Một số câu hỏi hướng dẫn về đánh giá học sinh tiểu học

28/02/2015 06:00
HOÀNG MAI LÊ
(GDVN) - Những bài kiểm tra, những điểm số của các em có thể nói lên điều gì đó, nhưng không thể nói lên mọi điều về các em.

Tiếp diễn câu chuyện áp dụng Thông tư 30, Tòa soạn đã đăng bức thư của cô Vy Thị Mỹ, gửi TS.Hoàng Mai Lê, Vụ Giáo dục Tiểu học. 

Ngay sau đó, TS. Hoàng Mai Lê đã có bài viết gửi tới Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, trước là để trả lời cô Mỹ, sau cũng là để độc giả hiểu rõ hơn vấn đề.

Dưới đây là bài viết thứ ba, Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

Một số câu hỏi về đánh giá học sinh tiểu học

Hàng ngày thầy giáo/cô giáo có quan sát, theo dõi học sinh trong lúc làm bài không? Có nhận xét, sửa lỗi, hướng dẫn giúp đỡ học sinh không?

Trường hợp trong lớp có vài học sinh chưa học tốt Toán thì hàng ngày thầy giáo/cô giáo làm thế nào để mấy em đó có thể làm Toán tốt hơn?

Theo thầy giáo/cô giáo thì việc GV giúp học sinh biết sửa lỗi khi làm bài để tiến bộ quan trọng hơn hay là GV chấm điểm (số) cho bài đó của học sinh quan trọng hơn?

Việc thầy giáo/cô giáo chỉ nhận xét hàng ngày giúp các em biết tự đánh giá, sửa lỗi để tiến bộ có tốt hơn việc thầy giáo/cô giáo chỉ chấm điểm hàng ngày không?

Việc nhận xét (không chấm điểm) hàng ngày giúp các em tiến bộ có đỡ gây áp lực cho học sinh và cha mẹ học sinh không?

Thầy giáo/cô giáo cho biết ý kiến của mình như thế nào về: việc so sánh việc quan sát, theo dõi, nhận xét, đánh giá, hướng dẫn, giúp đỡ để học sinh tiến bộ với việc tìm minh chứng để chỉ ra học sinh đạt (điểm) loại gì đó (thông báo cho cha mẹ học sinh, báo cáo cán bộ quản lý)?

Chia sẻ nội dung sau đây (theo Vietnamnet):

Một số câu hỏi hướng dẫn về đánh giá học sinh tiểu học ảnh 1

Dạy học sinh cách học

(GDVN) - Một người biết cách học, vận dụng được kỹ thuật khai thác năng lực của bộ não của mình sẽ học với năng suất cao hơn hẳn người không biết cách học.

“Gửi kèm theo đây là kết quả bài kiểm tra của các em. Chúng tôi rất tự hào về các em vì đã chứng tỏ được khả năng cũng như đã cố gắng hết mình trong học kì vừa qua.

Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng, những bài kiểm tra thế này không phải lúc nào cũng đánh giá được chính xác tất cả những gì khiến các em trở nên đặc biệt và là duy nhất. Những người đã tạo ra những bài kiểm tra này không biết rõ về từng em như các thầy cô giáo của các em, cũng như những gì tôi hy vọng về các em, và chắc chắn càng không thể biết rõ bằng gia đình của các em.

Họ không biết trong số các em có nhiều em nói được hai ngôn ngữ. Họ không biết em nào chơi được nhạc cụ, hoặc biết nhảy múa, hoặc biết vẽ tranh. Họ không biết bạn bè của các em luôn trông cậy vào các em, cũng không biết tiếng cười của các em có thể khiến một ngày tồi tệ trở nên tươi sáng hơn.

Họ không biết các em có thể làm thơ hay sáng tác bài hát, chơi thể thao, suy nghĩ về tương lai, hay chăm sóc cho em trai hoặc em gái của mình sau giờ học. Họ không biết các em đã từng tới những nơi tuyệt vời, hay các em kể chuyện rất hay, hoặc các em rất thích được giành thời gian cho gia đình và bạn bè.

Họ không biết các em rất đáng tin cậy, tốt bụng và chu đáo, và các em luôn cố gắng từng ngày để đạt kết quả tốt nhất... Điểm số của các em có thể nói lên điều gì đó, nhưng không thể nói lên mọi điều về các em.

Vậy nên, các em hãy cảm thấy tự hào với kết quả của mình, và hãy nhớ rằng có rất nhiều cách khác để chứng tỏ các em là những người thông minh.”

HOÀNG MAI LÊ