Giáo dục Việt Nam đã thay đổi được gì từ bản đồ giáo dục khu vực?

18/09/2015 05:15
TS.Mai Văn Tỉnh
(GDVN) - Dạy học tốt hơn đòi hỏi sự thay đổi vai trò người thầy và cần một bộ các kỹ năng, năng lực đối với người thầy để đáp ứng các thách thức

LTS: Căn cứ đề xuất của các chuyên gia chiến lược hàng đầu UNESCO Băng Cốc, từ năm 2012 mạng lưới viện nghiên cứu giáo dục tiến hành một nghiên cứu về “Tích hợp năng lực tổng hợp chiều ngang/kỹ năng ngoài nhận thức vào hoạch định và thực thi chính sách giáo dục” ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Nghiên cứu gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn I (2013) gồm 10 nước không có Việt Nam, giai đoạn II (2014), có chuyên gia Việt Nam tham gia và giai đoạn III (2015) đang sắp hoàn tất.

Bài viết của TS. Mai Văn Tỉnh - Nguyên chuyên viên cao cấp Bộ GD&ĐT sẽ giới thiệu thông tin tóm tắt về cuộc nghiên cứu này để đông đảo cộng đồng nhà giáo, nhà nghiên cứu giáo dục cùng bạn đọc biết công cuộc đổi mới căn bản và triệt để GD&ĐT nước nhà đang diễn ra như thế nào trong bối cảnh khu vực châu Á-Thái Bình Dương.  

Bài viết tập trung giới thiệu khung nghiên cứu “Tích hợp năng lực tổng hợp chiều ngang/ kỹ năng ngoài nhận thức hoạch định và thực thi chính sách giáo dục” ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm phục vụ đào tạo bồi dưỡng giáo viên để thúc đẩy tiến độ tích luỹ các kỹ năng này của học sinh.

Bối cảnh khu vực và tính hợp lý của nghiên cứu

Nhiều nước trong khu vực châu châu Á-Thái Bình Dương ngày càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tích hợp hình thành năng lực tổng hợp trong nhà trường để giúp học sinh phát triển toàn diện hơn.

Vấn đề này rất thiết thực với khu vực châu châu Á-Thái Bình Dương - nơi mà nhiều hệ thống giáo dục vẫn còn đặt trọng tâm vào tích luỹ kiến thức và kỹ năng hàn lâm. Xu thế nghiêng nhiều về kiến thức và kỹ năng hàn lâm được thể hiện trong việc quá chú trọng đến thi cử và năng lực hàn lầm của một số nước xét theo các kết quả đánh giá quốc tế.

Trong bối cảnh này, mạng nghiên cứu giáo dục (ERI-NET) thuộc UNESCO Băng Cốc đã khởi động nghiên cứu “Tích hợp các năng lực tổng hợp chiều ngang/kỹ năng ngoài nhận thức”vào chính sách và thực tiễn giáo dục” từ năm 2012.

Giai đoạn 1 (2013) nghiên cứu mô tả bức tranh rộng các nước ở châu Á-Thái Bình Dương xác định và tích hợp như thế nào quan niệm về năng lực tổng hợp trong chính sách giáo dục và khung chương trình giáo dục của họ.

Các báo cáo từ 10 nước (Nhật Bản, Trung Quốc, Mông cổ, Malaisia, Hàn quốc, Hồng Kong (SAR, China), Ấn độ, Phillipin, Ôxtrâylia và Thái lan) đã bộc lộ mức độ thay đổi đáng kể giữa các nước/các nền kinh tế; sự tích hợp các năng lực tổng hợp được coi là cực kỳ quan trọng trong những cải cách mới đây.

Các cải cách này hướng vào những nhân tố khác biệt bao gồm: tính kinh tế (nâng cao khả năng kiếm việc làm của sinh viên); tính nhân đạo (nâng cao phát triển tính cách), tính xã hội (giảm sức ép về mặt hàn lâm).

Nhiều nghiên cứu trong giai đoạn I đã bộc lộ khoảng cách giữa các chính sách giáo thúc đẩy tích hợp năng lực tổng hợp với cái thực sự đang có ở nhà trường. Điều này gợi ra nhu cầu phải xác định “Cái gì đang diễn ra trên lớp học”, mà đó là nội dung chủ đề của nghiên cứu giai đoạn II.

Năm 2014, giai đoạn II của nghiên cứu dường như tiến sát hơn việc xem xét các năng lực tổng hợp này được giải thích, thực hiện và tích hợp như thế nào ở cấp trường và xác định những thách thức mà các nước đang đối mặt.

Trong đó có gợi ý rằng vai trò giáo viên khi giảng bài đã thay đổi, bởi vì việc dạy các năng lực tổng hợp, vi dụ kỹ năng giao tiếp và tư duy phê phán chẳng hạn, chắc chắn đòi hỏi cách tiếp cận lấy sinh viên làm trung tâm và dạy học tương tác hơn.

Nói cách khác, nghiên cứu này đã xác đinh những nhu cầu mới nổi lên đối với giáo viên không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là những tác nhân khuyến khích mọi học sinh tham gia vào việc học.

Hơn nữa, các cuộc khảo sát hiệu trưởng và giáo viên trường phổ thông cho thấy rằng nhiều người bị thất bại là do thiếu hỗ trợ cho dạy học (tức là thiếu đào tạo bồi dưỡng giáo viên, tài liệu hướng dẫn giáo dục và chia sẻ thông tin giữa các thầy cô), họ không đủ tự tin vào các bài giảng của mình.

Những thách thức này đã nhấn mạnh nhu cầu nghiên cứu tiếp theo với trọng tâm là làm thế nào để giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ tốt hơn.

Các tổ chức hợp tác chính trị-xã hội trong vùng và tiểu vùng.
Các tổ chức hợp tác chính trị-xã hội trong vùng và tiểu vùng.

Giai đoạn II của nghiên cứu cũng lặp lại tầm quan trọng của các năng lực tổng hợp chiều ngang để đáp ứng những yêu cầu mới liên quan đến các thay đổi trong xã hội, bao gồm toàn cầu hoá và hội nhập khu vực như là đã gợi ý trong giai đoạn I của nghiên cứu.

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã được hưởng lợi nhiều nhất từ việc hội nhập vào thị trường toàn cầu trong những thập kỷ qua và xu thế này sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai.

Mục tiêu nghiên cứu giai đoạn III  nhằm giúp các cải cách giáo dục quốc gia đẩy mạnh thực tiễn và hoạch định chính sách giáo dục nhằm nâng cao chất lượng học và đánh giá toàn bộ sự phát triển của các cá nhân. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của giai đoạn III (2015) là:

-         Thu thập và phân tích các thực tiễn tốt nhất phát triển kỹ năng dạy học ở trường phổ thông qua nghiên cứu các nước trong vùng tham gia.

-         Xác định các xu thế nổi bật, các thực tiễn hiện có và những điểm thắt nút, hạn chế  việc hỗ trợ giáo viên trong việc dạy các kỹ năng tổng hợp.

-         Thúc đẩy chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng một cơ sở tri thức về tích hợp các năng lực tổng hợp theo chiều ngang trong GD nhằm hỗ trợ hoạch định và thực thi chính sách dựa trên bằng chứng thu thập từ thực tế.

Vì thế, giai đoạn III của nghiên cứu (2015) về các năng lực tổng hợp theo chiều ngang đặt trọng tâm vào vấn đề “giáo viên được đào tạo bồi dưỡng như thế nào để thúc đẩy việc tích luỹ năng lực tổng hợp chiều ngang của học sinh” trong quá trình điều tra nghiên cứu tác động của toàn cầu hoá và hội nhập khu vực đối với các hệ thống giáo dục, đặc biệt trong lĩnh vực liên quan đến các năng lực tổng hợp.

Học sinh Việt Nam trong ngày khai giảng năm học mới. Ảnh minh họa Xuân Trung
Học sinh Việt Nam trong ngày khai giảng năm học mới. Ảnh minh họa Xuân Trung

Công trình nghiên cứu này do mạng lưới viện nghiên cứu giáo dục khu vực thực hiện với đề tài nghiên cứu: ”Các chiến lược giáo dục và sự đáp ứng cho toàn cấu hoá và khu vực hoá” đã đươc nhất trí tại hội nghị ERI-NET ở Quảng Châu, Trung Quốc tháng 11 năm 2014.

Xác định các kỹ năng cần thiết

Tại cuộc họp thường niên của ERI-NET tháng 10/2013, một thuật ngữ về “Các năng lực tổng hợp theo chiều ngang” (“transversal competencies”), được gợi ý và chấp nhận cho nghiên cứu ERI-NET.

Thuật ngữ này được gợi ý để khu biệt với chính bản thân nó từ “các kỹ năng theo chiều dọc” (“vertical skills”) là cái phụ thuộc vào chủ thể/đối tượng hay môn học. Tuy nhiên, có sự thừa nhận rằng vấn đề thuật ngữ cần tiếp tục được chỉnh sửa và khái niệm cần tiếp tục phát triển, suy luận rộng ra.

Thuật ngữ làm việc về năng lực tổng hợp theo chiều ngang (transversal competencies) cho giai đoạn III đi theo thuật ngữ được dùng trong giai đoạn II.

Như đã cung cấp, các năng lực tổng hợp chiều ngang được chia thành 5 lĩnh vực (phạm trù) cốt lõi với một phạm trù tự chọn là: (1) Tư duy đổi mới và phê phán (Critical and innovative thinking), (2)  Kỹ năng tương tác liên cá nhân (Interpersonal skills), ( 3) Kỹ năng hướng nội của mỗi cá nhân (Intrapersonal skills), (4) Tư cách công dân toàn cầu (Global citizenship), (5) Kỹ năng thông tin và truyền thông (Media and Information literacy); (6) Sức khoẻ thể chất, các giá trị tôn giáo (tự chọn).

Các lĩnh vực (Domains)

Các ví dụ: kỹ năng, năng lực, giá trị và thái độ chính

Tư duy phê phán, đổi mới.

Kỹ năng tương tác liên cá nhân.

Kỹ năng hướng nội của mỗi cá nhân.

Tư cách công dân toàn cầu.

Kỹ năng thông tin truyền thông.

(Tuỳ chọn) Sức khoẻ thể chất, các giá trị tôn giáo.

Tính sáng tạo, tính doanh nghiệp (entreprênúhip), tài tháo vát, kỹ năng ứng dụng, tư duy phản xạ, ra quyết định hợp lý.

Các kỹ năng giao tiếp, tổ chức, đội nhóm, cộng tác, hoà nhập với xã hội, với đồng nghiệp, đồng cảm, yêu thương.

Kỷ luật tự giác, khả năng học tập độc lập, linh hoạt và thích nghi, ý thức tự giác, tính kiên trì bền bỉ, lòng trắc ẩn, chính trực, tự trọng.

Biết nhận thức, khoan dung, cởi mở, chịu trách nhiệm, tôn trọng sự đa dạng, có đạo đức, trí tuệ, có kỹ năng giải quyết xung đột, tham gia vào quá trình dân chủ, biết giải quyết xung đột, tôn trọng môi trường, có quốc sắc (national identity), có ý thức phục vụ.

Có khả năng tìm kiếm và phân tích thông tin qua ICT, có khả năng đánh giá thông tin truyền thông một cách có phê phán, có đạo đức sử dụng ICT.

Hiểu rõ giá trị của phong cách sống khoẻ mạnh, tôn trọng các giá trị tôn giáo

Định nghĩa làm việc về các năng lực tổng hợp chiều ngang cho Nghiên cứu ERI-NET 2015.

Cần hiểu rằng các nước khá khác nhau khi xác định và giải thích các năng lực tổng hợp theo chiều ngang. Có sự đồng ý rằng mỗi lĩnh vực phải giữ lại bản chất cội nguồn và mỗi nước sẽ làm rõ hơn các định nghĩa riêng của mình về các năng lực tổng hợp theo chiều ngang cho từng lĩnh vực trong nghiên cứu điển hình của từng nước.

Điều này cũng được hiểu rằng mỗi lĩnh vực không có tính loại trừ lẫn nhau và các nước có thể có cũng những kỹ năng thuộc các lĩnh vực khác nhau. Chỗ nào có thể áp dụng đuợc, các nước đuợc khuyến khích thêm vào các lĩnh vực và làm rõ các kỹ năng, năng lực và giá trị đã được xác định trong những lĩnh vực như vậy (ví dụ, sức khơẻ tâm sinh lý, thể chất).

Hầu hết các nghiên cứu trường hợp của giai đoạn I và II đều cho rằng tư duy phê phán và đổi mới (tức tư duy phê phán và sáng tạo), các kỹ năng liên cá nhân tương tác (cộng tác, giao tiếp), và kỹ năng thông tin truyền thông là quan trọng. Những lĩnh vực này sẽ đuợc đặt trọng tâm trong giai đoạn III, thay vì rải đều nghiên cứu ở mọi lĩnh vực của năng lực tổng hợp chiều ngang.

Các vai trò thay đổi của giáo viên

Ở giai đoạn II của nghiên cứu (2014), khi xem xét các thực tiễn của giáo viên, lãnh đạo nhà trường và nhận thức của họ về các năng lực tổng hợp chiều ngang, các nghiên cứu viên đã gợi ý rằng vai trò của người thầy trong giảng bài đã thay đổi và việc dạy các năng lực tổng hợp chiều ngang chắc chắn đòi hỏi những tiếp cận tương tác lấy học sinh làm trung tâm hơn là lối dạy truyền thống dựa vào bài giảng và lấy thầy làm trung tâm.

Nói cách khác, giai đoạn II nghiên cứu đã gợi ra những nhu cầu mới nổi lên đòi hỏi người thầy phải là tác nhân tốt hỗ trợ việc học hơn là chỉ đơn thuần làm người truyền đạt kiến thức. Dựa trên quan sát lớp học ở các nước được nghiên cứu, bảng 2 dưới đây được lập ra để tóm tắt các đặc trưng phân ra hai loại giáo viên như sau.

Người chuyển giao kiến thức

· Người kiểm soát việc học tập

· Giảng bài suy diễn, mô tả giảng giải

· Truyền đạt kiến thức một chiều

Tác nhân thúc đẩy việc học tập

· Người cộng tác và cùng học

· Giảng bài tương tác, khai thác, tìm kiếm

· Học bằng cách hỏi

Vai trò thay đổi của giáo viên

Tài liệu tổng hợp do Trung tâm nghiên cứu chính sách Thái Bình Dương thực hiện về các kỹ năng của thế kỷ 21 đã tuyên bố rằng người giáo viên có kỹ năng của thế kỷ 21 phải là các chuyên gia có kiến thức chuyên môn để dạy các kỹ năng thế kỷ 21 này nhằm khuyến khích học sinh của mình học xuất sắc hơn.

Các giáo viên phải nỗ lực tỉnh táo giao tiếp và cộng tác với nhau và với học sinh, biết linh hoạt quản lý lớp học năng động, có khả năng hỗ trợ và giúp học sinh học tập độc lập, sẵn sàng thích nghi với các phong cách dạy học để điều tiết các giải pháp sư phạm mới cho việc học của trò.

Những người chủ trương ủng hộ các kỹ năng thế kỷ 21 cũng nhấn mạnh việc sử dụng các phương pháp lấy sinh viên làm trung tấm (học dựa theo vấn đề, học dựa theo dự án), và các phương pháp này cũng yêu cầu ngừoi thầy phải có hiêu biết phạm vi rộng các chủ đề và phải được đào tạo, bồi dưỡng để đưa ra quyết định tức thời khi họ đã lên kế hoạch.

Trên thực tế, việc người giáo viên tiếp tục sử dụng bài giảng, sách giáo khoa để truyền đạt kiến thức cho trò dã không cho phép có kỹ năng ứng dụng và sáng tạo, được cho là những nguyên nhân tại sao nhiều học sinh không thể học được các kỹ năng của thế kỷ 21.

Với tất cả những lý lẽ nói trên giáo viên vẫn là một nhân tố cực kỳ quan trọng đảm bảo cho học sinh tích luỹ được những kỹ năng này.

Tóm lại, dạy học tốt hơn đòi hỏi sự thay đổi vai trò người thầy và cần một bộ các kỹ năng, năng lực đối với người thày để đáp ứng các thách thức của giáo dục và đảm bảo cho mọi học sinh dược tiếp cận nền giáo dục phong phú, giúp cho chúng tích luỹ và học được các kỹ năng tổng hơp chiều ngang của thế kỷ 21.

TS.Mai Văn Tỉnh