Chậm công bố điểm vì nghĩ… tốt nghiệp 100%

19/06/2012 11:44
Lại Hà (Tổng hợp)
(GDVN) - Giám đốc sở GD-ĐT Vĩnh Long cho biết sở này vừa nhắc nhở Hiệu trưởng Trường THPT Mang Thít vì đã chậm trễ trong việc thông báo điểm thi tốt nghiệp THPT 2012.
NLĐO đưa tin- Trước đó, vào tối 16-6, Sở GD-ĐT Vĩnh Long công bố kết quả điểm thi tốt nghiệp và ngay trong tối đó, nhiều trường THPT đã dán điểm thi tại trường. Tuy nhiên, ông Bon lại không công bố vì nghĩ rằng trường đạt tỉ lệ đỗ tốt nghiệp 100% nên đợi đến ngày 18-6 mới công bố kết quả điểm thi.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

9 học sinh đạt điểm 10 môn Văn


Theo TP- Trong số đó, có 9 trường hợp đạt điểm tối đa môn Văn (10 điểm), đa số thuộc học sinh Trường THPT Chuyên Quốc học. Hai học sinh “trường làng” là Cao Thị Kim Ngân (THPT Đặng Huy Trứ - Hương Trà) và Phạm Thị Trang (THPT Hương Lâm - huyện miền núi A Lưới) cũng giành 10 điểm tối đa bài thi môn Văn (và cả môn Toán).

Thủ khoa năm nay là em Phạm Thị Quỳnh Phương (THPT Chuyên Quốc học), với 58,5 điểm (6 môn), chưa tính điểm khuyến khích. Á khoa là Lê Thị Thanh Thảo (THPT Chuyên Quốc học), 58 điểm.

Theo đánh giá từ Sở GD&ĐT tỉnh TT-Huế, đây là kỳ thi có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT cao nhất từ trước đến nay, đạt 99,7%.

Thiệt mạng khi vừa đỗ tốt nghiệp


Cũng theo NLĐO- Chiều 18-6, lực lượng cứu hộ TP Phan Thiết mới tìm được thi thể của em Nguyễn Viết Thương, học sinh lớp 12 của Trường THPT Nguyễn Văn Linh bị chết đuối ở vùng biển thuộc phường Phú Hài - TP Phan Thiết vào chiều 15-6.

Trước đó, ngày 17-6, thi thể của em Nguyễn Đình Vinh (bạn học cùng lớp với Thương) cũng được tìm thấy.

Tin từ cơ quan chức năng cho hay chiều 15-6, Thương, Vinh và 3 bạn học cùng trường từ Hàm Thuận Bắc về Phan Thiết chơi, rủ nhau tắm biển và bị đuối nước. Ba người bạn của Vinh, Thương bơi được vào bờ nên thoát chết.

Theo kết quả tốt nghiệp THPT vừa được Sở GD-ĐT Bình Thuận công bố, Vinh và Thương thi đỗ kỳ thi này.

502 địa điểm thi ĐH, CĐ tại TP.HCM

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo báo PL- Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012, các trường ĐH, CĐ tại TP.HCM đã huy động 502 địa điểm thi cho hơn 604.000 thí sinh (TS) đăng ký dự thi.

Cơ quan đại diện Bộ GD&ĐT tại TP.HCM cho biết kỳ thi năm nay giảm hơn 49.500 thí sinh (TS) so với năm ngoái.

Đợt một (khối A, A1 và V) có 217.858 TS đăng ký dự thi. Trường ĐH Sài Gòn có số TS đăng ký đông nhất (24.000 TS).

Đợt hai (khối B, C, D và năng khiếu) có 214.099 TS đăng ký dự thi. Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM dẫn đầu với 26.640 TS, kế đến là Trường ĐH Y Dược TP.HCM với 20.100 TS.

Đợt ba có 172.324 TS đăng ký dự thi vào các trường CĐ, đông nhất là Trường CĐ Kinh tế đối ngoại với 28.110 TS.

Năm nay nhiều trường (như ĐH Công nghiệp, ĐH Kiến trúc, ĐH Y Dược, ĐH Giao thông vận tải, CĐ Kinh tế đối ngoại...) phải huy động một số trường tiểu học để đặt địa điểm thi. Theo Bộ GD&ĐT, việc sử dụng trường tiểu học làm điểm thi ít nhiều ảnh hưởng đến TS vì bàn ghế của học sinh tiểu học không phù hợp vóc dáng của TS. Nếu sử dụng trường tiểu học, các trường phải đảm bảo mỗi phòng thi không quá 40 TS, khoảng cách giữa hai TS liền kề nhau phải từ 1,2 m trở lên.

Thủ tướng phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020:


Sẽ đổi mới chương trình, sách giáo khoa


TT đưa tin- Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục năm 2011-2020 với mục tiêu tổng quát là đến năm 2020 nền giáo dục nước ta đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.

Theo đó, chiến lược đặt ra các mục tiêu cụ thể: hoàn thành phổ cập mầm non 5 tuổi vào năm 2015; phấn đấu đến năm 2020 có 99% học sinh tiểu học, 95% học sinh THCS đi học đúng độ tuổi và 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn THPT và tương đương, 70% trẻ khuyết tật được đi học. Sẽ điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, phấn đấu năm 2020 tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp và đại học đạt 70%, tỉ lệ sinh viên ở tất cả các hệ đào tạo đạt 350-400/1 vạn dân.

Chiến lược đặt ra mục tiêu đến năm 2020, 100% giáo viên mầm non và phổ thông đạt chuẩn đào tạo; 38,5% giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 60% giảng viên cao đẳng và 100% giảng viên đại học đạt trình độ thạc sĩ trở lên, 100% giảng viên đại học và cao đẳng sử dụng thành thạo một ngoại ngữ.

Một trong những nội dung đáng chú ý của chiến lược là thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa từ sau năm 2015 theo định hướng phát triển năng lực học sinh, đảm bảo tính thống nhất trên toàn quốc và phù hợp với đặc trưng của mỗi địa phương, chú trọng giáo dục đạo đức và các giá trị truyền thống, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục lao động, hướng nghiệp cho học sinh.



NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Ngày thi tốt nghiệp THPT đầu tiên: Cảnh sĩ tử chuẩn bị... "phao thi"

Chùm ảnh: Sau ngày thi đầu tiên, phụ huynh uể oải, thí sinh tươi cười

Chùm ảnh: Phụ huynh bức xúc vì HS chờ ngoài cổng trường

Chùm ảnh: Các sĩ tử dễ dàng vượt qua môn Hóa

Chùm ảnh: Cùng con vượt "vũ môn"

Những khoảnh khắc ấn tượng ngày đầu thi tốt nghiệp

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng


Lại Hà (Tổng hợp)