Xu hướng du học châu Á: Cơ hội tiếp cận giáo dục quốc tế dễ dàng

25/08/2014 13:27
Hải Anh
(GDVN) - Riêng với SV châu Á, việc học tại các nước châu Á còn có những thuận lợi khác như sự tương đồng về văn hóa giúp du học sinh dễ hòa nhập với đời sống nước bạn…

Sự chuyển hướng trong lựa chọn du học
 
Một báo cáo của UNESSCO cho biết số sinh viên (SV) du học trên thế giới đã tăng từ 1,3 triệu người trong năm 1999 lên 4,3 triệu trong năm 2011, trong đó sinh viên châu Á chiếm đến 53%. Còn theo thống kê năm 2012 của Bộ Giáo dục – Đào tạo, hiện có khoảng hơn 100.000 SV Việt Nam đang theo học tại các nước trên thế giới, trong đó phổ biến nhất là Mỹ và Úc, chiếm gần 40%, trong khi số sinh viên du học tại các nước châu Á chiếm khoảng 34%.

Trong thời gian dài, các nước phương Tây như Mỹ, Anh và Úc… luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều người có ý định tiếp cận những nền giáo dục chất lượng cao. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, điều này đang dần thay đổi.

Theo thống kê được thực hiện vào năm 2013 của Viện Nghiên cứu các vấn đề toàn cầu (Global Perspective Institure – GPI), số SV nước ngoài học tại Mỹ, vốn là điểm đến hàng đầu của những ai có ý định du học, đã giảm từ 23% vào năm 2000 xuống còn 17% vào năm 2011

Theo nghiên cứu năm 2014 về sự dịch chuyển của sinh viên châu Á – Thái Bình Dương vừa được văn phòng UNESSCO ở Bangkok công bố cho thấy các nước như Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia đang nỗ lực trở thành điểm đến của sinh viên du học, không những với SV châu Á mà còn với SV đến từ Mỹ, châu Âu,…

Nhiều nước châu Á tập trung phát triển nền kinh tế tri thức


Sự thay đổi này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, khách quan lẫn chủ quan. Trong nhiều năm, “công nghiệp tri thức” vốn là sân chơi của nhiều nước châu Âu và Mỹ bởi sự đầu tư nghiêm túc, bài bản và công phu của họ, cả về hệ thống giảng dạy lẫn cơ sở vật chất.

Nhưng hiện nay, nhiều quốc gia châu Á cũng đã đầu tư mạnh vào nền công nghiệp không khói này. Như Singapore và Malaysia đang hướng tới việc xây dựng hệ thống đào tạo đại học hàng đầu châu Á bằng việc xây dựng các tổ hợp như Education City hay Education Hub, nơi thu hút ngày càng nhiều giáo sư và SV đến học tập, giảng dạy.

Riêng đảo quốc sư tử đang có kế hoạch thu hút đến 150.000 sinh viên nước ngoài từ nay đến năm 201.

Bên cạnh đó, để khuyến khích sinh viên học tập, nhiều trường tại châu Á còn thường dành ra nhiều học bổng hấp dẫn cho SV nước ngoài, không những khuyến khích tinh thần họ mà còn giúp SV trang trải chi phí sinh hoạt nơi xứ người. Ngoài học bổng, các trường còn có chương trình giảm học phí, cũng giúp SV tiết kiệm được nhiều chi phí.

Riêng với SV châu Á, việc học tại các nước châu Á còn có những thuận lợi khác như sự tương đồng về văn hóa giúp du học sinh dễ hòa nhập với đời sống nước bạn…

Học tại châu Á, lấy bằng châu Âu

Ngoài những yếu tố trên, các trường tại châu Á còn thu hút SV bằng các chương trình liên kết với các  trường danh tiếng tại châu Âu, tạo điều kiện thuận lợi cho SV dễ dàng tiếp cận nền giáo dục tiến bộ phương Tây.  

Cũng trong xu hướng đó, ĐH Bangor (Anh) kết hợp với Học viện Phát triển Quản lý Singapore (Management Development Institute of Singapore – MDIS) tuyển sinh 4 chương trình: Cử nhân Kinh doanh – Tài chính,Cử nhânTài chính – Ngân hàng, Thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng và Thạc sĩ Marketing Quốc tế. Với khóa học này, sinh viên có thể thụ hưởng nền giáo dục tiên tiến từ Anh trong khi tiết kiệm nhiều chi phí về sinh hoạt, đi lại khi học tại Singapore.

Với các chương trình Cử nhân, sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức tổng quát về kinh tế và chuyên sâu về các lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, ở cả góc độ vĩ mô lẫn vi mô. Trong khi đó, chương trình Thạc sĩ sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng tổ chức – quản lý trong các lĩnh vực trên cũng như lĩnh vực Marketing.

Đồng thời, các chương trình thực tập tại MDIS sẽ giúp sinh viên có điều kiện để cọ xát với nền kinh tế khu vực, điển hình là hệ thống tài chính của Singapore, nơi được xếp hạng là trung tâm tài chính lớn thứ 4 thế giới (theo Global Financial Centres Index). Bên cạnh đó, trường MDIS còn có bộ phận hỗ trợ việc làm (Career Assistance Unit –CAU), nơi kết nối với hơn các doanh nghiệp thành viên của MDIS và tổ chức triển lãm việc làm hằng năm, cũng là bộ phận tổ chức các khóa học kỹ năng xin việc, giao tiếp cho sinh viên.
Hạn cuối đăng ký chương trình là ngày 25/08/2014.

Chương trình học bắt đầu vào tháng 10 và 11, 2014. Để hỗ trợ và khuyến khích sinh viên, MDIS còn có một số chương trình học bổng có giá trị như học bổng trị giá 4,000 SGD cho sinh viên hệ Thạc sĩ và 3,200 SGD cho sinh viên hệ Cử nhân có thành tích học tập và hoạt động ngoại khóa xuất sắc. Ngoài ra, sinh viên có cơ hội nhận hỗ trợ tài chính trị giá 1,500 SGD (hệ Thạc sĩ) và 1,000 SGD (hệ Cử nhân).

MDIS được thành lập năm 1956, là học viện phi lợi nhuận lâu đời nhất Singapore, chuyên cung cấp những khóa học, hội thảo và dịch vụ quản lý danh tiếng trong nhiều lĩnh vực. Học viện cũng thường xuyên có những chương trình liên kết với các trường tại Úc, Pháp, Anh và Mỹ.

 ĐH Bangor được thành lập năm 1884 có trên 11.000 sinh viên và hơn 650 giảng viên tại 23 trường thành viên. Trong đó Trường Kinh doanh Bangor là trường hàng đầu về nghiên cứu và giảng dạy kinh doanh từ hệ dưới Đại học đến hệ Tiến sĩ, trường  là một trong 15 học viện hàng đầu thế giới trong nghiên cứu về lĩnh vực Ngân hàng (theo báo cáo tháng 4,2014 của Dự án Nghiên cứu các vấn để Kinh tế - Research Papers in Economics- RePEc), đồng thời, trường còn đạt được hạng Nhất tại Anh nhờ những thành quả nghiên cứu xuất sắc của các giảng viên trong lĩnh vực Tài chính – Kế toán.  

Để biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ đối tác đại diện của MDIS:
EduViet Global - Hotline 0906 991 213
INEC - Hotline 0934 093 311 / 0934 094 411
ASCI – Hotline: 0983010580
Hoặc VPÐD của MDIS Vietnam - ÐT:  04 3 7725222/ 0936123329
 Link tham khảo: http://mdis.vn/vn/detail.php?module=news&iCat=10&iData=283&


Hải Anh