Đâu phải cứ mang phong bì tới thì mới xin học trái tuyến được cho con

18/06/2016 06:57
Phan Tuyết
(GDVN) - Phong bì phụ huynh mang theo để xin học cho con không những bị trả lại mà còn bị dặn dò: “Nếu chị không cầm về, nhất định tôi sẽ không nhận cháu vào học".

LTS: Mùa tuyển trường lớp thường khiến phụ huynh phát sốt vì cuốn theo guồng chạy đua chọn lựa chỗ học hành cho con cái với nhiều chiêu trò: muốn cho con học trái tuyến thì lo nhờ người quen biết xin hộ, lúc nộp hồ sơ thì đóng phong bì miễn là xin được 1 suất vào lớp điểm…

Tuy nhiên, có phải ở đâu cũng vậy hay không? Hôm nay, trong bài viết này, cô giáo Phan Tuyết thẳng thắn cho rằng: Không phải cứ mang phong bì tới thì mới có thể xin học trái tuyến được cho con, cô minh chứng qua ví dụ cụ thể. Thực hư chuyện này ra sao?

Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả bài viết của cô. 


Đọc bài báo “Xin học trái tuyến mà chỉ cầm mỗi hồ sơ đến thì đời nào được đồng ý!” của tác giả Nguyễn Cao đăng tải trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 16/6/2016 mà thấy buồn. 

Tác giả còn tỏ ra am hiểu nên kết luận một cách rất chắc chắn: “Nếu phụ huynh muốn xin con học trái tuyến mà chỉ cầm hồ sơ đến xin thì chẳng đời nào được đồng ý. Nhưng nếu biết “gửi” cái gì đó thì mọi chuyện lại có kết quả tốt đẹp không ngờ”. 

Đâu phải cứ mang phong bì tới thì mới xin học trái tuyến được cho con (Ảnh: vov.vn)
Đâu phải cứ mang phong bì tới thì mới xin học trái tuyến được cho con (Ảnh: vov.vn)

Người ngoài công kích, phê phán nạn chạy trường phải có “đầu tiên” (tiền đâu) trong ngành giáo dục còn dễ hiểu nhưng một người trong nghề như thầy Nguyễn Cao mà nói như vậy thử hỏi ai không tin những điều đó là đúng? 

Chẳng lẽ chưa bao giờ thầy thấy việc “chạy trường” mà không cần bất cứ một lệ phí nào hay sao?

Không phủ nhận nhiều phụ huynh muốn con mình được học ở một môi trường tốt phải nhờ cậy các mối quan hệ và tốn không ít tiền mới có được điều này. 

Nhưng thực tế vẫn có không ít trường hợp, cha mẹ các em không cần tốn bất kì khoản tiền phí nào mà các em vẫn được học trong ngôi trường mình ưng ý nhất.

Ngay tại một địa phương nơi nhiều đồng nghiệp tôi công tác, cả hai cấp học có gần 40 trường học. 

Đâu phải cứ mang phong bì tới thì mới xin học trái tuyến được cho con ảnh 2

Xin học trái tuyến mà chỉ cầm mỗi hồ sơ đến thì đời nào được đồng ý!

(GDVN) - Những năm đầu cấp như lớp 1, lớp 6, lớp 10 là khoảng thời gian mà các bậc cha mẹ vô cùng tủi cực, chạy đôn chạy đáo khắp nơi để nhờ vả tìm trường cho con.

Trong đó, cũng có một số trường có thành tích dạy và học tốt nên luôn trở thành niềm ao ước của một số học sinh và phụ huynh.

Và ngôi trường nơi bạn tôi đang giảng dạy cũng là một trong những ngôi trường đáng mơ ước ấy.

Cứ vào cuối năm học, khi cân đối sĩ số học sinh lớp 1 sẽ đủ tiêu chuẩn được tuyển vào trường. 

Hiệu trưởng thường thông báo rộng rãi cho giáo viên toàn trường khả năng trường mình sẽ còn chỗ cho vài ba chục học sinh trái tuyến có nguyện vọng theo học. 

Nên nếu giáo viên nào có nhu cầu xin cho con cháu của mình thì nộp đơn về trường để hội đồng tuyển sinh xem xét và giải quyết. Khi đó, giáo viên sẽ có nhiệm vụ thông báo tới phụ huynh của lớp mình. 

Sau khi nhận thông báo, nhiều trường hợp giáo viên nộp hộ hồ sơ giúp phụ huynh nhưng cũng có nhiều trường hợp cha mẹ các em đến trường nộp trực tiếp cho ban tuyển sinh. 

Cũng có trường hợp, phụ huynh sợ con mình không được xét và để thêm phần chắc chắn nên họ đã bỏ phong bì để “biếu” Hiệu trưởng. 

Chiếc phong bì ấy không những bị trả lại mà còn được dặn dò: “Nếu chị không cầm về, nhất định tôi sẽ không nhận cháu vào học”. 

Đâu phải cứ mang phong bì tới thì mới xin học trái tuyến được cho con ảnh 3

Công và tư chẳng công bằng, nạn chạy trường sẽ không thể "nguội"

(GDVN) - Đầu tư trường công tiểu học, THCS vài trăm tỷ đã “vô tình” tạo ra sự lãng phí ngay trong hệ thống giữa các trường công và tư.

Từ ngạc nhiên đến nghi ngờ, có người thổ lộ: “Lúc đầu tưởng Hiệu trưởng nói đùa nhưng sau thấy thái độ rất cương quyết nên không dám không nghe”. 

Một số thầy cô giáo xin học giúp học sinh này, học sinh kia nhưng cũng không nhận của phụ huynh bất cứ một đồng bạc nào bởi các thầy cô nói:

Có lấy tiền của họ mình cũng chẳng vì thế mà giàu có hơn lại mang tiếng cả đời. Chưa nói, một số phụ huynh lại quá nghèo mình lấy tiền họ cũng không nỡ, giúp được ai cái gì thì giúp”. 

Cảm động trước những nghĩa cử ấy, không ít phụ huynh khi con được vào học rồi mới mang vài cân cá, cân mực tới biếu giáo viên và nói rằng: “Đồ này chúng em chẳng phải mua bán gì, cô (thầy) đừng ngại nhận cho chúng em vui lòng”. 

Một giáo viên thổ lộ: “Đó mới là tình cảm thật của phụ huynh, họ hoàn toàn tự nguyện nên mình cũng không nỡ từ chối”. 

Đó chỉ là một trong muôn ngàn chuyện tốt mà những người thầy người cô chân chính đang làm nhưng lại ít được mọi người đề cập để lan tỏa những hành động đẹp trong cộng đồng. 

Đơn giản chỉ vì những người tốt thường muốn ẩn mình lặng lẽ cống hiến, họ sợ ồn ào, sợ điều tốt mình làm lại mang tiếng thị phi dưới cái nhìn lệch lạc của dư luận.

Câu chuyện, lời văn và quan điểm là của riêng tác giả.

Phan Tuyết