Không phải tất cả thí sinh có nguyện vọng 1 trên điểm sàn đều trúng tuyển

13/07/2017 06:32
Thùy Linh
(GDVN) - Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, không phải tất cả thí sinh có nguyện vọng 1 trên sàn đều trúng tuyển do đăng ký ngành/trường có điểm chuẩn cao hơn kết quả thi.

Năm 2017 là năm cuối cùng có “điểm sàn”

Điểm sàn được xác định là mức điểm áp dụng cho học sinh phổ thông khu vực 3, chưa tính điểm ưu tiên. Năm 2017, mức điểm sàn cho tất cả các khối thi (A, B, C, D, A1) là 15,5 điểm.

Theo quy chế tuyển sinh đại học năm 2017, năm nay là năm cuối cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm sàn xét tuyển đại học. 

Từ năm 2018, điểm sàn hay ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sẽ do các trường đại học tự xác định.

Cả nước có 640.425 thí sinh xét tuyển đại học

Năm nay, cả nước có 865.975 thí sinh dự thi. Số thí sinh đăng ký sử dụng kết quả để xét tuyển đại học là 640.425.

Không phải tất cả thí sinh có nguyện vọng 1 trên điểm sàn đều trúng tuyển  ảnh 1
Không phải tất cả thí sinh có nguyện vọng 1 trên điểm sàn đều trúng tuyển (Ảnh: Thùy Linh)

Tổng chỉ tiêu đại học xét tuyển bằng kết quả kỳ thi quốc gia là 332.496.
Số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển cụ thể theo các tổ hợp như sau:

A: 883.768 (chiếm 34,59%)

A1: 286.760 (chiếm 11.22%)

B: 282.984 (chiếm 11.08%)

C: 277.722 (chiếm 10.87%)

D1: 608.632 (chiếm 23,82%)

Điểm trung bình các khối không khác biệt nhiều

Từ kết quả thống kê, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra các nhận định sau:

* Điểm trung bình các khối thi sau khi có điểm ưu tiên không khác biệt nhau nhiều.

• Khối D có số lượng thí sinh đạt trên sàn cao do đây là 3 môn bắt buộc, hầu như tất cả thí sinh đều dự thi.

• Dù số lượng thí sinh khối D đạt trên sàn cao, nhưng tổng số nguyện vọng xét tuyển vào khối D chỉ khoảng 24%, trong khi đó khối A có tổng số nguyện vọng đăng ký xét tuyển gần 35%. 

• Số lượng thí sinh đạt từ 15,5 điểm trở lên chưa lọc thí sinh trùng, nghĩa là một thí sinh có thể có tên trong nhiều khối thi.

• Do đó, nếu chỉ dựa vào phổ điểm để xác định số lượng thí sinh trên điểm sàn thì số lượng thí sinh ảo sẽ rất lớn, lớn hơn rất nhiều so với bất kỳ năm nào trước đây.

• Cần thiết phải lọc thí sinh trùng để đảm bảo con số tương đối sát thực tế về nguồn tuyển cho các trường trong năm nay. 

Lọc thí sinh trùng, xác định hệ số dư dôi tổng quát

Mỗi thí sinh trên điểm sàn được tính 1 lần duy nhất, không phân biệt số thứ tự nguyện vọng, theo đó kết quả như sau:

Thí sinh trên điểm sàn nhưng không phải tất cả đều đăng ký xét tuyển vào trường phù hợp với điểm thi của mình.

Không phải có hệ số dư dôi thì các trường tuyển đủ chỉ tiêu. 

• Nhiều thí sinh trúng tuyển nhưng không nhập học. 

• Nhiều thí sinh có điểm cao nhưng không trúng tuyển vào ngành/trường yêu thích nên không đăng ký xét tuyển. 

• Nhiều trường/ngành có số lượng thí sinh đăng ký rất thấp so với chỉ tiêu. 

• Thí sinh có điểm cao ở các tỉnh dồn về thành phố lớn trong khi thí sinh điểm thấp thành phố lớn không di chuyển về các trường đại học địa phương. 

• Do đó năm nào tổng nguồn tuyển cũng lớn so với chỉ tiêu nhưng các trường vẫn tuyển không đủ chỉ tiêu. 

Lọc thí sinh trùng theo nguyện vọng 1 trên sàn


+ Dựa vào phân tích dữ liệu đăng ký xét tuyển của thí sinh (trước khi điều chỉnh). 

+ Chưa kể số thi sinh năng khiếu. 

- Phương án này có tính thực tế hơn do nguyện vọng 1 là đúng với ngành/trường mà các em yêu thích nhất.

- Không phải tất cả thí sinh có nguyện vọng 1 trên sàn đều trúng tuyển do đăng ký vào ngành/trường có điểm chuẩn cao hơn kết quả thi.

- Nhiều trường/ngành còn dư nhiều chỉ tiêu nhưng rất ít hay thậm chí không có thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1.

- Do đó dù tổng số thí sinh chỉ tính nguyện vọng 1 trên sàn cao hơn chỉ tiêu, sát với thực tiễn hơn nhưng không phải trường nào cũng tuyển đủ chỉ tiêu.

Thùy Linh