10 sai lầm tồi tệ nhất trong phương pháp giảng dạy của giáo viên

02/08/2012 06:03
Châu Long (Theo 712Educators)
(GDVN) - Yêu cầu học sinh tắt chuông điện thoại trong khi thầy vẫn thản nhiên nhấc máy giữa giờ học là điều vô lý nhưng vẫn diễn ra ở không ít lớp học. Tuy không nói thẳng trước mặt giáo viên, nhưng trong trường hợp ấy, các học sinh sẽ thấy mình không được tôn trọng, và thầy không xứng để đứng trên bục giảng bởi thiếu đi cái lịch sự cơ bản của những người có văn hóa.
Nghề giáo luôn là nghề cần sự tâm huyết, nhiệt tình và tấm lòng bao dung.
Nghề giáo luôn là nghề cần sự tâm huyết, nhiệt tình và tấm lòng bao dung.
Nghề giáo luôn là nghề cần sự tâm huyết, nhiệt tình và tấm lòng bao dung, thế nên trẻ thơ đều thuộc lòng câu hát “công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Song gần đây, một bộ phận giáo viên đang làm xấu đi hình ảnh ấy khi ngược đãi, đánh đập học sinh, xúc phạm, lăng mạ và gây áp lực cho các em. Bên cạnh đó, phương pháp giáo dục và tiếp cận học trò của nhiều thầy cô vẫn còn những lỗ hổng cần kịp thời khắc phục. 
Dưới đây là 10 sai lầm nghiêm trọng nhất có thể làm giảm hiệu quả giảng dạy và khả năng tiếp nhận bài giảng của học sinh.
1. Giáo viên tỏ ra cứng nhắc, lạnh lùng và không thân thiện với học sinh.
Một người thầy nghiêm khắc và có uy thường khiến học sinh kính trọng và vâng lời. Nhưng khi “cái uy” ấy trở thành bức tường chắn giữa thầy và trò, thì cảm giác khó gần và thiếu thân thiện sẽ làm những tiết học nặng nề và gò bó. Điều này khiến các em nghĩ bản thân các thầy cô cũng không mấy vui vẻ với lớp, nhiệt tình với trò.
2. Giáo viên “bằng vai phải lứa” với học trò

Thầy cô thân thiện với học sinh không đồng nghĩa với việc trở thành bạn bè “bằng vai phải lứa” với các em. Song không ít giáo viên mắc phải sai lầm nghiêm trọng này, đặc biệt là các thầy cô trẻ. Lứa tuổi học trò có nhiều bí mật, tâm tư cần chia sẻ, nhưng tìm cách tiếp cận các em mà đánh mất giới hạn thầy - trò sẽ làm giảm hiệu quả dạy và học.
Một người thầy có đạo đức sẽ không bao giờ làm thế! Bởi nếu hình phạt có đủ sức làm gương cho các học sinh khác không tái phạm thì lại trở thành nỗi xấu hổ ám ảnh trong ký ức của chính học trò bị phạt. Chỉ một lần bị “bêu gương”, học sinh đó không chỉ chịu áp lực từ thầy cô, bạn bè, gia đình mà còn gây phản ứng tâm lý ghét môn học do thầy cô đó dạy. Nhưng nếu thầy cô dành thời gian gặp riêng học sinh, phê bình, rút kinh nghiệm và sau đó là động viên để học trò của mình đừng tái phạm thì chắc chắn hiệu quả giảng dạy sẽ cao hơn.
4. Nhục mạ học sinh

Nhục mạ học sinh là một hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo. Khi bị nhục mạ, nhiều học sinh tỏ ra sợ hãi và mất tự tin trong buổi học. Không chỉ thế, người giáo viên buông lời nhục mạ học trò mình sẽ làm mất niềm tin trong lòng các em. Các em nghĩ gì khi người có trách nhiệm dạy các em “lời hay ý đẹp” lại phát ngôn “chợ búa” và thiếu văn hóa?
5. Quát tháo học sinh như một thói quen để “thị uy”

Là người thầy, muốn chiến thắng được cái “ngông” rất trẻ người non dạ của các trò thì thực sự cần có đức, có tâm. Tuy nhiên nhiều giáo viên lại chọn cách quát mắng học trò ngay khi bước chân vào lớp để các em sợ và “giữ trật tự”. Người thầy hay quát tháo vô tình đã biến chính lớp học của mình thành một chiến trường mà họ sẽ luôn thua cuộc. 
6. Kìm hãm trí sáng tạo của học sinh

Các em học sinh đều muốn làm ba mẹ tự hào bằng những điểm tốt và lời khen ngợi của thầy cô. Có lẽ vì thế mà chúng chăm chỉ học các bài văn mẫu, vẽ mẫu sao cho giống “lời cô dạy” nhất. Và sai thêm sai khi nhiều giáo viên còn duy trì lối “truy bài” học vẹt. Thay vì hỏi các em hiểu gì, nghĩ gì lại vội vàng yêu cầu đọc thuộc lòng bài ngày hôm trước. Nếu bài kiểm tra “lạ”, “không giống văn cô” thì khó lòng mà đạt điểm cao. Cái sai của người thầy ở đây là thay vì chỉ ra những con đường để học trò chọn mà đi, lại ép học trò đi theo đúng một con đường mà thầy cô đã đi mòn rồi.
7. Thiên vị

Đây là một sai lầm ở người thầy khiến nhiều học sinh khó chịu nhất. Là thầy thì phải công bằng, sáng suốt như những vị quan tòa trên bục giảng. Nhưng sự thiên vị của thầy cô đã làm học trò sớm nản lòng vì cái hình thức “bất công xã hội” giản đơn nhất mà chúng được chứng kiến. Đặc biệt ở các cấp tiểu học, trung học cơ sở, khi chớm nhận thức được cuộc sống, các trò nhỏ đã phát hiện ra cô giáo hay cho bạn lớp trưởng điểm cao và ít khi gọi bạn không học thêm nhà cô lên bảng.
8. Lập ra những quy định vô lý và thiếu công bằng giữa thầy và trò trong lớp học

Yêu cầu học sinh tắt chuông điện thoại trong khi thầy vẫn thản nhiên nhấc máy giữa giờ học là điều vô lý nhưng vẫn diễn ra ở không ít lớp học. Tuy không nói thẳng trước mặt giáo viên, nhưng trong trường hợp ấy, các học sinh sẽ thấy mình không được tôn trọng, và thầy không xứng để đứng trên bục giảng bởi thiếu đi cái lịch sự cơ bản của những người có văn hóa. Còn nhiều “điều luật” vô lý của giáo viên mà chính họ không thực hiện như chuyện giờ giấc, nộp bài - trả bài hay xin phép nghỉ. Muốn dạy được trò, bản thân người thầy phải là tấm gương, lấy cái đức để răn đe chứ không phải một mớ quy định mà đến thầy cũng không thực hiện được!
9. Buôn chuyện và nói xấu thầy cô khác với học trò của mình

Đây là sai lầm mà các giáo viên nữ hay mắc phải khi quá gần gũi và thường xuyên “tâm sự” với các học trò trong lớp học. Những câu chuyện vui chen ngang tiết học ảm đạm là điều cần thiết để các em lấy tinh thần và có cảm giác hứng thú với môn học. Xong việc buôn chuyện với học trò lại là một sự quá đà trong phương pháp giảng dạy, vì trường học là môi trường mô phạm chứ không phải chợ búa. Và đặc biệt là dù được lòng học trò đến đâu, người thầy cũng không nên mang chuyện bất bình với đồng nghiệp ra để “tâm sự” trước lớp, vừa làm xấu hình ảnh của người thầy, vừa dễ tạo ra mối quan hệ bất hòa khi câu chuyện từ hàng chục học sinh dễ dàng đến tai “nạn nhân”.
10. Không rõ ràng khi chấm điểm 

Kết quả học tập đóng vai trò quan trọng đối với tương lai của học sinh. Nó không chỉ thể hiện năng lực, sở trường, sở đoản của các em mà còn là cơ sở để định hướng nghề nghiệp cho tương lai. Thế nhưng việc không có một thang điểm rõ ràng với các bài kiểm tra do giáo viên được quyền ra đề và chấm tạo nên những lệch lạc không nhỏ trong kết quả học tập của học sinh.
10 sai lầm trên đây là điều mà mỗi giáo viên cần nhận thức được để tránh. Bởi trường học phải là nơi chuẩn mực về học vấn và đạo đức thì học trò mới trưởng thành theo những con đường đúng đắn để tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ, xây dựng tổ quốc.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

185 trường có điểm: ĐH Quảng Bình, 630 thí sinh dưới điểm sàn 2011

CĐ Kinh tế - Kĩ thuật Kiên Giang, CĐ VHNT Việt Bắc công bố điểm thi

Bí quyết đỗ thủ khoa Học viện Kỹ thuật quân sự của cậu học trò nghèo

GS. Phạm Đức Dương kể chuyện bị thầy đánh vào 5 đầu ngón tay

HV Âm nhạc Quốc gia Việt Nam: 79% bài thi môn Văn dưới điểm 5

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Châu Long (Theo 712Educators)