Năng lực khung thế kỷ 21 và chính sách cho chương trình đào tạo quốc gia (Bài 1)

18/10/2015 07:15
TS. Mai Văn Tỉnh
(GDVN) - Các năng lực thế kỷ 21được coi là cơ sở hợp lý và mục đích cho việc học - tức là loại chương trình định làm.

LTS: Trong bối cảnh Bộ GD&ĐT công bố lấy ý kiến cho Dự thảo chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể lần đầu chuyển từ tiếp cận kiến thức sang tiếp cận năng lực, thiết nghĩ các khái niệm và định nghĩa về  năng lực ở thế kỷ 21 là rất mới đối với Việt Nam. 

Công trình nghiên cứu so sánh các khung quốc tế về năng lực của TS. Mai Văn Tỉnh, Ban nghiên cứu & phân tích chính sách - Hiệp hôi các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (Sưu tầm và lược dịch) sẽ phần nào giúp bạn đọc và cộng đồng nghiên cứu giáo dục hiểu sâu hơn khái niệm năng lực cần cho thế kỷ 21. 

Các cộng đồng nghiên cứu quốc tế quan niệm ra sao về các năng lực này và có tác động thế nào đến gợi ý chính sách thiết kế chương trình quốc gia cho các bậc học là vấn đề học thuật đáng chú ý. Công trình nghiên cứu này của TS. Mai Văn Tỉnh gồm 3 phần.

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.


Các chương trình đào tạo quốc gia phải được đổi mới quyết liệt để thể hiện những năng lực cần thiết cho thế kỷ 21. Nội dung bài viết nói về 8 khung mô tả năng lực thế kỷ 21 đã được phân tích, là nghiên cứu thông tin tổng hợp về năng lực thế kỷ 21 từ websites của các khung đuợc chọn với kết quả phân tích chi tiết 32 tư liệu. 

Khung chương trình chiều ngang và chiều dọc của các kiểu đại diện chương trình được dùng để xác định tính nhất quán chiều dọc và chiều ngang giữa các khung (1*). Các khung được so sánh trên tính hợp lý, mục đích và định nghĩa về năng lực thế kỷ 21, những chiến lược, khuyến nghị thực hiện và đánh giá các kỹ năng này trong thực tiễn giáo dục. 

Ngoài ra, có 3 nghiên cứu quốc tế khác được xem xét để phân tích các nước khác nhau (thành viên EU, thành viên OECD) và các trường học khác nhau xử lý hoặc không xử lý năng lực thế kỷ 21.

Các phát hiện cho thấy sự liên kết lớn giữa các khung năng lực thế kỷ 21và giải thích tại sao chúng lại quan trọng (nhất quán chiều ngang, nhưng các ý định và thực tiễn dường như còn xa với sự thiếu nhất quán chiều dọc. Các gợi ý thực hiện năng lực thế kỷ 21trong chính sách chương trình quốc gia được thảo luận và khuyến nghị.

Toàn cầu hoá và quốc tế hoá cùng với phát triển nhanh ICT đang tiếp tục làm thay đổi cách sống, cách làm việc và học tập của chúng ta. Xã hội ngày nay được đặc trưng là xã hội tri thức, tức là xã hội coi ý tưởng và hoạt động tri thức là hàng hoá (2*). 

Đặc biệt, tác động tiềm năng của ICT vào xã hội đã được thừa nhận từ 2 thập kỷ trước. Ví dụ, Reich phản ánh ứng dụng ICT vào xã hội, cụ thể là các loại công việc mà nó đòi hỏi. Ông nói rằng có nhiều việc công nhân làm theo thói quen (thủ công lặp đi lặp lại) có thể sẽ biến mất vì tiềm năng ICT tăng lên thay thế chúng. 

Đồng thời, ông dự đoán nhu cầu tăng lên của dịch vụ công nhân lành nghề, biết phân tích biểu tượng và có đầu óc (‘mind workers’). (3*)Với cả hai loại công việc này thì năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề, và biết thông tin gián tiếp là cốt yếu. 

Tương tự, Levy và Murnane lập luận rằng, do ICT phát triển nhanh, một phần quan trọng công việc không còn chỉ liên quan trao đổi thông tin, mà phải hiểu biết thông tin cụ thể. 

Sự thay đổi có tính động công việc là do xã hội tri thức yêu cầu, đặt ra thách thức cho các hệ thống giáo dục để đào tạo lớp người trẻ cho công việc chứ không phải để tồn tại (4*).

Hơn nữa, Duff lập luận rằng, do công nghệ phát triển, các giá trị nhân loại truyền thống (ví dụ, bản quyền, sự riêng tư, bình đẳng) bị đe doạ và cần có định hướng chuẩn mực mới (5*). 

Ảnh minh họa. GDTĐ
Ảnh minh họa. GDTĐ

Mọi phát triển này cùng với thay đổi nhanh thị trường việc làm đòi hỏi tăng cường chú ý xác định và có được các năng lực cá nhân cần để tham gia tích cực và hiệu quả trong xã hội tri thức (6*).

Những năng lực này được gọi chung là năng lực thế kỷ 21 hay kỹ năng thế kỷ 21, có đặc trưng khái quát là (a) Chiều ngang (transversal, tức không trực tiếp gắn với một lĩnh vực cụ thể mà xuyên suốt nhiều lĩnh vực), (b) Đa chiều (tức bao gồm các kiến thức, kỹ năng và thái độ); và (c) liên quan tới kỹ năng và hành vi bậc cao thể hiện khả năng đương đầu với các vấn đề phức tạp và các tình hưống không dự báo trước (7*)

Cùng với sự chú ý ngày càng tăng về các năng lực cần cho xã hội tri thức, các nhà trường và hệ thống g trên thế giới đuợc kêu gọi thay đổi chương trình đào tạo.

Dede lập luận rằng việc thực hiện năng lực thế kỷ 21 không chỉ là vấn đề tác nghiệp nội dung và mục đích giáo dục con người cần cho xã hội tri thức, mà là tái xác định cái gì phải được coi là cốt lõi trong chương trình giáo dục tạo.

Sự thay đổi như vậy sẽ không thể có được qua thảo luận thuần tuý, mà phải chất vấn và gạt bỏ những niềm tin, giá trị, những giả thuyết và nhận thức mà các nhà nghiên cứu, nhà thực hành, nhà hoạch định chính sách đang cố bám víu để chỉ đạo hệ thống nhà trường (8*). 

Thật không may, dường như có rất ít nhà hoạch định chính sách được chuẩn bị cho sự thay đổi này. Khó khăn liên quan việc tái xác định các ưu tiên của chương trình có thể được minh hoạ bởi những tranh luận về phát hiện của nghiên cứu đánh giá PISA mới đây đối với chất lượng giáo dục. 

Năng lực khung thế kỷ 21 và chính sách cho chương trình đào tạo quốc gia (Bài 1) ảnh 2

Học sinh lớp 9 Việt Nam giỏi hơn các nhà khoa học

(GDVN) - Đến các nhà khoa học còn chẳng biết Menđen làm gì và phát hiện ra cái gì nữa là học sinh lớp 9.

Ở nhiều nước Tây bán cầu, các phát hiện PISA cuối cùng đạt kết quả kêu gọi chú ý nhiều hơn đến kỹ năng đọc và đếm cơ bản (Ví dụ, Bộ Giáo dục Hà lan, 7/12/2010) và nhà trường chịu trách nhiệm về kết quả của họ. Kêu gọi này gợi ý rằng các nhà hoạch định chính sách dường như không gắn đánh giá PISA vào cấu trúc lại chương trình đào tạo để thực hiện các năng lực thế kỷ 21. 

Đặc biệt là điểm PISA tốt đòi hỏi học sinh phải có khả năng giải quyết vấn đề phức tạp và biết tư duy phê phán là hai năng lực chủ yếu trong xã hội tri thức.

Để hiểu hơn việc tích hợp năng lực thế kỷ 21 yêu cầu cái gì từ nhà trường và hệ thống giáo dục, nghiên cứu này sử dụng một khung khái niệm các đại diện chương trình.  Khung này phân biệt chương trình định làm, chương trình được làm và chương trình đã đạt được. 

Các năng lực thế kỷ 21được coi là cơ sở hợp lý và mục đích cho việc học - tức là loại chương trình định làm. Tuy nhiên, có khoảng cách giữa nhu cầu của xã hội tri thức thể hiện bởi những người ủng hộ năng lực thế kỷ 21 với cách giải quyết chúng trong chương trình nhà trường và quốc gia – đó là loại chương trình được thực thi.

Cuối cùng, cần có thực tiễn đánh giá thích hợp để xác định liệu kết quả đầu ra của việc học có đạt được như kỳ vọng không - đó là loại chương trình đạt được. Một trong những thách thức chính khi thay đổi chương trình là phải đảm bảo tính nhất quán và sự cân đối giữa 3 loại đại diện chương trình khác nhau này.

Các mục đích và các vấn đề của nghiên cứu

Một vài tổ chức và học giả quốc tế có ý định tích hợp các năng lực thế kỷ 21 vào chính sách chương trình quốc gia bằng cách mô tả các năng lực đó rất quan trọng đối với xã hội tri thức. 

Những mô tả này thường cụ thể hoá cách tiếp cận đánh giá, học và dạy liên quan đến thực hiện các năng lực trong chương trình nhà trường. Việc tham chiếu các năng lực thế kỷ 21 có thể thấy trong các thuật ngữ  khác nhau của những sáng kiến này. Một số học giả và tổ chức quốc tế gọi năng lực thế kỷ 21 là các năng lực học suốt đời (9*).

Liên minh châu Âu thích dùng thuật ngữ năng lực chủ yếu để nhấn mạnh tầm quan trọng của chúng và bản chất giao thoa bên trong chương trình đào tạo, thuật ngữ Hoa kỳ về kỹ năng thế kỷ 21 và việc học của thế kỷ 21 trở nên phổ biến hơn để chỉ rõ cả hai loại năng lực cần cho xã hội tri thức và các loại học liên quan đến chúng (10*). 

Hơn nữa, có tranh cãi liệu những thuật ngữ này dùng để chỉ các năng lưc mới hay chỉ để nhấn mạnh bộ năng lực đã biết từ lâu và được coi là thích hợp cho xã hội tri thức? 

Mặc dầu có tranh cãi vậy, trong bài viết này các tác giả gắn sự đa dạng thuật ngữ nói trên vào thuật ngữ các năng lực thế kỷ 21 bởi sự chấp thuận ngày càng tăng về cả chính trị lẫn học thuật. Việc đi tìm các năng lực thế kỷ 21 và các kỹ năng thế kỷ 21 trên trang Web Khoa học cho kết quả 3 ấn phẩm giai đoạn 2000-2003, 1 ấn phẩm giai đoạn 2004-2007, và 19 ấn phẩm giai đoạn 2008-2010. 

Một tìm tòi tương tự trong ERIC (gồm ấn phẩm khoa học, tạp chí giáo dục và các báo cáo) đưa ra 13 kết quả từ 2000-2003; 43 kết quả giai đoạn 2004-2007, 122 kết quả từ  2008-2010.

Nghiên cứu này nhằm tổng hợp tài liệu về các khung chính sách khác nhau được xây dựng để hỗ trợ tích hợp năng lực thế kỷ 21 vào chương trình đào tạo.

Khung khái niệm được phác thảo ở trên dùng để nghiên cứu sâu hơn các nét giống và khác nhau giữa các khung (theo chiều ngang) và sự gắn kết giữa ý định, thực hiện và đánh giá các đầu ra (theo chiều dọc). Những câu hỏi dưới đây hướng dẫn cho nghiên cứu:

(1) Những năng lực nào của thế kỷ 21 được phân biệt trong các mô hình khác nhau?

(2) Các mô hinh này có gợi ý thực hiện năng lực thế kỷ 21 trong chương trình đào tạo?

(3) Những mô hình này có đưa ra cách thức lượng giá năng lực thế kỷ 21 không?

Các khung cho năng lực của thế kỷ 21

Dựa trên khảo sát sơ bộ tài liệu tham khảo, các khung nổi tiếng về năng lực thế kỷ 21được xác định và chọn để phân tích sâu. Kết quả là các khung dưới đây được đưa vào nghiên cứu:

Đối tác cho các kỹ năng thế kỷ 21 (khung P21) được xây dựng ở Mỹ nhằm mục đích xác định vị trí năng lực thế kỷ 21 nằm ở trung tâm hệ giáo dục 12 năm. P 21 là tổ chức quốc gia hình thành năm 2001 bằng tài trợ của Chính phủ và khu vực tư nhân Hoa kỳ (Apple Computer Inc., Cisco Systems, Dell Computer Corporation, Microsoft Corporation, Hiệp hội giáo dục quốc gia vv..) (11*).

EnGauge, được nhóm Metiri và Learning Point Associates thành lập nhằm 
mục đích bồi dưỡng các năng lực thế kỷ 21 cho học sinh, giáo viên và các nhà quản lý giáo dục (12*). 

Lượng gía và dạy các kỹ năng thế kỷ 21 (khung ATCS), được xây dựng như một phần dự án quốc tế tài trợ bởi Cisco, Intel và Microsoft. Dự án này cung cấp các định nghĩa hoạt động cho năng lực thế kỷ 21 để thiết kế các nhiệm vụ đổi mới đánh gía trên lớp (13*). 

Năng lực khung thế kỷ 21 và chính sách cho chương trình đào tạo quốc gia (Bài 1) ảnh 3

Ngẫm về căn bệnh “Cố đấm ăn xôi” và “Đánh bùn sang ao” của ngành giáo dục

(GDVN) - Để đổi mới nền giáo dục nước nhà, trước tiên và quan trọng nhất là chữa trị và loại bỏ hai căn bệnh "Cố đấm ăn xôi" và "Đánh bùn sang ao" của cơ quan quản lý.

Các chuẩn công nghệ giáo dục (NETS) do Hiệp hội quốc tế về công nghệ giáo dục soạn thảo (ISTE) nhằm xác lập các mục đích cho sinh viên, giáo viên và nhà quản lý cần biết và có thể làm công nghệ trong giáo dục (14*).

Khung kỹ năng công nghệ đọc, viết để đánh giá quốc gia về tiến bộ giáo dục
(NAEP), do WestEd xây dựng theo yêu cầu của Hội đồng quản trị đánh giá quốc gia Hoa kỳ. Mục đích của khung này là xác định cái mà học sinh các lớpc 4, 8 và 12 phải biết và có thể làm với công nghệ. Khung này cũng có ý định đưa ra bộ tiêu chí đánh giá toàn quốc trong tương lai (15*).

Các kỹ năng và năng lực thế kỷ 21 cho người học ở thiên niên kỷ mới là sáng kiến của OECD nhằm cung cấp cho nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu, nhà giáo dục các định hướng thiết kế chính sách giáo dục hướng vào yêu cầu của người học trong xã hội tri thức. 

Trung tâm của Dự án người học thiên niên kỷ mới là Chương trình Định nghĩa và Lựa chọn năng lực (DeSeCo) được đặc biệt khởi động để đưa ra khung khái niệm xác định và định nghĩa các năng lực chủ yếu, làm cơ sở lý luận cho PISA (16*).

Các năng lực chủ yếu học suốt đời, khung tham chiếu châu Âu do chuơng trình GD&ĐT năm 2010 soạn và được Nghị viện và Hội đồng chấu Âu phê chuẩn từ năm 2006. 

Khung này dựa trên kết quả đầu ra của chương trình OECD-DeSeCo với 2 mục đích chính: một mặt nhằm xác định và định nghĩa các năng lực chủ yếu cần cho xã hội tri thức; mặt khác, cung cấp tham chiếu cấp độ châu Âu để giúp các nước thành viên tiến tới đảm bảo xây dựng năng lực chủ yếu cho tất cả các nhóm tuổi (17*).

Khung năng lực ICT cho giáo viên là sáng kiến UNESCO  để xác định chuẩn 
trình độ cho tích hợp ICT trong dạy và học. Khung này được thiết kế để nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên bằng hướng dẫn đào tạo giáo viên chú ý tới năng lực ICT và cách nhìn mới về sư phạm, chương trình và tổ chức nhà trường (18*). 

Tài liệu tham khảo
(1*)  Travers, K. J. and Westbury, I. (1989) The IEA study of mathematics I: Analysis of mathematics curricula. Oxford: Pergamon Press).

(2*)   Dede, C. (2010b) Comparing frameworks for 21st century skills. In J. Bellanca and R.

(3*)   Reich, R. (1992) The work of nations. Preparing ourselves for the 21st-century capitalism (NewYork: Vintage books).

(4*)   Levy, F. and Murnane, R. J. (2004) The new division of labor: How computers are creating the next job market (Princeton, NJ: Princeton University Press).

(5*)   Duff, A. (2008) The normative crisis of the information society. Cyberpsychology: Journal of  Psychosocial Research on Cyberspace

(6*)   Ananiadou, K. and Claro, M. (2009) 21st  century skills and competences for new millennium learners in OECD countries. Organisation for Economic Cooperation & Develop ment. EDU Working paper  no. 41

(7*)  Gordon, J., Halsz, G., Krawczyk, M., Leney, T., Michel, A., Pepper, D., Putkiewicz, E, and Wisniewski, W. (2009) Key competences in Europe. Opening doors for lifelong learners across the school curriculum and teacher education (Warsaw, Center for Social and Economic Research on behalf of CASE Network).

(8*)  Dede, C. (2010a) Technological supports for acquiring 21st century skills. In E. Baker, B. McGaw and P. Peterson (eds), International Encyclopedia of Education, 3rd Edition (Oxford, UK: Elsevier).

(9*)   Law, and Plomp, T. (2008) Pedagogy and ICT use in schools around the world. Findings from the IEA SITES 2006 study (CERC Studies in comparative education). (Hong Kong: Comparative Education Research Centre, The University of Hong Kong).

(10*) Partnership for 21st Century Skills (2002) Learning for the 21st century. A report and a mile guide for 21st century skills.

(11*) Partnership For 21st Century Skills (2009a) Framework for 21st century learning.Partnership For 21st Century Skills (2009b) Framework definitions. 

(12*) Lemke, C., Coughlin, E., Thadani, V. and Martin, C. (2003) enGauge 21st century skills. Literacy in the digital age. NCRL/Metiri Group

(13*) Binkley, M. (2010) Defining 21st century skills. Assessment and Teaching of 21st Century Skills Project Binkley et al. 2010, Csapo et al  2010, Darling-Hammond 2010, Scardamalia et al. 2010, Wilson et al. 2010);

(14*)  International Society for Technology in Education [ISTE] (2007) The ISTE National Edu-cation Technology Standards and performance indicators for students. 

(15*)  Wested (2010) Technological Literacy Framework for the 2012 National Assessment of Educational Progress;

(16*) Rychen, D.(2003) Definition and selection of key competences. Contributions to the second DeSeCo symposium (Neuchatel: Swiss Federal Statistical Office).

(17*) European Parliament (2007) Key Competences for Lifelong Learning: A European Reference Framework. 

(18*)  UNESCO (2008) ICT competency standards for teachers. Policy framework.

Còn tiếp....

TS. Mai Văn Tỉnh