'Hoan hô bác Nguyên Ngọc'!

24/03/2013 11:48
Đ.Q (tổng hợp)
(GDVN) - Đề án tuyển sinh riêng của Trường ĐH Phan Châu Trinh (Hội An, Quảng Nam, do nhà văn Nguyên Ngọc làm Chủ tịch Hội đồng quản trị) mà Giaoduc.net.vn thông tin đến độc giả nhận được đa phần là lời khen ngợi, động viên. Thậm chí có những bạn đọc còn tranh luận với nhau khá sôi nổi, văn minh. Sau đây chúng tôi đăng tải một phần các ý kiến để bạn đọc cùng theo dõi.
Vũ Minh Hải: Đúng là những câu trả lời của một nhà văn lớn. Mong rằng những điều bác nói sẽ mở ra một hướng đi tích cực cho giáo dục nước nhà!
Hai: Hoan hô bác Ngọc!
Nhà văn Nguyên Ngọc thân thuộc với học sinh qua các tác phẩm Đất nước đứng lên, Rừng xà nu... Ông cũng là một nhà giáo dục học tâm huyết và có uy tín. Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ
Nhà văn Nguyên Ngọc thân thuộc với học sinh qua các tác phẩm Đất nước đứng lên, Rừng xà nu... Ông cũng là một nhà giáo dục học tâm huyết và có uy tín. Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ
hoàng văn duy: Tôi hoàn toàn đồng ý với đề xuất mà Ths Đỗ Thế đưa ra (Ths Đỗ Thế là Hiệu phó Trường ĐH Phan Châu Trinh, trả lời Giaoduc.net.vn trong bài viết 'Điểm thi đại học chỉ có giá trị 20%, thế là đủ' - pv). Đây là một đề xuất có tính đột phá. Nó đã phá vỡ đi nền giáo dục chắp vá như hiện nay. Tuy nhiên, trước hết Bộ phải làm trong sạch nền giáo dục nước nhà đã. Bệnh thành tích quá cao, tham nhũng tràn lan...
Phản hồi

trong thanh: Một phương án rất hay và hợp lý. Tôi nghĩ Bộ nên suy nghĩ về cách tuyển sinh như hiện nay và nên tham khảo phương án trên để có một phương án tổng hợp hay nhu vậy. Từ đó sẽ có những biện pháp, cách dạy học ở các bậc học như hiên nạy. Đúng là không một ai giỏi hết cả. Nỗ lực phấn đấu của các em không thể chỉ nhìn vào một lần ở kỳ thi đại học đưọc. Nên có cái nhìn tổng quát vào quá trình phấn đấu của các em. Từ đó các em sẽ có được định hướng nghề nghiệp phù hợp với mình, và thi đại học sẽ không còn là nỗi áp lực với các em nữa.
Văn Xương: Có cách nào đó hỏi khéo để các thầy cô dạy PTTH nói thật ra thì sẽ rõ rằng: Lấy một căn cứ là học bạ để tuyển Đại học là cực kỳ nguy hiểm. Tiêu cực tràn lan thì làm sao cái học bạ đó phản ánh đúng được lực học của các em. Nếu cách tuyển căn cứ vào học bạ này được thực hiện thì điểm trong học bạ lại càng xa thực tế. Tôi lạ cho các ông, các ông đang ở trên trời à. Phương án kỳ lạ này lại để lộ ra nhiều kẽ hở để tiêu cực hơn cách truyền thống.

Gửi bạn Trọng Thanh: Xin thưa bạn, chỉ một kỳ thi được tổ chức tốt, từ ra đề, bảo mật, coi thi và chấm thi nghiêm túc, ta cũng biết được: 1- ai hơn ai trong số những người thi. 2-Và hơn nữa, nếu ra đề tốt ta đánh giá được thí sinh có đủ năng lực học tập không. Thế là đủ.

Bạn hãy tìm hiểu thêm con em bạn và trẻ em xung quanh, nhất là các cháu học PHTH, các em sẽ nói cho bạn biết: thực chất việc học của các em ra sao và điểm số trong học bạ có tương ứng với kiến thức và khả năng tư duy của các em hay không. Và điều quan trọng nữa là điểm đó có cho thấy tương quan so sánh giữa học sinh này với học sinh kia không. Bạn nên nhớ: Tiêu cực đã thành phổ biến rồi, có điều người ta có công khai thừa nhận không thôi.
Phản hồi

trong thanh: Mình biết không một phương án nào là không có kẽ hở. những kẽ hở ấy, những tiêu cực ấy luôn ẩn trong đó. bạn cứ để ý các em đi hay chính bản thân bạn, luôn nỗ lực trong cả 12 năm học,vậy chỉ một kỳ thi liệu có đánh giá đúng về thực lực của bạn không. Mà trong khi đó thi ĐH chỉ có ba môn. Vậy tại sao ta không làm như phương án trên. Vừa giúp các em không bị áp lực trong kỳ thi ĐH, vừa giúp các em định hướng nghè nghiệp có phải là tốt không?

Nguyễn Bông: Nếu phương án này được áp dụng rộng rãi sẽ tránh được tình trạng luyện thi, học lệch... và giảm tải cho học sinh hiện nay rất nhiều. Thay vì phân bổ thời gian cho các hoạt động rèn luyện kỹ năng, các hoạt động xã hội, thể chất... bên cạnh việc học kiến thức thì lâu nay do cách đánh giá tuyển sinh thiếu khoa học của kỳ thi 3 chung làm cho học sinh chỉ chú tâm vào học để thi cho đậu, ngoài ra không quan tâm đến các vấn đề khác.

Tôi thích phương án này ở chổ nó đánh giá gần hết các thành quả mà học sinh đã thể hiện và tích lũy được trong cả 1 quá trình (không như kỳ thi ĐH đầy áp lực và may rủi). Tại sao một phương án hay như vậy mà bây giờ mới ra đời nhỉ ?
Phương án này rất tuyệt vời, lẽ ra nó phải được xuất phát từ Bộ Giáo dục chứ nhỉ! Tại VN chưa có trường ĐH nào có kiểm tra tư duy của thí sinh khi xét tuyển? Tư duy của thí sinh chỉ thể hiện tốt khi toàn bộ kiến thức được thấu hiểu - thực sự đây là các chọn lọc để tìm ra kết quả thực (không phải chỉ học thuộc lòng). Nội dung phỏng vấn của tiêu chí 5 cũng rất hay. Biết bao giờ nền giáo dục VN mới quan tâm đến sở trường của từng học sinh? Rất mong trường ĐH Phan Châu Trinh sẽ làm được điều này.
Phản hồi

Lê Kim: Phương án rất hay, rất toàn diện. Mong sao phương án này được Bộ GD chấp nhận và triển khai rộng rãi, để học sinh không phải học lệch như hiện nay. Có lẽ đã đến lúc mọi người nhận ra việc thi đại học 3 môn theo phương thức 3 chung là phiến diện và đầy may rủi!
Kim Tùng: Phương án này đã tiệm cận được với xu hướng của thế giới, các tiêu chí đánh giá bao trùm được cả quá trình học tập của học sinh. Bộ GD nên dũng cảm chấp nhận phương án này cho học sinh và phụ huynh được nhờ. Nghịch lý là những học sinh không đậu đại học có thể học tại RMIT (danh tiếng hơn nhiều trường ĐH VN) và sau khi ra trường có thể được đánh giá cao hơn (ít nhất là được trả lương cao hơn)thí sinh trước đây đã đậu đại học và học tại 1 trường VN nào đó. Điều này cho thấy điểm thi ĐH theo đề thi 3 chung chỉ đúng với một số người!
Phản hồi

Bùi Minh Trí: Đề xuất rất hay nhưng liệu có khả dụng không?
1) Kì thi tốt nghiệp phổ thông hiên nay vẫn còn nhiêu tiêu cực
2) Mỗi trương hàng năm tuyển sinh hàng trăn nghìn sinh viên thi việc phỏng vấn từng sinh viên mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó câu hỏi cho mỗi sinh viên cũng không thể giống nha.
Lê Tiến: Vấn đề là trong sự khó khăn cần có một đường đi. Lựa chọn con đường nào khả dĩ nhất nhằm giảm bớt những bất cập trong tuyển sinh hiện nay là cần thiết. Một đề xuất mới cần được tôn trọng và nghiên cứu thêm vì đâu phải nói là làm được ngay đâu.
Vũ Minh Hải: Phương án này không khả thi vì rất dễ xảy ra tiêu cực, nhất là khi điểm tổng kết 3 năm học, điểm thi tốt nghiệp được đánh giá ngang với điểm thi đại học (20%). Những yếu kém trong kỳ thi TN THPT chúng ta đã thấy rõ. Nếu lấy thêm kết quả 3 năm học THPT để đánh giá thì nạn "đi thầy" sẽ còn khủng khiếp hơn nhiều, đó là chưa kể đến việc gia đình học sinh chèn ép giáo viên để con được điểm cao. Còn tiêu chí đánh giá hành vi, thái độ, kỹ năng, sở thích, khả năng tư duy thì ai dám chắc các trường có thể đánh giá một cách khách quan và toàn diện. Tôi đang học đại học và tôi thấy nếu bạn thực sự học tập thì không có gì gọi là "học tài thi phận" cả.

Tôi thấy kỳ thi đại học - cao đẳng với các đoàn thanh tra của Bộ GD-ĐT là kỳ thi khách quan, toàn diện nhất! Chúc các bạn đang học THPT chọn được một trường đại học ưng ý và đạt được kết quả cao trong hai kỳ thi quan trọng sắp tới!
Thầy Đồ: Bộ sẽ duyệt phương án này ngay, với lưu ý tiêu chí 1 cần không thấp hơn điểm sàn và tiêu chí 2 là đủ điểm tốt nghiệp phổ thông :)

Hoàng Thái Minh: Tiêu chí này rất hay đấy, nó xem xét cả một quá trình học tập chứ không phải phụ thuộc vào 1 ngày thi đầy may rủi và có truyền thống "phức tạp" như cuộc thi tốt nghiệp THPT.
yeunganhy: Tôi nghĩ nếu mỗi trường làm 1 kiểu thì tiêu cực chắc chắn xảy ra. Đồng ý các trường hàng đầu trên thế giới đều áp dụng tốt, nhưng ở Việt Nam tình hình chắc chắn sẽ khác đi. Thi 3 chung, đề thi do hội đồng cấp quốc gia soạn thảo... đó là cách đánh giá tốt nhất. Tuy có hơi nặng nề cho xã hội, nhưng cần thiết như vậy để giảm bớt tiêu cực.
Đ.Q (tổng hợp)