Báo nước ngoài nêu các thách thức cho Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

20/04/2016 06:57
Xuân Trung - Thùy Linh lược dịch
(GDVN) - Tôi vẫn nghĩ giáo dục đại học muốn phát triển được thì cần phải có một người lãnh đạo có tư duy kinh tế...

LTS: Sự kiện Việt Nam có Bộ trưởng Giáo dục mới không chỉ thu hút sự quan tâm của truyền thông trong nước mà còn của truyền thông quốc tế. 

Trong tuần qua, Tạp chí University World News, tạp chí hàng đầu thế giới chuyên về giáo dục đại học đã có bài viết tường thuật sự kiện này – trong đó, bài báo đã chỉ ra hiện tượng thất nghiệp của sinh viên sau tốt nghiệp là vấn đề lớn nhất Tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục sẽ phải đối đầu trong thời gian trước mắt. 

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam xin chân thành cảm ơn tác giả Phạm Hiệp, tác giả bài báo đã đồng ý cho chúng tôi dịch lại bài báo này. Tác giả Phạm Hiệp, Đại học Văn hoá Trung Hoa cũng là một trong những nhà bình luận giáo dục thường xuyên viết cho Giáo dục Việt Nam. 

Tòa soạn trân  trọng gửi tới bạn đọc.

Bài toán cử nhân thất nghiệp đang thách thức tân Bộ trưởng 

Tuần trước, Quốc hội Việt Nam đã bỏ phiếu phê chuẩn ông Phùng Xuân Nhạ, người đang giữ chức Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, nhậm  chức Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. 

Với 78% phiếu thuận – tỷ lệ đồng thuận mà Quốc hội dành cho ông Nhạ hôm 9/4  là khá cao. Và theo chuyên gia Hoàng Anh Đức, một nhà quan sát giáo dục đang sống ở Hà Nội thì tỷ lệ này cũng cao y như tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp không có việc làm  – một trong những vấn đề nóng nhất mà Bộ trưởng sẽ phải đối đầu. 

Sau mấy chục năm mở rộng  chóng mặt, giáo dục đại học Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề mãn tính, như suy giảm chất lượng, thất nghiệp gia tăng, thiếu nguồn giảng viên chất lượng cao, mức độ quốc tế hoá thấp…. 

Giáo dục còn nhiều điều thách thức tân Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. Ảnh GDTĐ.
Giáo dục còn nhiều điều thách thức tân Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. Ảnh GDTĐ.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn đầu tiên của mình với các phương tiện truyền thông với báo điện tử Vietnamnet, tân Bộ trưởng nhấn mạnh “giáo dục đại học phải hướng tới chất lượng và sản phẩm đầu ra đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng”.

Kinh tế khó khăn và khủng hoảng kéo dài dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp đóng cửa; kéo theo thất nghiệp leo thanh trong năm 2013 và 2014 vừa qua; đặc biệt trong các ngành dịch vụ như ngân hàng – vốn có truyền thống tuyển dụng nhiều cử nhân. 

Báo nước ngoài nêu các thách thức cho Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ảnh 2

Nhiều kỳ vọng ở tân Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

(GDVN) - Ông Phùng Xuân Nhạ vừa nhận nhiệm vụ là tư lệnh tối cao của ngành giáo dục và đào tạo, rất nhiều ý kiến bày tỏ sự kỳ vọng lớn từ ông.

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê Việt Nam trong 3 tháng cuối năm 2015 có tới 225.500 cử nhân và thạc sỹ không có việc làm. 

Năm 2015, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất được ghi nhận đối với nhóm có bằng cử nhân hoặc trung cấp, tuy vậy, nghịch lý lại ở chỗ tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất lại rơi vào nhóm lao động không được đào tạo hoặc đòi hỏi ít kỹ năng, theo báo cáo của Viện Khoa học lao động và xã hội. 

Rõ ràng, việc này trái với xu hướng thất nghiệp nói chung – điều đã được nghiên cứu trước đây. 

Theo ông Đức, người khởi xướng EduTrigger, một dự án nhằm cung cấp các thông tin cập nhật về giáo dục Việt Nam “giảm tỷ lệ cử nhân thất nghiệp cần được đưa vào danh sách những việc phải làm ngay của tân Bộ trưởng”.

Vấn đề kỹ năng

Để giải quyết vấn đề trên, theo Bộ trưởng Nhạ, việc chuyển “một nền giáo dục lấy tiếp cận nội dung là chủ đạo” sang một nền giáo dục chú trọng dạy phương pháp, kỹ năng” cần được xem là giải pháp ưu tiên hàng đầu. 

Bộ trưởng cũng nói thêm rằng, đổi mới giảng dạy và thay đổi giáo trình sẽ là một nhiệm vụ quan trọng thời gian tới của Bộ GD&ĐT. 

Một trong các đề xuất trước đây trong nhiệm kỳ của Bộ trưởng trước là giảm bớt thời gian học tập tại các trường đại học, học 3-4 năm cho bằng cử nhân thay vì học 4-6 năm như hiện nay.

Điều này sẽ không chỉ giúp hệ thống giáo dục Việt Nam phù hợp với hệ thống giáo dục các nước trong khối ASEAN mà còn giúp cắt bớt các môn nặng về lý thuyết không cần thiết. 

Bên cạnh đó, việc gia tăng quyền tự chu cho các trường đại học, để các trường tự thiết lập chương trình giảng dạy, xây dựng các chương trình đào tạo với phương pháp của chính mình cũng là một biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học.

Cách làm này cũng đã được thí điểm tại 13 trường đại học trong khuôn khổ Quyết định 77 áp dụng cho giai đoạn 2014~2017. 

Báo nước ngoài nêu các thách thức cho Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ảnh 3

Vì xã hội không có đất “dụng võ” hay cử nhân chưa đáp ứng nhu cầu xã hội?

(GDVN) - Trong số những cử nhân thất nghiệp có bao nhiêu người giỏi thực sự, bao nhiêu người đã đứng dậy tự đi tìm cơ hội việc làm cho mình….

Tuy nhiên, tỷ thất nghiệp không chỉ do chất lượng đào tạo mà còn liên quan đến các yếu tố bên ngoài như nhu cầu lao động trong nền kinh tế và sự cạnh tranh từ các nước khác về nguồn nhân lực. 

Phạm Hải, một quan sát viên giáo dục đồng thời là chủ một doanh nghiệp về ICT ở Hà Nội cho hay: “Khi hệ thống nền kinh tế đi xuống có nghĩa là việc làm ít được tạo ra và hệ quả dẫn tới là sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp”. 

Bên cạnh việc được chờ đợi sẽ giải quyết thành công vấn đề việc làm, Bộ trưởng Nhạ cũng được kỳ vọng sẽ giúp đẩy nhanh quốc tế hoá giáo dục đại học ở Việt Nam hơn.

Bộ trưởng Nhạ, trước đây đã từng theo học sau đại học tại Đại học Manchester, Anh Quốc hồi đầu những năm 1990; và sau đó, ông cũng có thời gian làm việc tại Đại học Georgetown, Mỹ hồi đầu những năm 2000 với tư cách nghiên cứu viên sau tiến sỹ. 

“Người được giao trọng trách đứng đầu ngành [giáo dục đại học] phải có cái nhìn toàn cầu, đủ năng lực bắt nhịp với xu thế thời đại” – Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh trong bài phỏng vấn của mình. 

“Ưu điểm lớn của Tân bộ trưởng là chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế ở trình độ quốc tế.

Tôi vẫn nghĩ giáo dục đại học muốn phát triển được thì cần phải có một người lãnh đạo có tư duy kinh tế; giáo dục đại học cần phải là một mắt xích then chốt của nền kinh tế.

Ưu điểm thứ khác của Bộ trưởng là gần gũi, có kỹ năng gần gũi với truyền thông; điều này được minh chứng từ khi Bộ trưởng là giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Giáo dục muốn làm được thì cần phải có sự đồng thuận từ xã hội; mà trước tiên là truyền thông.

Nếu làm đúng, mà dân không hiểu thì vẫn chịu, không làm được gì cả. Tuy nhiên, nhược điểm của Tân bộ trưởng là ít kinh nghiệm ở giáo dục phổ thông.

Cách quản lý giáo dục phổ thông có những nguyên tắc rất khác giáo dục đại học.

Phạm Hiệp – Đại học Văn hóa Trung Hoa (Đài Loan).

Xuân Trung - Thùy Linh lược dịch