Nắm chắc cách ôn tập này, các trò sẽ đạt điểm cao môn Vật lý khi thi quốc gia

06/05/2017 07:31
Thùy Linh
(GDVN) - Môn nào chưa tốt (điểm dưới 7) thì ngay từ bây giờ thí sinh cần nhiều thời gian hơn cho môn đó trong quá trình ôn tập

Chỉ còn hơn 40 ngày nữa là kỳ thi trung học phổ thông quốc gia 2017 diễn ra, do đó, ngay từ lúc này, thí sinh cần có kế hoạch học tập cụ thể để có thể đạt kết quả tốt nhất trong kì thi. 

Trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Ngọc Hải –giảng viên trường Đại học Công đoàn với 20 năm kinh nghiệm luyện thi trung học phổ thông môn Vật lý cho rằng, việc phân bổ thời gian cho từng môn học, môn nào chưa tốt (điểm dưới 7) thì ngay từ bây giờ thí sinh cần nhiều thời gian hơn cho môn đó trong quá trình ôn tập. Vì mức độ 7 điểm khá dễ dàng đạt được trong kì thi này.

Nắm chắc cách ôn tập này, các trò sẽ đạt điểm cao môn Vật lý khi thi quốc gia ảnh 1
Thầy Nguyễn Ngọc Hải (Ảnh nhân vật cung cấp)

Riêng đối với môn Vật lý, thầy Hải khuyên thí sinh rằng:

Thứ nhất, về vấn đề phân bổ thời gian ôn tập và luyện đề

Trước tiên, các em cần phải hệ thống lại toàn bộ kiến thức môn gồm:

- Hệ thống lí thuyết: để nhớ toàn bộ khái niệm và tính chất của từng khái niệm.

- Hệ thống lại toàn bộ công thức cơ bản được dùng.

- Hệ thống lại phương pháp làm bài tập cho từng phần từ cơ bản đến nâng cao.

Nắm chắc cách ôn tập này, các trò sẽ đạt điểm cao môn Vật lý khi thi quốc gia ảnh 2

Thầy dạy Toán bày “mẹo” giúp học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi quốc gia

Với những bạn đặt mục tiêu từ 8 đến 10 điểm thì cần có kế hoạch chi tiết cho việc ôn tập các bài toán khó, đặc biệt là bài tập thuộc phần cơ, điện vì hầu hết các bài khó thuộc phần này. 

Sau khi hệ thống lại tất cả kiến thức, các em cần bắt tay vào việc làm đề:

- Phải có kế hoạch để làm được tối thiểu 30 đề cho môn Vật lý và chữa được 30 đề này thì mới có thể có kết quả cao trong kì thi. 

Với 10 đề đầu có thể chưa cần đo thời gian, vì đây là quá trình vận dụng kiến thức tổng hợp để làm bài, quá trình này sẽ giúp các em hệ thong lại được kiến thức đã học trong từng chuyên đề. 

Kể từ để thứ 11 trở đi thì cần phải đo thời gian chính xác 50 phút cho mỗi đề, từ đó các em sẽ rút được kinh nghiệm trong quá trình phân bổ thời gian trong phòng thi sau này.

- Các em đặt mục tiêu đạt được bao nhiên điểm thì hoàn thành tương ứng với số câu hỏi trong đề, những câu khó có thể bỏ qua trong thời gian 50 phút, nếu kết quả tốt dần lên thì hãy tiếp tục tăng số câu hỏi cần làm được trong thời gian 50 phút. 

Ví dụ với bạn nào phấn đấu đạt 7 điểm thì cần tập trung làm 28 câu trong thời gian 50 phút, nếu kết quả tốt dần lên thì sẽ tăng dần số câu hỏi cần làm trong thời gian 50 phút.

Thứ hai, về một số nội dung cần chú ý khi ôn tập và khi làm bài thi

Theo thầy Hải, trong đề thi sẽ có 2 loại câu hỏi dễ cho các em dễ lấy điểm:

- Câu hỏi loại 1.Các câu hỏi lí thuyết thuần túy, các hỏi loại này thường khá dễ nhưng nhiều em học sinh bị mất điểm vì đọc không kĩ.

Nắm chắc cách ôn tập này, các trò sẽ đạt điểm cao môn Vật lý khi thi quốc gia ảnh 3

Chàng trai 9X vừa học giỏi, vừa là tấm gương tiêu biểu của “việc tử tế”

Với câu hỏi loại này các em chỉ cần hệ thống lại toàn bộ khái niệm, tích chất của các khái niệm vật lí này trong sách giáo khoa là đủ. 

Khi làm bài thi hãy đọc thật kĩ để xem đề bài yêu cầu là tìm đáp án “Đúng” hay “Sai”, với mỗi phương án trả lời của câu hỏi khi làm bài thì viết ngay bên cạch phương án đó là “Đúng” hay “Sai” và phải xem cả 4 phương án rồi mới chọn đáp án trả lời cho câu hỏi.

- Câu hỏi loại 2: Vận dụng trực tiếp công thức trong quá trình làm bài các em hãy cẩn thận để không nhìn nhầm công thức và các dạng biến đổi của công thức đó, một điểm nữa là cần chú ý đơn vị trong đáp án.

Đối với 2 loại câu hỏi dễ này nhiều em hay chủ quan trong quá trình làm bài vậy nên cần phải đọc đề và làm bài thật cẩn thận để không mắc phải những lỗi sai không đáng có. 

Câu hỏi phân loại: Các em cần đọc đề bài thật cẩn thận và lựa chọn loại câu hỏi thuộc phần làm tốt để làm trước. 

- Với những câu hỏi ứng dụng, câu hỏi lạ thường không phải là câu hỏi quá khó, các em hay đọc kĩ để xem nó liên quan đến hiện tượng vật lí nào và đưa bài toán đó về bài toán vật lí thông thường.

- Với những câu hỏi mà đòi hỏi tính toán nhiều hãy để làm sau.

- Nếu một câu nào đó khi các em đọc, một giả thiết nào đó em không hiểu đề bài cho để làm gì thì không nên làm và để sau. Vì muốn làm được bài phải hiểu được toàn bộ giả thiết của để bài cho.

Và một điều quan trọng mà theo thầy Hải các thí sinh cần đặc biệt chú ý, đó là với bài thi trắc nghiệm không có thời gian để kiểm tra lại tất cả các câu hỏi đã làm xem đúng hay sai, vì vậy hãy làm được câu nào thì làm thật cẩn thận để không quay lại.

Tuy nhiên có một số ít câu hỏi mà không chắc chắn thì hãy đánh dấu vào để kiểm tra lại khi trước khi chuyển sang làm những câu hỏi khó.

Thùy Linh