Triết lý giáo dục Việt Nam qua phân tích của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

17/11/2016 10:03
Thùy Linh
(GDVN) - “Việt Nam có triết lý giáo dục, chứ không phải không có. Có điều, ta không có những câu trích dẫn để thành kinh điển”, Phó Thủ tướng khẳng định trước Quốc hội.

Phát biểu bổ sung sau phần giải trình của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tại phiên chất vấn chiều 16/11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã giải đáp băn khoăn về triết lý giáo dục của Việt Nam sau khi một đại biểu có hỏi “Phải chăng chúng ta không có triết lý giáo dục?”

Theo Phó Thủ tướng: “Nếu chúng ta lên mạng Internet gõ cụm từ "triết lý giáo dục Việt Nam" và trưa nay tôi đã gõ thì thấy ra tới 1,3 triệu kết quả tìm kiếm”.

"Việt Nam có triết lý giáo dục chứ không phải không có, có điều Việt Nam không có câu trích dẫn để thành kinh điển", Phó Thủ tướng cho biết.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu bổ sung cho phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ chiều 16/11 (Ảnh: Phạm Thịnh)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu bổ sung cho phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ chiều 16/11 (Ảnh: Phạm Thịnh)

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Triết lý giáo dục của Việt Nam trước hết là triết lý xây dựng đất nước dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Đó là xây dựng con người Việt Nam toàn diện, đức trí, thể mỹ, có tinh thần dân tộc, có lòng yêu nước và có trách nhiệm quốc tế”.

Theo Phó thủ tướng, ngay trong đề án phê duyệt chương trình sách giáo khoa mới, thì mục tiêu cũng đã nói tương đối đầy đủ các yếu tố cấu thành của triết lý giáo dục Việt Nam. 

Đó là nhằm vào mục tiêu như UNESCO đã đề ra, đó là học để biết, học để làm, học để tự khẳng định, tự kiếm sống.

Triết lý giáo dục Việt Nam qua phân tích của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ảnh 2

Mẫu học sinh lý tưởng mà hệ thống giáo dục Phần Lan theo đuổi là gì?

(GDVN) - Người Phần Lan luôn lấy con trẻ và tương lai của chúng làm trung tâm, với mong muốn đem lại những gì tốt đẹp nhất cho thế hệ tương lai.

Đó là để phát triển con người Việt Nam toàn diện về đức trí, văn - thể - mỹ; đó là làm sao để khuyến khích sáng tạo, phát huy tài năng của học sinh và giáo viên.

Tôi trao đổi với nhân dân, từ những người rất bình thường họ cũng đồng ý.

Nôm na rằng, từ ngày xưa, nền giáo dục của chúng ta đã hướng đến con người - nhân văn, khai mở trí tuệ nhưng không mất gốc tức là có lòng tự tôn dân tộc, yêu nước nhưng không phải dân tộc hẹp hòi mà gắn với ý thức quốc tế, mà bây giờ là ý thức “công dân toàn cầu”.

“Có nghĩa chúng ta có triết lý giáo dục, nhưng tất cả vấn đề nêu ra phần nhiều nằm ở khâu thực hiện chưa được tốt
”, Phó Thủ tướng khẳng định.

Tự chủ tài chính không có nghĩa là cắt toàn bộ ngân sách

Nói về vấn đề tự chủ đại học, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Bộ và Chính phủ đã cố gắng đẩy mạnh tự chủ đại học, cả về chuyên môn, tài chính, tổ chức nhân sự…

Thứ nhất, tự chủ về tài chính không có nghĩa là nhà nước sẽ cắt toàn bộ ngân sách nhà nước.

Thực tế tự chủ là một yêu cầu của các trường đại học lớn trên thế giới, điển hình như Đức và Pháp, các trường tự chủ nhưng nhà nước vẫn lo 80-90% ngân sách. 

Vấn đề tự chủ ở đây thực chất là bớt can thiệp hành chính không cần thiết vào các công việc của nhà trường trong môi trường giáo dục khoa học; yêu cầu đi kèm với đó là chính sách để đảm bảo sự tiếp cận với giáo dục trình độ cao của người nghèo thông qua nhiều chính sách, trong đó có chính sách học bổng.

Thứ hai, tất cả các chỉ tiêu của nhà trường từ tuyển sinh đầu vào, đầu ra, danh sách các cựu sinh viên làm việc ở đâu… tới đây đều phải công khai minh bạch.

Các quy chế phải rõ ràng, cụ thể, bàn bạc dân chủ để nhà trường, phụ huynh, học sinh và toàn xã hội giám sát. Năm vừa qua, đã có 15 trường thực hiện tự chủ đại học, cho kết quả rất tốt.

Thùy Linh