Kỳ thi quốc gia và quan điểm bảo thủ của xã hội

06/08/2014 06:42
Xuân Trung
(GDVN) - Theo PGS. TS Bùi Thiện Dụ - Hiệu trưởng Trường Đại học Phương Đông thì kỳ thi quốc gia nên tổ chức từ năm 2015, không thể để tới các năm sau.

Làm trung thực một kỳ thi quốc gia

Trao đổi thêm về phương án thi quốc gia của Bộ GD&ĐT, PGS. TS Bùi Thiện Dụ - Hiệu trưởng Trường Đại học Phương Đông cho rằng, ông hết sức hoan nghênh vì Bộ đã thực hiện phương án cuối cùng là có một kỳ thi chung cho các học sinh trung học, đây là bước tiến rất mạnh vì đó là bước đi thực hiện đúng quy luật của giáo dục. 

Theo PGS. Dụ, chúng ta đang trên đường tiến tới xã hội học tập, tri thức thì việc trang bị cho một người trẻ kiến thức cơ bản theo hoàn cảnh xã hội để vào đời mà điều kiện đầu tiên là hoàn thành bậc phổ thông là cần thiết, nhưng làm sao phải được xã hội đánh giá chuẩn. Theo quan điểm của PGS. Dụ trong xã hội chỉ nên tổ chức một kỳ thi quốc gia như phương án đưa ra, kỳ thi này thực chất như ở các nước gọi là cấp chứng chỉ trưởng thành.

Kỳ thi quốc gia và quan điểm bảo thủ của xã hội ảnh 1

PGS. Bùi Thiện Dụ. Ảnh Xuân Trung

PGS. Bùi Thiện Dụ cũng cho biết, nhiều người bày tỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT đỗ tới 99% thì không nên tổ chức thi? Và suy nghĩ thi là chuyện “công cua” không đánh giá đúng năng lực, do đó trong hai kỳ thi (tốt nghiệp THPT và ĐH, CĐ) phải bỏ một, đó lại là câu chuyện khác.

Kỳ thi quốc gia và quan điểm bảo thủ của xã hội ảnh 2

Kỳ thi quốc gia: Vừa lòng thí sinh thì cũ kỹ, lý tưởng thì phi thực tế

 Chuyên gia nhận định, phương án 1 của Bộ GD&ĐT không khác gì phương án thi tốt nghiệp THPT vừa qua, và đây là phương án phải loại bỏ…

“Trước đây chúng ta tiến hành 2 kỳ thi (tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học), ngay từ lúc đó tôi nghĩ rằng nếu một kỳ thi tiến hành chưa tốt (kỳ thi tốt nghiệp THPT) và kỳ tuyển sinh (là việc của các trường đại học). Trước kia khi các trường đại học chưa được tự chủ thì có thêm kỳ thi tuyển sinh mà Bộ làm thay các trường tạm chấp nhận, nhưng hiện nay các trường đại học đã được tự chủ theo tinh thần của Luật giáo dục đại học thì việc tuyển sinh là quyền của các trường” PGS Dụ bày tỏ.

Một kỳ thi quốc gia là việc làm chuẩn để đo con người từ giai đoạn chưa trưởng thành sang trưởng thành, cho nên làm phải chuẩn, kiến thức phải chuẩn. Bộ GD&ĐT phát đi thông điệp giáo dục thời gian tới phải đào tạo theo khả năng, nhưng theo ý kiến của PGS. Dụ với một xã hội vẫn bảo thủ như hiện nay thì còn rất lâu nữa mới đánh giá được theo khả năng người học. 

Bỏ lối tư duy bảo thủ của xã hội

Sau khi Bộ GD&ĐT đưa ra 3 phương án tổ chức cho một kỳ thi quốc gia từ năm 2015, nhiều người lo ngại kỳ thi này chưa được chuẩn bị chu đao, do đó có thể nên áp dụng từ năm 2016 hoặc 2017 trở đi. Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia am hiểu về giáo dục, đã bấy lâu nay chúng ta vẫn có thói quen cái gì ổn định hoặc có lợi trước mắt thì giữ lại mà chưa tính tới lâu dài. 

Kỳ thi quốc gia và quan điểm bảo thủ của xã hội ảnh 3

Kỳ thi quốc gia nên tổ chức vào năm 2015. Ảnh minh họa Xuân Trung

Một kỳ thi quốc gia theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ phải được tiến hành ngay trong năm 2015, điều đó càng phù hợp với xu thế và tâm lý chung của thế giới. Hiện giáo dục chúng ta đang đi sau các nước cả về chất lượng và định hướng đào tạo, việc có ngay một kỳ thi quốc gia càng sớm sẽ giải quyết rất nhiều khâu về “lối cụt” của giáo dục Việt Nam.

Thời gian thích hợp để tổ chức một kỳ thi quốc gia tốt nhất là từ năm 2015, PGS. Bùi Thiện Dụ cũng bày tỏ, lâu nay bệnh của giáo dục Việt Nam là đào tạo theo kiểu “lính chì” (ngay từ nhỏ trẻ con đã được bố mẹ chiều, lớn lên ép học và nhồi nhét kiến thức. Tâm lý ai cũng muốn con ngoan, vấn đề này không trách ai được). Việc một số ý kiến bày tỏ kỳ thi nên tổ chức từ năm 2016 hoặc 2017, vấn đề này theo PGS. Dụ không thể trách được ý kiến đó, nhưng quan điểm của PGS. Dụ cho đó là tâm lý bảo thủ của xã hội.

Kỳ thi quốc gia và quan điểm bảo thủ của xã hội ảnh 4

Cựu Thứ trưởng bắt lỗi cả 3 phương án thi quốc gia

"Theo tôi, thi tốt nghiệp PTTH mà đỗ 99% là không được. Bộ Giáo dục phải làm thế nào đó để chỉ đỗ 70% thôi thì chất lượng đầu vào đại học sẽ được nâng cao".

“Bởi vì đây là kỳ thi đánh giá những điều tối thiểu và chuẩn, cần thiết được xã hội chấp nhận thì phương án thứ nhất là hợp lí. Tôi ủng hộ phương án thứ nhất với ý là đây là một kỳ thi giống như cấp một chứng chỉ trưởng thành để cho các em có được những kiến thức cơ bản để tiếp cận với cuộc sống” PGS. Dụ cho hay.

Một kỳ thi theo phương án thứ nhất,  theo PGS. Dụ phải tổ chức nghiêm túc nhưng không nặng nề, coi thi nên nghiêm túc. Và trong kỳ thi nếu  giám thị, cán bộ, và  thậm chí cả giám đốc sở giáo dục vi phạm phải kỷ luật nặng, nếu không làm được như vậy thì kỳ thi coi như không thành công. 

Theo quan điểm của PGS. Bùi Thiện Dụ, vấn đề không phải là tỷ lệ đỗ 99% là thật hay là gian dối mà  sắp tới chúng ta phải tìm cách thức thực hiện kỳ thi quốc gia như thế nào cho hiệu quả và trung thực nhất.

“Tôi cho rằng kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua là tốt, tuy nhiên khâu chấm có vấn đề bởi có những tỉnh ra lệnh phải chấm thế này, thế kia, những tỉnh đó phải xử lí” ông Dụ cho hay.

Cũng bình luận thêm, PGS. Bùi Thiện Dụ cho hay việc ra đề theo hướng tích hợp chưa hẳn là tốt, bởi theo ông bản thân người Việt Nam chưa quen với điều đó vì thước đo về khả năng tổng hợp của ta có vấn đề và còn tùy tiện. 

Đứng trên quan điểm là lãnh đạo của một trường đại học, PGS. Bùi Thiện Dụ cho biết nếu kỳ thi quốc gia được tổ chức tốt ông sẽ cần những yếu tố từ người hoàn thành phổ thông như có kiến thức cơ bản, đặc biệt phải có tư duy về môn toán, có thể sẽ phỏng vấn thêm. 

Với các khoa Sinh học dứt khoát thì phải thêm hóa, sinh. Các ngành về quản trị phải thi thêm các môn xã hội và có thể qua phỏng vấn trực tiếp và qua trao đổi. 

Xuân Trung