Những mô hình Hiệp hội nghề nghiệp tiêu biểu thế giới

18/12/2014 08:15
Phương Thảo
(GDVN) -Xã hội phát triển đóng góp không nhỏ cho sự ra đời của nhiều tổ chức xã hội, trong đó có các Hiệp hội nghề nghiệp với vai trò và chức năng chuyên biệt của mình.

Tất nhiên, các Hiệp hội ở phương tây sẽ hoạt động theo tôn chỉ, mục đích của nhà nước tư bản, độc lập và có tiếng nói trọng lượng nhất định trong xã hội. Nhưng tựu trung lại các Hiệp hội đều có vai trò đóng góp vào chủ trương, chính sách công một cách công bằng, tổ chức phản biện trên tinh thần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Hiệp hội các trường Đại học khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Hiệp hội này viết tắt tiếng Anh là UMAP, đây là một Hiệp hội các trường đại học khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (University Mobility in Asia and the Pacific) được thành lập năm 1993. Hiệp hội là một tổ chức tình nguyện các nhà giáo dục đại học của các nước trong khu vực.

Mục tiêu của UMAP là nhằm nâng cao hiểu biết lẫn nhau thông qua việc trao đổi giảng viên và sinh viên.

Những mô hình Hiệp hội nghề nghiệp tiêu biểu thế giới ảnh 1

Ảnh minh họa.

Các nước là thành viên của UMAP bao gồm: Australia, Bangladesh, Brunei, Cambodia, Canada, Chile, Ecuador, Fiji, Guam, Hong Kong, India, Indonesia, Japan, Republic of Korea, Laos, Macao, Malaysia, Mexico, Mongolia, Myanmar, New Zealand, Papua New Guinea, Peru, Philippines, Re-union Islands, Russia, Samoa, Singapore, Taiwan, Thailand, Timor - Leste, Trung Quốc, USA, Việt Nam.

Mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á

Tên tiếng Anh là ASEAN University Network -  AUN là Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á được thành lập tháng 11 năm 1995 sau khi Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 4 năm tổ chức năm 1992 nhằm kêu gọi các nước để thúc đẩy tình đoàn kết và sự phát triển tính đồng nhất trong khu vực thông qua việc phát triển nguồn nhân lực để tăng cường mạng lưới các trường đại học và các tổ chức giáo dục đại học trong khu vực.

Mục tiêu của AUN là tăng cường sự hợp tác giữa các trường đại học Đông Nam Á; Tăng cường học tập, nghiên cứu và các chương trình đào tạo về các lĩnh vực ưu tiên của khu vực Đông Nam Á; Tăng cường hợp tác và tình đoàn kết giữa các học giả, các nhà giáo dục và các nhà nghiên cứu giữa các trường thanh viên của khu vực Đông Nam Á; Là một cơ quan định hướng chính sách giáo dục đại học trong khu vực Đông Nam Á.

Những mô hình Hiệp hội nghề nghiệp tiêu biểu thế giới ảnh 2

Chặng đường ra đời của Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam

(GDVN) - Ngày 6/11/2014, Bộ Nội vụ ra Quyết định số 1157/QĐ-BNV cho phép thành lập Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.

AUN đã hoàn thành hệ thống trao đổi tín chỉ ASEAN Credit Transfer System (ACTS). Chương trình Hệ thống chuyển đổi tín chỉ (ASEAN Credit Transfer System) do Mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á-AUN thiết lập để tạo ra một cơ chế chung nhằm tăng cường sự trao đổi học thuật và sinh viên trong khu vực. Tham gia vào chương trình này, sinh viên sẽ có cơ hội nhận được các tín chỉ do đại học tiếp nhận cấp. 

Hiệp hội báo chí liên Mỹ

Hiệp hội báo chí liên Mỹ (tiếng Anh: Inter American Press Association, viết tắt là IAPA được thành lập vào năm 1943, và năm 1950 đã trở thành một tổ chức hoàn toàn độc lập với các chính phủ trong khu vực.

Đây là hội bảo vệ quyền lợi của báo chí, đại diện cho các tổ chức truyền thông khắp châu Mỹ.

Được thành lập năm 1943, Hiệp hội đại diện cho hơn 1.300 tờ báo giấy và tạp chí ở châu Mỹ. Các mục tiêu được nêu của Hiệp hội là để bảo vệ quyền tự do báo chí; bảo vệ quyền lợi của các báo ở châu Mỹ; thúc đẩy nghề báo có trách nhiệm; và khuyến khích các tiêu chuẩn cao về tổ chức thực hiện kinh doanh và nghề nghiệp.

Hiệp hội có 2 chi nhánh tự trị: Viện báo chí của Hiệp hội, cung cấp tư vấn về các vấn đề kỹ thuật xuất bản cho các thành viên ở châu Mỹ Latinh, và Quỹ học bổng của Hiệp hội, cung cấp kinh phí cho các hoạt động giáo dục.

Hiệp hội báo chí liên Mỹ là thành viên của tổ chức Quốc tế Tự do trao đổi ý kiến, một mạng lưới quốc tế có hơn 70 Tổ chức phi chính phủ chuyên theo dõi các vi phạm tự do báo chí và tự do ngôn luận trên khắp thế giới.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương

Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (tiếng Anh: Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - viết tắt TPP) là một hiệp đinh/thỏa thuận thương mại tự do với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương. 

Mục tiêu ban đầu của Hiệp định là giảm 90% các loại thuế xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên trước ngày 01 tháng 01, 2006 và cắt giảm bằng không tới năm 2015.

Đây là một thỏa thuận toàn diện bao quát tất cả các khía cạnh chính của một hiệp định thương mại tự do, bao gồm trao đổi hàng hóa, các quy định về xuất xứ, can thiệp, rào cản kỹ thuật, trao đổi dịch vụ, vấn đề sở hữu trí tuệ, các chính sách của chính quyền.

Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu 

Tên tiếng Anh: European Free Trade Association, viết tắt là EFTA, được thành lập ngày 3/5/1960 như một khối mậu dịch khác cho các nước châu Âu.

Hiệp ước này )EFTA) cho phép tự do hóa việc buôn bán trong các nước hội viên. Ba nước hội viên EFTA là thành phần của Thị trường chung Liên minh châu Âu thông qua Thỏa ước về Khu vực kinh tế châu Âu (EEA). 

Sự tiến triển đã thúc đẩy các nước EFTA hiện đại hóa Hiệp ước của mình để bảo đảm là sẽ tiếp tục tạo ra một khuôn khổ đầy thành công cho việc mở rộng và tự do hóa việc buôn bán trong các nước hội viên và với thế giới.

Hiệp hội Quốc tế các Kỹ sư Tư vấn

Tên viết tắt FIDIC, là một tổ chức xã hội nghề nghiệp của tất cả các kỹ sư tư vấn trên toàn thế giới.

Hiệp hội được thành lập năm 1913, với ba thành viên sáng lập là những hiệp hội các nhà kỹ sư tư vấn quốc gia ở châu Âu. Hiệp hội là đại diện cho phần lớn các kỹ sư tư vấn hoạt động độc lập trên thế giới. 

Những mô hình Hiệp hội nghề nghiệp tiêu biểu thế giới ảnh 3

HH các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam và niềm tin đổi mới

(GDVN) - PGS.TS Nguyễn Văn Nhã, Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Trãi bày tỏ tin tưởng và chờ đợi ngày ra mắt HH các trường Đại học, Cao Đẳng Việt Nam.

Mục đích của Hiệp hội là để cùng đề xuất những lợi ích về nghề nghiệp và phổ biến các thông tin nghề nghiệp đến các hiệp hội quốc gia thành viên. Hiện trụ sở chính của FIDIC đặt tại Thụy Sỹ. 

FIDIC tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị và các hoạt động khác theo sự phát triển các mục tiêu của mình như: duy trì đạo đức và các tiêu chuẩn về nghề nghiệp, trao đổi quan điểm và thông tin giữa các hiệp hội quốc gia thành viên với nhau và với đại diện của các tổ chức tài chính quốc tế, mở rộng nghề nghiệp có tính kỹ thuật tại các quốc gia đang phát triển.

Hiệp hội các Nhà xuất bản Quốc tế

Đây là một tổ chức quốc tế của ngành công nghiệp xuất bản đại diện cho việc xuất bản sách và báo chí. Được thành lập vào năm 1896 để thúc đẩy và bảo vệ quyền xuất bản và nâng cao nhận thức về xuất bản trong bối cảnh phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị. Hiệp hội tích cực phản đối kiểm duyệt và thăng tiến quyền tác giả, sự biết chữ và tự do xuất bản.

Hiệp hội có trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, đại diện quyền lợi của ngành kỹ nghệ xuất bản ở cấp quốc tế.

Một trong các mục tiêu chính của Hiệp hội là bảo vệ quyền của các nhà xuất bản được sản xuất và phân phối các tài liệu mà họ chọn in. Nói cách khác, là bảo vệ quyền cơ bản của con người được tự do ngôn luận.

Chức năng phản biện và giám sát

Trao đổi với chúng tôi về vai trò, vị trí, chức năng chung của các Hiệp hội nghề nghiệp, TS. Lê Viết Khuyến – Trưởng Ban hỗ trợ chất lượng Giáo dục đại học (Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Ngoài công lập) cho biết, bản chất của các Hiệp hội là phải có đấu tranh, có tính chất phản biện.

TS. Khuyến cũng cho biết, Nhà nước ra những định chế, những luật, còn người dân có nhiệm vụ chấp hành. Trong khi xã hội làm nhiệm vụ giám sát, phản biện chính sách nhà nước, và trong xã hội dân sự thì vai trò của Hiệp hội sẽ làm nhiệm vụ đó.

“Bộ GD&ĐT có thể đặt ra những chuẩn mực, những quy định, những thể chế, nhưng không phải cứ đặt ra là các trường phải chấp hành để rồi có chuyện này chuyện khác và Bộ lại xuống giám sát các trường. Do đó, vai trò của Hiệp hội là căn cứ vào các quyết định, các thể chế để giám sát, đánh giá. Các tổ chức giám sát này sẽ không đặt ra các định chuẩn mà thực hiện chức năng giám sát, giám sát cả cơ quan nhà nước xem có thực hiện đúng hay không. Khi Hiệp hội phát hiện ra những vấn đề này, khác thì lúc đó Nhà nước mới căn cứ để ra các chế tài” TS. Khuyến cho biết.

Cũng theo TS. Lê Viết Khuyến, Hiệp hội phải đóng vai trò phản biện xã hội trong những lĩnh vực chuyên môn. 

“Dù là VIPUA hay là Hiệp hội rộng lớn (cả trường công và trường tư) đều có 2 chức năng rõ ràng. Thứ nhất, Hiệp hội là cánh tay nối dài cho các cơ quan nhà nước để đưa các chủ trương chính sách của nhà nước tới các cơ sở giáo dục, trường đại học. Thứ hai, chức năng phản biện các chính sách của nhà nước, Bộ GD&ĐT về giáo dục, việc phản biện để tìm ra những điều chưa được để sửa chữa chứ không được coi là chống đối lại” TS. Khuyến nhấn mạnh.

Phương Thảo