Cô gái xứ Nghệ mang khát vọng du học từ... đồng ruộng

23/11/2012 06:06
Đỗ Quyên
(GDVN) - Từ nhỏ Ngân đã cảm nhận được nỗi vất vả, khó nhọc của người nông dân khi làm ra hạt lúa trong những ngày mưa bão hay nắng cháy. Có lần, nhìn những bông lúa còm cõi trên tay bố trong một năm mất mùa, Ngân không khỏi xót xa. Nhưng ngay lúc ấy, cô gái xứ Nghệ cũng hiểu rằng nước nhà đang cần lắm những bông lúa giống mới, trĩu hạt và cần hơn nữa những con người làm ra nó.
Phạm Thị Ngân sinh ra và lớn lên tại Nghệ An, hiện đang là sinh viên năm thứ 4, ngành Công nghệ Sinh học, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội. Gặp cô gái có vóc dáng nhỏ bé, giọng nói ngọt mang tình người xứ Nghệ, hay cười và tài năng này, ít ai biết được ước mơ lớn cùng sự mạnh mẽ đã giúp em vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

Sinh ra từ làng

Nghệ An, nơi đã sinh ra và nuôi dưỡng Ngân trong tình thương của những người quê chân chất, hiền lành. Nơi đó mọi người chăm chú làm việc đồng áng, mùa vụ từ sáng sớm đến tối mịt nhưng không quên việc học, người lớn học dở dang sẽ truyền lại cho con, cho cháu. Hết phổ thông, Ngân vào đại học, mang ước mơ của những người nông dân quê nghèo. 

Ngân lớn lên trong gia đình có 8 chị em, hoàn cảnh rất khó khăn. Vừa chăm lo cho ông bà nội ngoại già yếu cùng chi phí tại bệnh viên cao, lại nuôi cùng một lúc ba đứa con đang học đại học tại Hà Nội nên bố mẹ Ngân vất vả quanh năm mà vẫn thiếu thốn trăm bề. 

Nhận ra chỉ có học mới có thể thoát nghèo, Ngân luôn nỗ lực không ngừng
Nhận ra chỉ có học mới có thể thoát nghèo, Ngân luôn nỗ lực không ngừng

HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC

Chị cả của Ngân do không có tiền trang trải việc học nên đã phải từ bỏ giảng đường để làm công nhân trong miền Nam, nhường cho các em ăn học. Anh trai của Ngân hiện đang học tại Đại học Bách Khoa, do vốn gầy gò lại thêm sức khỏe rất yếu nên anh cũng hay phải nhập viện. Bố mẹ Ngân năm nay gần 50 tuổi nhưng sức khỏe đã yếu do làm việc quá sức trong nhiều năm liền. Dù vậy, là những người cha, người mẹ hiền lành, chịu thương chị khó nên bố mẹ Ngân quanh năm quần quật với ruộng vườn, bốc gạch, đổ bê - tông, đóng cọc lan can, uốn sắt thép… để lấy tiền trang trải cuộc sống, nợ nần, gắng sức cho các con học hành nên người.

Nhận ra chỉ có học mới có thể thoát nghèo nên bản thân Ngân luôn nỗ lực không ngừng. Trong kỳ thi tuyển sinh đại học, Phạm Thị Ngân đã đỗ với số điểm cao vào Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội. Cả quá trình học tập của Ngân luôn được ghi danh bởi những thành tích đáng nể. Thuở cấp III, Ngân là thành viên của lớp chuyên khối A, ba năm liền đều đạt danh hiệu HSG. Lên đại học, năm thứ hai, Ngân đoạt danh hiệu sinh viên giỏi, đoạt giải khuyến khích Olympic tiếng Anh và tin học. Năm thứ 3 Ngân đoạt danh hiệu sinh viên xuất sắc với số điểm tuyệt đối cả năm: 4.0 theo hệ tín chỉ. 
Không chỉ học giỏi, Ngân còn là cô gái năng động trong các hoạt động ngoại khóa, tham gia nhiệt tình vào đội bóng đá nữ, CLB tiếng Anh, CLB tư vấn học tập, tham gia tình nguyện mùa hè xanh, các hoạt động từ thiện. Ngân thường tranh thủ thời gian đi dạy gia sư để kiếm thêm thu nhập và tích lũy kinh nghiệm sống. 
Du học để làm giàu cho quê hương

Từ nhỏ Ngân đã cảm nhận được nỗi vất vả, khó nhọc của người nông dân khi làm ra hạt lúa trong những ngày mưa bão hay nắng cháy. Có lần, nhìn những bông lúa còm cõi trên tay bố trong một năm mất mùa, Ngân không khỏi xót xa. Nhưng ngay lúc ấy, cô gái xứ Nghệ cũng hiểu rằng nước nhà đang cần lắm những bông lúa giống mới, trĩu hạt và cần hơn nữa những con người làm ra nó. Vì vậy, Phạm Thị Ngân quyết định lựa chọn ngành Công nghệ Sinh học, ước mơ làm giàu cho chính quê hương mình, mặc dù khi đó ngành này còn khá lạ lẫm với nhiều người.

Là người ưa tìm tòi, rất thích hợp với công việc nghiên cứu khoa học nên học tập luôn tạo nhiều hứng thú cho Ngân. Đây cũng là bí quyết thành công của cô bạn, khi thật sự yêu công việc thì mọi khó khăn sẽ chỉ là thử thách. Những bài học lý thuyết và thực hành về việc chế tạo nhiều chế phẩm phục vụ nông nghiệp như làm phân vi sinh, huyển gen các đặc tính tốt cho cây trồng như gen kháng bệnh đạo ôn cho lúa, gen kháng bệnh ghẻ củ khoai tây, kháng bênh xoăn vàng lá cà chua, lai tạo ra giống mới để có năng suất phẩm chất cao hơn…luôn được Ngân chăm chú.

Từ những năm thứ hai Đại học Ngân đã tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. Những đề tài của Ngân như: "Đánh giá đa dạng di truyền của một số giống dưa chuột bằng chỉ thị phân tử" hay “Thiết kế marker phân tử liên kết với gen kháng bệnh héo xanh vi khuẩn ở cây thuốc lá” đều được thầy cô đánh giá rất cao. 

Ngân cho biết, do đặc thù của ngành Công nghệ sinh học chưa phát triển ở nông thôn nên em có chí hướng lập nghiệp tại Hà Nội. Hiện tại Ngân đang cố gắng hoàn thành những mục tiêu trước mắt để có cơ hội thực hiện ước mơ nhận học bổng đi du học. Ngân cho rằng: Những quốc gia phát triển trên thế giới sẽ là nguồn tri thức vô tận để cô bạn khám phá và nhất định sẽ mang được nhiều sản phẩm về phát triển cho ngành nông nghiệp tại Việt Nam, làm giàu cho quê hương. Đó không chỉ là ước mơ của Ngân, bố mẹ Ngân mà còn là của dọc dài miền Trung nắng gió, nhọc nhằn.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

GS.Phạm Minh Hạc: "Làm Bộ trưởng vẫn mong được gọi một chữ... thầy"

Chùm ảnh: Hoa khôi sinh viên "nóng bỏng" trong đêm thi tài năng

Tâm sự xúc động: Những giáo viên chật vật "chạy ăn" từng bữa

Chùm ảnh: Những khoảnh khắc đẹp nhất trong ngày 20/11

Câu chuyện xúc động ngày 20/11: Cha - Người thầy đầu tiên của tôi

Chân dung Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo qua các thời kỳ

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Chân dung Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo qua các thời kỳ
Đỗ Quyên