Tốt nghiệp Y sĩ Y học cổ truyền có lợi thế gì?

08/06/2015 07:21
Xuân Trung
(GDVN) - Đây là câu hỏi mà PGS. Lê Lương Đống – Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y – Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội sẽ giải đáp về cơ hội việc làm sau khi ra trường.

Những sai phạm của nhà trường đã được Bộ GD&ĐT chỉ rõ trong nội dung kiểm tra ngày 3/11/2014, điều quan trọng nhà trường đã hết sức nghiêm túc, cầu thị nhìn nhận những sai sót, khuyết điểm để có biện pháp sửa chữa, từng bước đưa các hoạt động của nhà trường đi vào ổn định.

Theo lãnh đạo nhà trường, ngay sau khi kết luận kiểm tra ngày 03/11/2014 của Bộ GD&ĐT, tập thể lãnh đạo, cán bộ giáo viên và nhân viên Nhà trường đã rất nỗ lực cầu thị, tiếp thu và làm mọi cách triệt để khắc phục những sai sót đã xảy ra trước đây.

“Với những người đã làm sai, Hội đồng kỷ luật của Nhà trường đã họp và thống nhất đề nghị các hình thức kỷ luật tương xứng, đồng thời chúng tôi đã kiện toàn lại Ban giám hiệu cũng như cơ cấu lại nhân lực quản lý đào tạo với mục đích nâng cao hơn nữa năng lực quản lý và chất lượng đào tạo của nhà trường” ông Phạm Văn Minh –Chủ tịch HĐQT Trường Trung cấp Y – Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội cho biết.

Nghiêm túc khắc phục sai sót

Trong báo cáo giải trình ngày 19/11/2014 về nội dung biên bản của Đoàn kiểm tra Bộ GD&ĐT có nêu rõ: 

Với những cá nhân làm sai trước đó, Ban giám hiệu đã họp cùng với cán bộ chủ chốt và cán bộ nhân viên văn phòng đào tạo ngày 4/11/2014 để kiểm điểm trách nhiệm tập thể và cá nhân. 

Ngay sau đó, HĐQT đã tiến hành họp ngày 7/11/2014, nghiêm túc kiểm điểm từng cá nhân trong HĐQT đã để xảy ra những sai phạm không đáng có trong công tác quản lý đào tạo, đã có những hình thức kỉ luật thích đáng. 

Tốt nghiệp Y sĩ Y học cổ truyền có lợi thế gì? ảnh 1

Khắc phục những sai phạm, Trường trung cấp Y-Dược học Tuệ Tĩnh từng bước phát triển, nâng cao chất lượng đào tạo.

Đồng thời, đã khắc phục ngay những sai phạm khuyết điểm trong việc đào tạo theo địa chỉ và trong liên kết đào tạo, tìm nguyên nhân của những sai sót quy trách nhiệm, xử lý kịp thời những cán bộ, nhân viên thiếu trách nhiệm trong nhiệm vụ được giao.

Với công tác tuyển sinh năm 2014, trường đã bổ sung đầy đủ thông tin trong thông báo tuyển sinh của nhà trường theo quy chế. Cũng năm 2014, trường đã điều chỉnh thu lệ phí tuyển sinh theo quy định,và tuân thủ thực hiện nghiêm túc trong các năm tiếp theo.

Đã hoàn thiện danh sách thí sinh trúng tuyển đợt 1 năm 2014  cho những học sinh đã nhập học. 

Tốt nghiệp Y sĩ Y học cổ truyền có lợi thế gì? ảnh 2

Chuyện "nhặt" ở trường, những hy sinh lặng thầm của thầy cô

(GDVN) - Rất nhiều những câu chuyện đẹp, những sự hy sinh lặng thầm của các thầy cô giáo đang từng ngày dốc hết tâm can vì sự tiến bộ của các em học sinh của mình.

“Với tinh thần cầu thị, hướng tới tương lai, HĐQT, Ban giám hiệu nhà trường tập trung chỉ đạo nhà trường bằng nhiều biện pháp để nhanh chóng khắc phục những tồn tại yếu kém, thực hiện đúng các quy định trong lĩnh vực tuyển sinh, đào tạo” ông Phạm Văn Minh – Chủ tịch HĐQT nhà trường khẳng định.

Cũng theo ông Minh, với những động thái tích cực, chủ động với cam kết của mình suốt trong thời gian qua, đến đầu năm 2015 trường đã được Sở GD&ĐT Hà Nội quyết định công nhận chức danh hiệu trưởng mới cho PGS. TS. Lê Lương Đống – Nguyên Phó giám đốc HV Y Dược học cổ truyền Việt Nam.

Bên cạnh đó, trường cũng đã được Bộ GD&ĐT cấp 1.000 chỉ tiêu tuyển sinh trung cấp cho năm học 2015-2016. Đây là những dấu hiệu cho thấy mọi hoạt động đào tạo của nhà trường đã đi vào ổn định và đang triển khai các bước để thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng với nhu cầu về đội ngũ cán bộ y tế chất lượng cao cho ngành Y tế. Thời gian qua thực sự là  sự thay da đổi thịt đối với nhà trường.

Tạo sự đồng thuận để phát triển

Trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, PGS. TS Lê Lương Đống – Hiệu trưởng nhà trường cho biết, mặc dù biết trường còn nhiều khó khăn, nhưng với tấm lòng yêu nghề, yêu học sinh nên trước khi nhận lời về làm hiệu trưởng, bản thân PGS. Đống đã đưa ra những mục tiêu gọi là “3 hài lòng” và quyết thực hiện cho bằng được để đưa nhà trường đi lên.

Mục tiêu đầu tiên mà PGS. Đống đặt ra cho toàn thể nhà trường là “người học và người nhà hài lòng”, bố mẹ có tin tưởng thì mới gửi con vào trường, và theo quan điểm của PGS. Đống thì  học phải cho ra học để sau này tự các em ra đời mới mưu sinh được. 

Tốt nghiệp Y sĩ Y học cổ truyền có lợi thế gì? ảnh 3

Học sinh-sinh viên trong một giờ học thực hành tại trường.

“Để cho người học hài lòng thì không được chiều người học, sau khi tôi về trường tôi quán triệt từng giáo viên phải rà lại từng giáo trình, giáo án, sau đó sẽ dự giờ, trước mắt là giáo viên cơ hữu và sau là giáo viên thỉnh giảng” PGS. Đống chia sẻ.

Để cho quá trình đào tạo được chất lượng, PGS. Lê Lương Đống sau khi về trường đã cho thành lập ngay Ban khảo thí và kiểm định chất lượng đào tạo để đảm bảo công bằng chất lượng khách quan của người học.

Thứ nữa là thành lập ngay Hội đồng khoa học, bởi đối tượng người học trong trường khác nhau, Hội đồng khoa học sẽ khách quan xem xét quá trình đào tạo, đưa ra những quyết sách phù hợp nhấtcho cả người dạy và người họctrong khuôn khổ khung chương trình đã được phê duyệt.

Tốt nghiệp Y sĩ Y học cổ truyền có lợi thế gì? ảnh 4

Vì sao nhiều người sợ làm người tử tế?

(GDVN) - Sống tử tế không khó, hãy tập làm người tử tế từ những điều nhỏ nhất như biết dành lời hỏi thăm, an ủi, động viên khi thấy mọi người xung quanh gặp bất trắc.

Hiện tại, nhà trường đang có sự thống nhất cao và cần phải có những bước đổi mới, làm thế nào để tiến tới việc nâng cao chất lượng không những chỉ để cho xã hội hài lòng, vì nghề Y-Dược tác động vào vốn quý nhất của con người.

Trong con người vốn quý nhất là sức khỏe, vấn đề này là trách nhiệm hàng đầu của Ban giám hiệu” PGS. Đống nhấn mạnh.

Mục tiêu mà PGS. Đống đặt ra cho toàn trường là người sử dụng nhân lực của trường đào tạo ra phải hài lòng. Thứ nữa, mục tiêu cổ đông và cán bộ, nhân viên phải hài lòng về trường. 

“Bước đầu thực hiện những mục tiêu đề ra như vậy, tôi cảm nhận từ các giáo viên, cán bộ, nhân viên đã có một không khí mới hơn, hồ hởi, phấn khởi hơn.

Tôi vẫn bảo các thầy cô phải sống thế nào để có hạnh phúc đích thực, chứ sống để kiếm ba đồng tiền thì rất hời hợt” PGS. Đống cho hay.

Trao đổi thêm về cơ hội nghề nghiệp, học sinh sau khi tốt nghiệp trường Trung cấp Y-Dược Tuệ Tĩnh, PGS. Lê Lương Đống cho rằng, đây là một vấn đề khó lượng giá. Tuy nhiên, nếu so sánh giữa một người học Y sĩ hiện đại và Y sĩ Y học cổ truyền thì người học cổ truyền mưu sinh tốt hơn.

“Tốt hơn ở hai góc độ, thứ nhất là không dùng thuốc tây, thứhai có thể sử dụng thuốc nam – một nguồn mà không cần bỏ vốn nhiều, phù hợp với đại đa số người Việt Nam” hiệu trưởng nhà trường cho hay.

Xuân Trung