọc nói đoan trang,
22. Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

23. Kiều càng sắc sảo mặn mà,
24. So bề tài sắc lại là phần hơn.

25. Nền thu thuỷ, thấp xuân sơn,
26. Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
27. Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
28. Sắc đành có một, tài đành hoạ hai.

* Câu 18 và câu 20 có 2 chữ “người” được vòng mực đỏ.

Vấn đề đặt ra ở đây là: Vậy hiện nay, viết bằng quốc ngữ, ta nên chép câu này là “Khuôn trăng đầy đặn” hay “khuôn lưng đầy đặn”?

Nói nghe cũng kì nhưng quả thật chữ này đọc là trăng cũng được mà đọc là lưng cũng được. Nếu đọc là trăng thì đây là câu thơ tả người thiếu nữ có khuôn mặt đầy đặn, còn đọc là lưng thì lại hiểu ra là một nàng Thuý Vân mập mạp. Tuy vậy nên đọc là “khuôn trăng” thì hơn.
Nói nghe cũng kì nhưng quả thật chữ này đọc là trăng cũng được mà đọc là lưng cũng được. Nếu đọc là trăng thì đây là câu thơ tả người thiếu nữ có khuôn mặt đầy đặn, còn đọc là lưng thì lại hiểu ra là một nàng Thuý Vân mập mạp. Tuy vậy nên đọc là “khuôn trăng” thì hơn.

Để giải thích lí do, xin trích sau đây lời kể của GS. Nguyễn Huệ Chi:

lẫn chứ không tách bạch rạch ròi mà nghĩa vẫn thông với nhau - tôi hứng thú với cách phiên âm thứ hai và giơ tay tỏ ý biểu đồng tình, nhất là khi nghe chính một nhà bác học như Trương Vĩnh Ký từ lâu cũng đã từng phiên Khuôn lưng đầy đặn nét người nở nang (1875). Giữa lúc các soạn giả đang trầm ngâm cân nhắc ý kiến của tôi thì một nhà nghiên cứu có mặt trong cuộc họp, ông Lại Ngọc Cang, nay đã quá cố, bằng những lời sắc sảo, nêu câu hỏi chất vấn ngay. Theo ông, trong việc lựa chọn dị bản của Truyện Kiều, bên cạnh các tiêu chí như tự dạng chữ Nôm và ngữ âm học còn có tiêu chí cần hết sức chú trọng là quan niệm thẩm mỹ của tác giả. Ca dao chúng ta thường nói đến “Những cô thắt đáy lưng ong” để hình dung vẻ đẹp của phụ nữ. Thử tưởng tượng một Thúy Vân “khuôn lưng đầy đặn nét người nở nang” nghĩa là từ trên xuống dưới thẳng đuột, không còn chỗ nào gọi là “eo” nữa thì trong mắt Nguyễn Du có còn là “ả tố nga” (người đẹp) nữa hay không? Tất cả phòng họp chợt tỉnh ra và cười ồ lên…”

Căn cứ vào mặt chữ không được, ta đành phải nhờ vào suy luận dựa trên thực tế đời thường. Trước vấn đề này, An Chi cũng viết: “… Mới ở câu thứ 17, Nguyễn Du còn tả hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân là "mai cốt cách, (tuyết tinh thần)" thì có lẽ nào đến câu 20 ông lại "phản phé" mà ''thổi'' Thúy Vân lên thành một người đẹp có thân hình nở nang? Tiểu thuyết gia hạng xoàng còn chưa làm được như thế, huống hồ Nguyễn Du!...” (7)

Vậy có lẽ không nên theo cách phiên âm của cụ Trương Vĩnh Ký “khuôn lưng đầy đặn” được. Câu 20 nên đọc là “ khuôn trăng đầy đặn…”

B-  “NÉT NGƯỜI” HAY “NÉT NGÀI” ?

Cái khó trong khi viết và đọc chữ nôm là thế. Đến “nét ngài”- “nét người” cũng phức tạp không kém.

Cũng xem 5 câu nôm trích ở trên ta thấy:

Vậy nếu dùng bản Kinh đời Tự Đức 1870 chẳng hạn để phiên âm thì câu 20 là “Khuôn trăng đầy đặn nét người nở nang”; còn nếu dùng một số các bản Kiều nôm khác thì sẽ là “Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang”.

Hiện nay chưa ai biết được nguyên bản đầu tiên lúc cụ Nguyễn Du viết ra sao. Bây giờ chỉ có những bản chép lại của người đời sau thì phải tuân theo nguyên tắc là phiên âm trung thành với bản nôm có được. 2 bản nôm khác nhau sẽ cho 2 bản quốc ngữ khác nhau.

-    Đọc câu “Khuôn trăng đầy đặn nét người nở nang” ta hình dung được một Thuý Vân có khuôn mặt  đầy đặn với vẻ người tròn trịa, khác với Thuý Kiều. Cách tả này có vẻ toàn diện hơn và ăn khớp hơn với câu thơ trước đó : “Một người một vẻ mười phân vẹn mười”.

-    Nếu là “Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang” thì câu thơ chỉ tả được mặt của Thuý Vân: giữa khuôn mặt đầy đặn là nét mày ngài thanh tú đẹp đẽ(8). Cách tả này chỉ tập trung ở khuôn mặt, không hay bằng cách tả trên. Vậy nhưng nghĩa cả hai câu đều có thể chấp nhận được.

Đến đây ta khẳng định một điều ở câu 20: Tuỳ theo bản Kiều nôm dùng để phiên âm mà bản quốc ngữ sẽ có chữ “ngài” hay “người”. Không thể nào lí giải là vì thổ âm vùng Nghệ Tĩnh mà phát sinh ra bản Kiều viết “người” thành “ngài” được bởi vì Nguyễn Du viết Kiều là viết bằng chữ nôm chứ!

Ai lí giải là ở câu 20, Nguyễn Du viết chữ “người” nhưng do thổ âm Nghệ Tĩnh mà viết lệch thành “ngài” là chứng tỏ không biết gì về chữ nôm hoặc mơ hồ mà tưởng rằng thời Nguyễn Du đã dùng chữ quốc ngữ (!).

Chú thích:

Vậy nét ngài nở nang nên hiểu là nét mày đẹp chứ không nên hiểu là nét mày to, rậm.

NGUYỄN CẨM XUYÊN