Giảng dạy tiếng Anh trên thế giới và Việt Nam

04/12/2015 08:01
Đào Thị Liên Hương
(GDVN) - Nâng cao trình độ tiếng Anh cho sinh viên Việt Nam là một việc làm quan trọng và cấp thiết cần sự tham gia và ủng hộ của toàn dân.

LTS: Bà Đào Thị Liên Hương – Trưởng ban đối ngoại (Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam) kiêm Tổng thư ký Liên đoàn các Hiệp hội tư vấn du học và ngôn ngữ thế giới, cho rằng nâng cao trình độ tiếng Anh là bước đi đúng hướng nhằm giúp giáo dục Việt Nam hội nhập được nhanh chóng vào giáo dục thế giới. 

Tác giả đưa ra một số dẫn chứng về việc giảng dạy và học tập của một số nước trên thế giới để Việt Nam tham khảo. 

Tòa soạn trân trọng giới thiệu bài viết cùng độc giả. 

Trên thế giới đang có một số xu hướng hội nhập giáo dục như học một năm ở nước ngoài (mobility program), học hè. Trao đổi giáo viên, trao đổi chương trình giảng dạy, các chương trình nghiên cứu… nhưng để có thể tham gia được các chương trình hội nhập giáo dục đó thì tiếng Anh là điều kiện cần có.

Trên thế giới, có 6 nước nói tiếng Anh chính là Anh, Ireland, Mỹ, Canada, Úc, New Zealand, ngoài ra còn có một số địa chỉ mới nổi lên cho các khóa học tiếng Anh như: Singapore, Malta, Nam Phi, và ở ngay gần ta là Philippines.

Thử điểm qua thị trường du học, đặc biệt là số sinh viên học tiếng đến các nước đó xem sao.

Giảng dạy tiếng Anh trên thế giới và Việt Nam (Ảnh: langmaster.edu.vn)
Giảng dạy tiếng Anh trên thế giới và Việt Nam (Ảnh: langmaster.edu.vn)

Tại Mỹ: Trong năm học 2013 -2014 có 888,666 sinh viên quốc tế tới Mỹ học tập trong đó có 43,000 đăng ký học tiếng (chiếm 6%) đứng cuối bảng khi so với với các ngành khác như khoa học, công nghệ (51%), Kinh doanh, Kinh tế (26%), khoa học xã hội (10%), nghệ thuật (7%). (1)

Tuy nhiên tự so sánh với nó thì số lượng sinh viên học tiếng vẫn đang có chiều hướng ngày một tăng nhanh. (2) 

Đặc biệt số lượng tuần học cũng tăng vọt kể từ 2011.(3) trong năm 2013 số tuần học của học sinh đã tăng lên 1,861,385 tuần. Học sinh này đông nhất đến từ Saudi Arabia (30%), Trung Quốc 14%, Nhật Bản 9%, Brazil ( 7%), Hàn Quốc 7%, còn lại là từ các nước khác. 

Trung bình mỗi học sinh đăng ký học 15 tuần. Trong năm 2014, số lượng học sinh từ Hàn Quốc tăng mạnh nhất (30.7) rồi Đức và Kuwait – 18%-17%..

Tại Anh: có tổng số 580.618 sinh viên đến từ 114 nước khác nhau, đăng ký học 2,348,116 tuần học.

Mỗi khóa cho người lớn trung bình là 5.7 tuần và trẻ em là 3.3 tuần- (chiếm 47%).

Giảng dạy tiếng Anh trên thế giới và Việt Nam ảnh 2

Giáo dục Việt Nam đang đứng ở đâu trên bảng thứ hạng ASEAN?

(GDVN) - Điểm qua bức tranh giáo dục của một số nước quanh ta để thấy vị trí của giáo dục Việt Nam nằm ở đâu?

Lượng học sinh tăng hơn trong năm qua đến từ Italia (+22%), còn lại lần lượt đến từ Tây Ban Nha, Saudi Arabia, Pháp, Hàn Quốc, Nga, Lybia, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản và Thụy Sỹ (1). 

Tại Australia: Năm 2014,  tổng cộng có 163,542 sinh viên tới Australia học tiếng đến từ 140 nước khác nhau. Đăng ký học 2,104,832 tuần học. Độ dài trung bình của khóa học là 12.9 tuần, mang lại cho nước Úc 2,075 tỷ AUD. 

Trong đó 39% sẽ học tiếp lên các khóa học khác. 61% chỉ học tiếng Anh thôi. Học sinh Việt Nam đứng thứ 8 trong số Việt Nam quốc tế tại Úc, đứng sau: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Brazil, Columbia, Ấn Độ. 

Số lượng sinh viên Việt Nam tuy chỉ chiếm 5% nhưng lại đăng ký học 8% số tuần học mang lại cho nước Úc 939 triệu AUD.

Điểm qua 3 khuôn mặt 3 đại gia dạy tiếng trên thế giới để ta phần nào mường tượng ra bức tranh của thị trường dạy tiếng thế giới, cũng như hiệu quả mang lại cho nền kinh tế nước họ. 

Đối với các nước có nhu cầu học tiếng Anh như Tây Ban Nha, Nhật Bản, Brazil, Hàn Quốc… Chính phủ đã có những chương trình khuyến khích các sinh viên đăng ký tham gia các khóa học tiếng Anh mùa hè, khóa giao lưu sinh viên, Thực tập (intership) để sinh viên của họ tích cực đi ra ngoài biên giới để giao lưu với bên ngoài, nâng cao trình độ ngoại ngữ lên.

Ngược lại hầu hết các nước (mặc dù đã có nền giáo dục rất tiên tiến) như Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… cũng đều lựa chọn, khuyến khích các trường năng động giảng dạy các khóa bằng tiếng Anh để thu hút sinh viên Quốc tế tới học.

Như vậy để ta thấy quá trình hội nhập giáo dục là đa chiều.

Giảng dạy tiếng Anh trên thế giới và Việt Nam ảnh 3

Hỏi đáp 3 Hiệp hội về cấu trúc hệ thống giáo dục Việt Nam mới

(GDVN) - Sơ đồ cấu trúc do ba cơ quan (Hội Khuyến học Việt Nam, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Hiệp hội vì giáo dục cho mọi người) đề xuất.

Nắm được tầm quan trọng của việc giảng dạy và học ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh) cho học sinh và sinh viên tại Việt Nam, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã hai lần giao nhiệm vụ cho Hiệp Hội các trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam (AVUC) nghĩ cách và đề xuất dự án để nhanh chóng nâng cao khả năng ngoại ngữ cho sinh viên Việt Nam. 

Có vậy sinh viên ta mới có điều kiện ra nước ngoài hội nhập, tham gia các khóa trao đổi của các trường danh tiếng trên thế giới thu hút sinh viên quốc tế tới học.

Thậm chí còn có đề xuất là dành hẳn một năm đầu Đại học (giống mô hình FPT UNi) để nâng cao trình độ tiếng Anh và IT, giúp học sinh đạt chuẩn 5.5 hoặc 6.0 (tùy ngành). Nếu được vậy đây quả là một cuộc cách mạng cho giáo dục Việt Nam. 

Hiện AVUC đang tiến hành song song hai hướng: mời các trường nước ngoài vào hợp tác với các trường trong nước mở các khóa giảng dạy ngoại ngữ ngay trong trường theo mô hình của tập đoàn ELS của Mỹ - tập đoàn này đã mở hơn 500 trung tâm ngoại ngữ tại hơn 500 trường Đại học và Cao đẳng của Mỹ để đưa sinh viên quốc tế tới Mỹ học tập, giúp học hoàn thiện khả năng sử dụng tiếng Anh đạt chuẩn đầu vào cho các khóa học Cao đẳng và Đại học. 

Hoặc lập dự án với một số nước nói tiếng Anh để làm việc này. Hiện phía Canada cũng đã bắt đầu khởi động hợp tác với AVUC để lập dự án giúp 20 trường Đại học, Cao đẳng của Việt Nam trong lĩnh vực này.

Sẽ tích cực hợp tác với một số nước khác như Ireland. Vừa rồi đoàn giáo dục Ireland vừa sang đã nhất trí hợp tác với AVUC hai việc: Đưa sinh viên từ Ireland sang học hè tại Việt Nam (từ tháng 6), các bạn sinh viên đó sẽ trở thành những tình nguyện viên giúp đỡ sinh viên Việt Nam nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh và đưa các thực tập sinh sang thực tập tại một số công ty đa quốc gia tại Việt Nam. 

Mỗi trường Đại học Ireland sẽ góp vào quỹ học bổng của AVUC hai học bổng Tiến sỹ nhằm đưa các lãnh đạo trẻ của các trường thành viên AVUC sang đó học.

Nâng cao trình độ tiếng Anh cho sinh viên Việt Nam là một việc làm quan trọng và cấp thiết cần sự tham gia và ủng hộ của toàn dân. Đây là bước đi đúng hướng nhằm giúp giáo dục Việt Nam hội nhập được nhanh chóng vào giáo dục thế giới.

Bài tiếp theo: Các kỳ thi kiểm tra tiếng Anh trên thế giới và tại Việt Nam

Đào Thị Liên Hương