Điển trai, học trường quốc tế phải đi khám tâm thần

17/11/2012 13:17
Em Nguyễn Hữu Vượng cao gần 1,8m, trông khá điển trai. Dù đang học tại một trường quốc tế nhưng Vượng có biểu hiện tâm lý không bình thường, phải đến khám tại viện tâm thần.

Học trường quốc tế, chỉ thích chơi với con gái

Đến làm việc tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội bỗng phóng viên giật mình vì có một thanh niên khá điển trai cười hớn hở mời vào phòng để… chơi như bạn thân thiết lâu năm rồi.

Đó là em Nguyễn Hữu Vượng. Dù mới 16 tuổi nhưng dáng dấp Vượng cao to. Nhìn quần áo Vượng mặc trên người biết ngay gia đình em khá giả. Vượng đeo chiếc đồng hồ rất sành điệu, cặp kính cận 9 đi ốp trông em càng có vẻ đáng yêu của một cậu bé mới lớn, thư sinh.

Tự lo lấy mọi việc, cậu bé bị trầm cảm nặng và phải liên tục điều trị thần kinh.
Tự lo lấy mọi việc, cậu bé bị trầm cảm nặng và phải liên tục điều trị thần kinh.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, người đưa Vượng đi khám là một người họ hàng. Chị cho biết bố mẹ Vượng đã ly hôn. Lúc nhỏ, Vượng hết ở với mẹ lại sang ở cùng bà ngoại. Mẹ Vượng hiện ở Bắc Giang và đã tái hôn với một người đàn ông khác. Sau đó Vượng được gửi đi học ở trường quốc tế ngoài Hà Nội.

Từ lớp 5 đến lớp 8 Vượng là học sinh tiên tiến, lên lớp 9 là học sinh trung bình. Hiện Vượng đang học lớp 10 tại một trường quốc tế tại Hà Nội.

Thời gian gần đây, gia đình thấy em hay đi chơi lang thang, có biểu hiện thích quáđà các bạn nữ dẫn tới học hành chểnh mảng, không tập trung.

Vượng kể: Hiện giờ, con vẫn chưa có người yêu. Chỉ đi chơi với bạn bè. Lúc đầu chơi, con thấy người ta tốt, nhưng dần dần con thấy không ai tốt cả. Một tháng gần đây, con về nhà là ngồi suy nghĩ, không biết làm gì cả"

Chính vì thái độ đó của Vượng khiến người họ hàng kia thấy cậu không bình thường, lúc nào cũng tỏ ra sốt ruột khi chưa có bạn gái. Đây có lẽ là một trong những dấu hiệu khiến chị phải đưa Vượng đi khám bác sĩ tâm thần.

Khi bác sĩ hỏi Vượng có bị mất ngủ hay có âm thanh nào đi theo không? Vượng bảo: “Con vẫn ngủ bình thường, không nghe thấy âm thanh theo đuổi cũng như không thấy ai hãm hại mình cả”.

Rối loạn cảm xúc vì thiếu sự quan tâm của bố mẹ

Khi tiếp xúc với Vượng, không ai nghĩ em có vấn đề về tâm lý. Vượng trả lời gãy gọn các câu hỏi bác sĩ đặt ra. Em vẫn chào hỏi mọi người như bao cậu bé ngoan ngoãn khác.

Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, viện sức khỏe tâm thần nói: “Cháu có nhìn thấy những người đi làm thợ xây hay kéo xe không? Vì họ không học đến nơi đến chốn đấy. Cháu có muốn như vậy không?”. Vượng lắc đầu. “Vậy, cháu cần  cố gắng, tập trung học hành”.

Nhắc nhở như vậy để Vượng ý thức tập trung học học hơn. Nhưng bác sĩ Dũng cũng cho rằng, Vượng bị áp lực tâm lý do phải tự học, tự sống, sống một mình phải xa bố mẹ nên dù em được cung cấp tài chính, những tổn thương tinh thần vẫn có.

Vượng bị rối loạn cảm xúc, lo âu ở lứa tuổi vị thành niên. Khi đó, em sẽ tự ti hơn, hoạt động theo trào lưu riêng.

Vượng không có người chia sẻ, tâm sự. Em có thể buồn bã vì chuyện bố mẹ ly hôn, sống xa người thân, không có chỗ tâm sự. Những suy nghĩ của bản thân không thoát ra được nên cứ vận vào người.

Với các ca bệnh như thế này, BS Dũng cho biết chỉ có thể điều trị bằng tình thương, gia đình phải có trách nhiệm, nghĩa vụ giúp Vương thoát ra khỏi mặc cảm đó. Nếu không vượt lên được, Vượng sẽ bị tâm thần đi lang thang.

Trao đổi với phóng viên, bác sĩ Dũng nói: Xã hội càng phát triển, các ca bệnh như Vượng rất nhiều. Nhiều gia đình ỉ lại việc mình có tiền nên giao trách nhiệm dạy dỗ con cho nhà trường, osin mà không nghĩ rằng, con cái vẫn cần bố mẹ bên cạnh để tâm sự, chia sẻ.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Những hình ảnh xúc động về "lớp học tật nguyền" của bà lão 80 tuổi

7 nguyên nhân khiến giáo dục Việt Nam tiếp tục... tụt hậu

Chỉ học 2 giờ mỗi ngày, vẫn trở thành thủ khoa đại học

Tôi cảm thấy có lỗi vì đã đi gia sư

Nam sinh đạp xe hơn 300km đi thi có thể đã mắc bệnh tâm thần từ trước

Tâm sự xúc động của sinh viên cả đời học cho bố mẹ

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng