Nể phục người Nhật với giải pháp chữa “bệnh lười”

02/04/2017 06:27
Lê Thanh Huyền
(GDVN) - Kaizen là phương pháp cải thiện bản thân vô cùng hiệu quả, chữa lười biếng cũng như có hiệu quả trông thấy và nó chỉ chiếm của bạn 1 phút mỗi ngày.

Căn nguyên của căn bệnh lười

Mỗi chúng ta vẫn hay tự đặt cho mình một thử thách, mục đích nào đó để cố gắng đạt được. 

Nhưng những kế hoạch ấy lại thường “đổ bể” vì lý do… “thôi để ngày mai, tuần sau,…”. 

Mọi người thường có xu hướng phấn chấn và làm việc hăng hái thời gian đầu rồi sau đó sẽ bắt đầu rơi vào tình trạng “cả thèm chóng chán”, lười dần đi.

Người Nhật đã chỉ ra rõ lý do cho việc lười biếng: Chúng ta đặt ra quá nhiều mục tiêu và tiến hành quá nhanh. Đồng thời, ghét bỏ sự đổi mới cũng là nguyên nhân khiến chúng ta trở nên lười biếng.

Kaizen – học thuyết một phút chữa bệnh lười 

Hiểu rõ căn nguyên của sự lười biếng, người Nhật đã sáng tạo nên một bài tập giúp người dân thoát khỏi bệnh lười mang tên Kaizen - “học thuyết một phút”. 

Kaizen là giải pháp hiệu quả cho những người lười biếng.
Kaizen là giải pháp hiệu quả cho những người lười biếng.

Với phương pháp này, người dân sẽ dành ra một phút tại thời điểm cố định hàng ngày để làm một việc gì đó mà họ ngại làm nhất. 

Việc dành ra nhiều giờ đồng hồ để hoàn thành mục tiêu có thể khiến con người trở nên lười biếng, chây ì. Nhưng nếu chỉ tốn 60 giây thì dù có lười đến đâu thì ai cũng có thể hoàn thành.

Dù là đọc một cuốn sách ngoại ngữ chán ngắt, bạn vẫn có thể hoàn thành được một cách thoải mái bằng cách mỗi ngày chỉ dành ra đúng một phút để đọc.

Điều quan trọng là mỗi người phải biết tin tưởng vào khả năng của mình, giải phóng bản thân khỏi cảm giác bất lực, không thể hoàn thành công việc. Và khi đã đạt được thành công nhỏ nào đó, bạn sẽ dần lấy lại cảm hứng lao động.

Từ đó, bạn sẽ tăng dần quỹ thời gian làm việc trong một ngày. Từ một phút lên thành năm phút, nửa giờ và tiếp tục tăng thêm. Phương pháp Kaizen giúp mỗi người nhìn thấy rõ tiến độ làm việc của bản thân.

Nể phục người Nhật với giải pháp chữa “bệnh lười” ảnh 2

Thầy Văn Như Cương: "Cả xã hội lười biếng, Bộ đổi mới vẫn còn dè dặt"

Kaizen bắt nguồn từ Nhật Bản. “Kai” có nghĩa là thay đổi và “Zen” có nghĩa là trí tuệ. Nó được sáng tạo bởi Masaaki Imai, người tin rằng triết lý này có thể áp dụng trong cả công việc lẫn cuộc sống hàng ngày. 

Thoạt nhìn, phương pháp này không dành cho những người có quan niệm sống “thành công chỉ đến với những người nỗ lực hết sức”. 

Nhưng việc đặt ra quá nhiều thách thức cho bản thân có thể khiến cơ thể kiệt sức, từ đó dễ dàng sinh ra lười biếng. 

Ngược lại, tất cả mọi người đều có thể áp dụng Kaizen và vẫn đạt được thành công như ý. “Học thuyết một phút” này rất phổ biến tại Nhật Bản, nhất là để cải thiện kỹ năng quản lý.

Bài viết được dịch từ tài liệu:

https://brightside.me/article/a-japanese-technique-for-overcoming-laziness-11255/

Lê Thanh Huyền