Lùm xùm ở ĐH Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh:

BGH ĐH Hùng Vương nghi vấn tính pháp lý của QĐ đình chỉ chức vụ HT

14/03/2012 12:00
Thu Hòe
(GDVN) - Trường ĐH Hùng Vương vừa có kiến nghị lên Thủ tướng CP và các cơ quan chức năng kiến nghị rà soát lại tính pháp lý việc đình chỉ chức vụ hiệu trưởng…

Ngày 27/2/2012, Văn phòng UBND TP Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc họp thông qua kết quả thanh tra toàn diện với trường ĐH Hùng Vương TP Hồ Chí Minh của Thanh tra TP Hồ Chí Minh sau 70 ngày làm việc tại trường. Tiếp đó, ngày 28/2/2012, Văn phòng UBND TP Hồ Chí Minh phát hành Thông báo số 103/TB – VP về kết luận chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Hứa Ngọc Thuận tại cuộc họp thông qua kết luận thanh tra toàn diện trường ĐH Hùng Vương TP Hồ Chí Minh.Thanh tra TP kiến nghị UBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo xử lý Căn cứ trên những kết luận, Thanh tra thành phố kiến nghị UBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo xử lý từng nội dung sai phạm với từng đối tượng cụ thể. Cụ thể:
Đối với trường ĐH Hùng Vương TP Hồ Chí Minh: UBND TP có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan có chức năng kiểm tra, rà soát kỹ càng để có biện pháp khắc phục, chấn chỉnh, tránh lặp lại các sai sót như kết luận thanh tra đã nêu. Trường nhanh chóng rà soát, bổ sung và hoàn tất đầy đủ các thủ tục chuyển sang loại hình tư thục theo đúng quy định hiện hành của Bộ Giáo dục – Đào tạo, chấn chỉnh nhanh những sai sót, vi phạm trong thời gian qua. Chậm nhất trong Quý I, trường ĐH Hùng Vương TP Hồ Chí Minh phải báo cáo kết quả thực hiện với Bộ Giáo dục – Đào tạo và UBND TP Hồ Chí Minh. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh: Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo thành phố có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục – Đào tạo tổ chức kiểm tra, làm rõ trách nhiệm để xảy ra những sai sót nghiêm trọng ở trường ĐH Hùng Vương TP Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua. Giám đốc Sở có nghĩa vụ báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất biện pháp xử lý đến Bộ Giáo dục – Đào tạo và UBND TP. Đồng thời, Giám đốc Sở Giáo duc – Đào tạo TP Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục – Đào tạo giám sát quá trình trường ĐH Hùng Vương TP Hồ Chí Minh thực hiện việc ra soát, bổ sung, hoàn tất thủ tục chuyển đổi loại hình dân lập sang tư thục theo đúng quy định hiện hành của Bộ. Sở Giáo dục – Đào tạo thành phố có trách nhiệm phải báo cáo kết quả thực hiện với Bộ Giáo dục – Đào tạo và với UBND TP trong thời gian sớm nhất. Đối với trường hợp ông Ngô Gia Lương là giảng viên chính của trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, đồng thời là Phó trưởng khoa Quản trị bệnh viện ĐH Hùng Vương TP Hồ Chí Minh, Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc xử lý theo đúng quy định hiện hành về quản lý cán bộ, công chức của Nhà nước. Với các khoản thu, chi chưa đăng ký kê khai thuế, Cục trưởng Cục thuế TP có trách nhiệm kiểm tra và báo cáo kết quả về UBND TP để xem xét, giải quyết. Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố nhận nhiệm vụ kiểm tra và xử lý theo quy định đối với việc đăng ký góp vốn của các cở đông sáng lập Công ty CP Đầu tư Phát triển trường ĐH Hùng Vương TP Hồ Chí Minh.
Những sai phạm ở trường ĐH DL Hùng Vương đã góp phần làm xấu hình ảnh của các trường dân lập
Những sai phạm ở trường ĐH DL Hùng Vương đã góp phần làm xấu hình ảnh của các trường dân lập
UBND TP chỉ đạo xử lý Để giải quyết các kiến nghị của Thanh tra thành phố, UBND thành phố đã chỉ đạo thực hiện như sau:Thứ nhất, giao cho Sở Nội vụ Dự thảo quyết định thành lập tổ công tác liên ngành thực hiện lết luận của Thanh tra thành phố để tiến hành tổ chức kiểm điểm trách nhiệm, đề xuất biện pháp xử lý cho UBND thành phố… Thứ hai, giao cho Sở Nội vụ trình UBND TP Quyết định tạm đình chỉ chức vụ Chủ tịch Hồi đồng quản trị đối với ông Đặng Thành Tâm và ông Lê Văn Lý, tập trung kiểm điểm làm rõ trách nhiệm cá nhân có liên quan. Hội đồng quản trị trường ĐH Hùng Vương TP Hồ Chí Minh có nhiệm vụ cử thành viên khác tạm thời điều hành hoạt động của trường cho đến khi kiểm điểm và xử lý xong những vấn đề sai phạm. Thứ ba, giao Sở Nội vụ tham mưu, trình UBND TP quy trình, thủ tục công nhận, miền nhiệm, đình chỉ, cách chức Chủ tịch Hội đồng quản trị, các thành viên Hội đồng quản trị có liên quan, hiệu trưởng, hiệu phó các trường ĐH tư thục trên địa bàn thành phố. Công đoàn trường “tha thiết” kiến nghị đến UBND TP Để nhanh chóng và tiếp tục ổn định nhà trường, nâng cao chất lượng đào tạo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của tập thể người lao động là cán bộ, nhân viên, giảng viên trường ĐH Hùng Vương TP Hồ Chí Minh, Ban chấp hành Công đoàn trường đã có kiến nghị đến Thanh tra thành phố và UBND TP. Theo đó, Công đoàn trường ĐH Hùng Vương TP Hồ Chí Minh tha thiết đề nghị: Thành ủy TP Hồ Chí Minh quan tâm đến quá trình chuyển đổi loại hình của trường ĐH Hùng Vương TP Hồ Chí Minh từ dân lập sang tư thục nhằm đảm bảo thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước, đồng thời tránh xảy ra xu hướng thương mại hóa giáo dục. Ban Tuyên giáo Thành ủy TP Hồ Chí Minh chỉ đạo các cơ quan truyền thông cẩn trọng trong việc đăng tải các thông tin “nhạy cảm” trong lĩnh vực giáo dục có thể ảnh hưởng đến hàng chục nghìn con người hiện là cán bộ, nhân viên, giảng viên, cựu sinh viên và sinh viên. Liên đoàn Lao động TP Hồ Chí Minh quan tâm và chỉ đạo kịp thời Ban chấp hành Công đoàn trường ĐH Hùng Vương trước những diễn biến tình hình xảy ra tại trường ĐH Hùng Vương TP Hồ Chí Minh. UBND TP Hồ Chí Minh có những chỉ đạo chính xác trong việc thực hiện những kiến nghị của Thanh tra thành phố với trường ĐH Hùng Vương TP Hồ Chí Minh.Ban Giám hiệu lại nghi vấn tính pháp lý của Quyết định đình chỉ chức vụ hiệu trưởng Cùng với những kiến nghị đến Thanh tra thành phố, UBND TP, trường ĐH Hùng Vương TP Hồ Chí Minh cũng có kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Vụ Pháp chế - Bộ Giáo dục – Đào tạo, Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật – Bộ Tư pháp, Hội đồng nhân dân TP Hồ Chí Minh, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh và Hiệp hội các trường CĐ, ĐH ngoài công lập Việt Nam về việc: “Rà soát lại tính pháp lý của quyết định đình chỉ chức vụ Hiệu trưởng trường ĐH Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh đối với PGS. Lê Văn Lý”.
Kiến nghị của trường ĐH Hùng Vương TP Hồ Chí Minh gửi Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan chức năng về việc rà soát lại tính pháp lý của Quyết định đình chỉ chức vụ hiệu trưởng của PGS. Lê Văn Lý.
Kiến nghị của trường ĐH Hùng Vương TP Hồ Chí Minh gửi Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan chức năng về việc rà soát lại tính pháp lý của Quyết định đình chỉ chức vụ hiệu trưởng của PGS. Lê Văn Lý.
Cụ thể:
Thông báo kết luận chỉ đạo của ông Hứa Ngọc Thuận có một số điểm cần làm rõ: - Tại mục 1 của Kết luận điều tra có hay không kết luận: “Xuất phát từ các mâu thuẫn gay gắt của 1 nhóm các lợi ích các thành viên của trường”?; - Việc giao Sở Nội vụ dự thảo Quyết định thành lập Tổ công tác liên ngành thực hiện kết luận của Thanh tra thành phố có đúng với kiến nghị biện pháp xử lý của Thanh tra thành phố ở mục 1, phần IV Kết luận Thanh tra?; - Việc giao Sở Nội vụ trình Quyết định tạm đình chỉ chức vụ trước khi có quy trình, thủ tục được UBND TP chính thức ban hành có cơ sở pháp lý hay không?; - Yêu cầu được giải thích về việc giao cho Sở Nội vụ tham mưu trình UBND quy trình, thủ tục công nhận, miễn nhiệm, cách chức...? Về hai Quyết định đình chỉ đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị và Hiệu trưởng của UBND thành phố chưa nêu đủ căn cứ pháp lý để ra quyết định, trường ĐH Hùng Vương yêu cầu được làm rõ và rà soát lại… Thư mời họp khẩn cấp của Văn phòng UBND TP có nhiều vấn đề cần lưu ý và xem xét lại. Vụ việc lùm xùm ở ĐH Hùng Vương TP.HCM hiện nay đang phản ánh đúng bản chất của quá trình chuyển đổi các trường Dân lập sang Tư thục. Thực tế đang xảy ra mâu thuẫn chưa giải quyết được trong việc đánh giá giá trị đóng góp bằng tiền của các cổ đông mới khi chuyển thành tư thục và giá trị vô hình của các nhà sáng lập ra trường Dân lập.Cần giải quyết cái gốc của vấn đề là mâu thuẫn về lợi ích Theo GS Trần Hồng Quân - Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ NCL Việt Nam, để giải quyết mâu thuẫn các trường phi lợi nhuận phải xóa bỏ nguyên tắc biểu quyết theo đối vốn. Đại hội cổ đông được thay bằng Đại hội nhà  trường, gồm toàn bộ cán bộ nhân viên cơ hữu. Thành  viên HĐQT không nhất thiết phải là người có góp  vốn, ở loại trường này các nhà giáo, nhà khoa học được xác lập ở vị trí chủ đạo, các nhà đầu tư là đồng chủ nhân cùng với các nhà giáo, nhà khoa học.

Với các trường vì lợi nhuận cần có đánh giá một cách nghiêm túc về giá trị thương hiệu của Nhà trường, giá trị thương hiệu cá nhân, công sáng lập của hội đồng sáng lập, bí quyết công nghệ... được gọi chung là các giá trị ảo.

Các giá trị ảo này cần được lượng hóa thành cổ phần và lượng cổ phần này chiếm tỉ lệ không quá thấp trong tổng số cổ phần để đảm bảo việc các nhà sáng lập có tiếng nói đủ lớn khi biểu quyết theo đối vốn.

Chỉ khi nào mẫu thuẫn về lợi ích được giải quyết thì mới hết xung đột.
Thu Hòe