Ấn Độ có thể thắng thỏa thuận hạt nhân Iran, cạnh tranh với Trung Quốc

27/07/2015 07:16
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)
(GDVN) - Quan hệ giữa Tehran và Washington tan băng có lợi cho Ấn Độ xâm nhập lĩnh vực năng lượng của Iran và các nước cộng hòa Trung Á thuộc Liên Xô cũ.
Quân đội Iran tổ chức diễn tập (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Quân đội Iran tổ chức diễn tập (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Tờ "Tin tức tham khảo" Trung Quốc ngày 26 tháng 7 dẫn tờ "Thế giới" Tây Ban Nha ngày 23 tháng 7 đưa tin, khu vực Trung Đông và vịnh Ba Tư là khu vực thể hiện ảnh hưởng nhanh nhất của thỏa thuận hạt nhân Iran, nhưng, ảnh hưởng tiềm tàng của nó hoàn toàn không giới hạn ở khu vực này.

Cục diện địa-chính trị của khu vực Đại Trung Đông (mà các cuộc thảo luận gần đây đã xem nhẹ, bắc từ Nga, đi qua tất cả các nước cộng hòa Trung Á, đông đến Ấn Độ và Trung Quốc) cũng có thể sẽ có sự thay đổi to lớn.

Trên thực tế, thỏa thuận một khi thực hiện, ngoài Iran và đồng minh khu vực, người được lợi lớn nhất có thể là Ấn Độ, thậm chí là EU, nếu như họ giỏi sử dụng con bài trong tay.

Theo bài báo, đối với Ấn Độ, quan hệ giữa Tehran và Washington tan băng không chỉ có nghĩa là đã loại bỏ một trở ngại lớn của quan hệ chiến lược ngày càng tăng cường với Mỹ, mà còn có lợi cho Ấn Độ xâm nhập lĩnh vực năng lượng của Iran và các nước cộng hòa Trung Á thuộc Liên Xô cũ.

Quân đội Iran tổ chức diễn tập (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Quân đội Iran tổ chức diễn tập (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Ấn Độ hy vọng đóng vai trò quan trọng hơn tại khu vực này, không chỉ xuất phát từ cân nhắc an ninh, mà còn do khát vọng giành được tài nguyên dầu mỏ ở biển Caspian.

Sau khi công bố thỏa thuận hạt nhân, Tehran đề nghị New Delhi phát triển cảng Chabahar, cung cấp một con đường bộ nối với Afghanistan và khu vực Trung Á, giúp Iran thực hiện giấc mơ nhiều năm qua, đó là làm thông suốt trục Tehran - Herat - Dushanbe.

Ngoài ra, cảng Chabahar cũng là câu trả lời của Ấn Độ đối với sự hiện diện của Trung Quốc ở cảng Gwadar của Pakistan, đã thể hiện đầy đủ sự thiếu hụt lòng tin chiến lược và cạnh tranh ngày càng trầm trọng giữa Bắc Kinh và New Delhi ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Theo bài báo, trong tình hình hiện nay, Nga cho rằng Iran có thể đóng góp mang tính quyết định trong cuộc chiến chống tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS). Do sự tồn tại của vấn đề Chechnya, Moscow rất lo ngại đối với sự phát triển của tổ chức Thánh chiến.

Quân đội Iran tổ chức diễn tập (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Quân đội Iran tổ chức diễn tập (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Ngoài ra, Moscow hy vọng tăng cường xuất khẩu vũ khí cho Tehran và đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực năng lượng của Iran. Điều này có nghĩa là, Nga tận dụng quan hệ thuận lợi với Tehran, tránh hình thành quan hệ cạnh tranh thù địch với Iran - nước có dự trữ dầu khí lớn thứ hai thế giới và dự trữ dầu mỏ lớn thứ tư thế giới.

Nga lo ngại dầu mỏ Iran tràn ngập trên thị trường quốc tế và tuyến đường thay thế xuất khẩu dầu mỏ Trung Á do họ đại diện. Theo bài báo, Trung Quốc đã kết thúc vĩnh viễn sự lũng đoạn của Nga đối với tài nguyên biển Caspian, vị thế của Moscow có thể sẽ tiếp tục suy yếu.

Điều cần nhấn mạnh là, trước khi khai thông đường ống dẫn khí nối với Trung Quốc, Turkmenistan đã có 2 đường ống nối với Iran, năng lực vận chuyển không mạnh, nhưng có tính tượng trưng tương đối cao và ý nghĩa chiến lược tiềm tàng đối với EU.

Không chỉ là do tầm quan trọng của trữ lượng khí đốt của Turkmenistan và Iran, mà còn do đường ống trên đất liền này có lợi cho khắc phục trở ngại khó vượt qua của Moscow đối với việc bố trí đường ống trên biển Caspian, trở ngại này ngăn cản EU có được dầu mỏ của Turkmenistan và Kazakhstan trong tình hình không đi qua Nga.

Vì vậy, kết thúc vị thế cô lập của Iran đã mở ra cơ hội mới cho chiến lược đa dạng hóa cung ứng năng lượng của châu Âu. 

Quân đội Iran tổ chức diễn tập (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Quân đội Iran tổ chức diễn tập (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)