TS.Tâm lý Kim Quý:HS quay clip gian lận thi có thể bị sốc, trầm cảm...

20/06/2012 06:15
Kim Ngân (Thực hiện)
(GDVN) - "Tâm lý hoảng loạn, mặc cảm tội lỗi của học sinh quay clip gian lận trong phòng thi là diễn biến tâm lý tất yếu. Nếu dư luận không dừng công kích, tình trạng này tiếp tục kéo dài, có thể em có thể bị trầm cảm và có những hành động dại dột".
Vụ việc clip gian lận thi cử ghi lại hình ảnh học sinh quay cóp ngang nhiên, giám thị bỏ “đi chơi” làm ngơ trước hành vi vi phạm thậm chí còn “ném” đáp án vào trong phòng thi tại Hội đồng Trường THPT DL Đồi Ngô (Lục Nam, Bắc Giang) đang là vấn đề “nóng” khắp cả nước suốt hai tuần qua.

Sau khi clip bê bối thi cử được tung lên, cơ quan chức năng vào cuộc để xem xét vi phạm. Trong suốt thời gian đó, tâm lý của S hoảng loạn, lo sợ và cảm thấy mặc cảm. Để hiểu rõ hơn về tâm lý của S, PV Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Kim Quý, Giảng viên ĐH Sư Phạm Hà Nội - cố vấn đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em của Cục Bảo vệ Trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
TS. Kim Quý cho rằng tâm lý hoảng loạn,mặc cảm, tội lỗi của học sinh quay clip là diễn biến tâm lý tự nhiên.
TS. Kim Quý cho rằng tâm lý hoảng loạn,mặc cảm, tội lỗi của học sinh quay clip là diễn biến tâm lý tự nhiên.
Người lớn còn “sốc”, huống chi là trẻ con

Là người theo dõi diễn biến vụ việc clip gian lận ở Đồi Ngô, TS. Kim Quý nhận định việc làm của học sinh này phải có người lớn đứng sau hướng dẫn. Có thể, ban đầu em này không lường trước hậu quả, nghĩ rằng: “À, mình đang chống tiêu cực”, chứ không nhìn thấy mặt trái của việc này là vi phạm quy chế thi, thầy cô giáo bị cảnh cáo, bạn bè bị ảnh hưởng kết quả thi… 

TS. Nguyễn Kim Quý nhận định: “Đó là diễn biến tâm lý tất yếu của một đứa trẻ vị thành niên. Ban đầu là hứng khởi, tâm lý muốn khẳng định mình, nhưng sau khi clip đã lan rộng khắp dư luận, nhiều luồng ý kiến công kích khiến em bị sốc, cảm thấy lo lắng, sau đó sợ, hoang mang… liệu mình có bị hủy kết quả thi, bị đình chỉ thi, bạn bè có thể trượt tốt nghiệp…???”.
Theo TS. Quý thì hiện tượng tâm lý ấy, một phần bắt nguồn một phần từ những ý kiến trên báo chí, thậm chí của vài chuyên gia giáo dục khi không nhìn thấy mặt tích cực của em (dũng cảm quay clip, tố cáo sai phạm thi cử), mà “nghiêng” về việc học sinh này đang vi phạm quy chế thi.

TS tâm lý phân tích: “Tôi cảm thấy thất vọng ý kiến của ông Đào Trọng Thi trong một lần trả lời trên báo chí. Theo tôi, việc đầu tiên cần phải giải quyết là vấn đề các thầy, những người làm trong ngành giáo dục đã vi phạm, chứ không phải xét tội “người tố cáo tiêu cực”. Một học sinh dám vạch trần sự thật, để thấy được bệnh thành tích, tiêu cực đâu phải ai cũng làm được. Làm rõ công và tội, như thế sẽ hợp lý hơn và góp phần động viên những người dám phanh phui sự thật”.

Đứng ở góc độ tâm lý, TS. Quý nhận định rằng, hiện nay em học sinh này thấy có lỗi, vì không lường trước được hậu quả, người chịu hậu quả chính là thầy cô và bạn bè mình. Từ đó, em bị suy sụp tinh thần. Rõ ràng, học sinh đó bị tổn thương về mặt tâm lý, hoảng loạn, chẳng biết phải làm thế nào để đối mặt với sự thật. Mất ăn, mất ngủ, trằn trọc, lo lắng, thu mình lại, dẫn đến có thể bị trầm cảm.

Bộ Giáo dục cần xử lý thật khéo

Đưa ra quan điểm về cách giải quyết của Sở GD& ĐT Bắc Giang vào chiều ngày 18/06, TS. Kim Qúy cho rằng cách xử lý đó là thỏa đáng, đã giải tỏa phần nào nỗi bức xúc của dư luận cũng như sự lo lắng, hoang mang của em S. trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, theo TS Quý thì Sở GD nên xử lý thật khéo, phải nhìn cả hai phía. Công ra công, tội ra tội, xử lý để thấy được công lao của học sinh chống tiêu cực trong thi cử.

“Đó là trách nhiệm của những nhà làm giáo dục. Anh phải động viên nó, gặp gỡ nó, cái gì đáng được khen thì khen, phê bình thì phê bình. Dư luận xã hội nên dừng công kích. Nếu cứ tiếp tục, chắc chắn em sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn về mặt tâm lý. Tuổi vị thành niên rất dễ bị kích động, thường sử dụng cách tự vệ bằng việc tự công kích mình. Nếu gặp vướng mắc thường hành hạ, gây đau khổ cho chính mình và đỉnh cao là tự tử. Đó là điều rất nguy hiểm”, TS Quý lo ngại.

Còn về phía gia đình, thầy cô, bạn bè nên động viên, giúp đỡ em S. trong giai đoạn này, bởi nếu sự việc càng kéo dài, tâm lý em sẽ mất ổn định, dẫn đến những hậu quả khó lường. Đặc biệt, Bộ phải có kết luận sớm về việc này, có sự phân tích công minh về những vấn đề mà khiến em bối rối. 

“Thậm chí cần có luật sư vào cuộc hỗ trợ và bảo vệ. Tốt nhất là nên chấm dứt hiện tượng công kích, những giáo viên nên nhìn nhận rõ ràng, thầy cô làm sai thì chịu trách nhiệm trước pháp luật, chứ không thể đổ lỗi cho em học sinh này, như thế giúp em bớt đi mặc cảm, tội lỗi. Hiện tâm lý của S. cũng bớt áp lực hơn vì không bị bạn nào bị hủy bài thi. Thời gian sẽ giúp em ấy hòa nhập, ổn định hơn”, TS. Quý nói.

Cảm ơn những chia sẻ của TS!

ĐỪNG ĐỂ TIÊU CỰC THOÁT TỘI, NGƯỜI CHỐNG TIÊU CỰC NHẬN TỘI
NẾU TÔI LÀ BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC
XEM CÔNG NGHỆ QUAY CÓP QUA 5 MÔN THI TẠI BẮC GIANGSỐC VỚI HÌNH ẢNH GIAN LẬN Ở TRƯỜNG ĐỒI NGÔ  TỪ CAMERA THỨ BA; MẸ GS NGÔ BẢO CHÂU "CHÂU VẪN CÒN KỲ VỌNG VÀO NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM"



NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Người đương thời Đỗ Việt Khoa: "Đừng nói tôi cung cấp tin nhỏ giọt"

Giám thị ném "phao" môn toán nên tự xin được kỷ luật

Những sai phạm nghiêm trọng của Hội đồng thi trường THPT DL Đồi Ngô

Chùm ảnh: Phụ huynh các tỉnh “vật vờ” chờ con thi lớp chuyên

Choáng với hình ảnh gian lận ở 2 phòng thi tại Bắc Giang

Cảm động: 250 học sinh quỳ gối rửa chân cho bố mẹ 



Kim Ngân (Thực hiện)