Báo Mỹ: Trung Quốc ép Nhật Bản chế tạo tàu sân bay

03/07/2014 09:42
Việt Dũng
(GDVN) - Ngoài tiến hành nhiệm vụ tác chiến săn ngầm và tuần tra chấp pháp, tàu sân bay có thể cung cấp hỗ trợ tác chiến, có thể cung cấp tiếp tế, rút nhân viên...
Tàu sân bay trực thăng Izumo lớp 22DDH do Nhật Bản chế tạo
Tàu sân bay trực thăng Izumo lớp 22DDH do Nhật Bản chế tạo

Mạng tuần san "Tin tức Quốc phòng" Mỹ ngày 30 tháng 6 đăng bài viết nhan đề "Thiếu đầu tư có thể kích thích mối quan tâm của Nhật Bản đối với tàu sân bay" của tác giả Paul Kallender.

Bài báo cho rằng, trong 10 năm tới, lực lượng hàng không hải quân Nhật Bản sẽ duy trì khả năng của họ, nhưng không đóng nhiều vai trò khi ứng phó với mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng của nước này.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, đầu tư thiếu hiện nay trái lại có thể sẽ thúc đẩy Nhật Bản triển khai tàu sân bay trong tương lai.

Theo báo chí nước ngoài, do tàu khu trục trực thăng Izumo Type 22DDH có thể mang theo máy bay chiến đấu F-35 do Công ty Lockheed Martin sản xuất, vì vậy luôn có người nghi ngờ loại máy bay chiến đấu này có thể được Nhật Bản cải tạo thành tàu chiến trung tâm của một cụm chiến đấu tàu sân bay.

Paul Jarrah, tổng giám đốc Công ty tư vấn cải cách và chiến lược toàn cầu Mỹ cho rằng, Bộ Quốc phòng Nhật Bản có thể rất nhanh sẽ tìm ra lý do mua máy bay chiến đấu F-35B.

Máy bay chiến đấu F-35B do Mỹ chế tạo
Máy bay chiến đấu F-35B do Mỹ chế tạo

Khi trả lời phỏng vấn vào tháng 9 năm 2013, Tham mưu trưởng liên quân Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cho biết, ông hy vọng đẩy nhanh triển khai máy bay chiến đấu F-35A ở Nhật Bản. Ông nói, sau khi xây dựng một phi đội, Bộ tham mưu trưởng liên quân có thể sẽ có kế hoạch triển khai nhiều loại máy bay ở "lục, hải, không quân".

Chuyên gia vấn đề Nhật Bản Newsham cho rằng: "Nếu trong tương lai Nhật Bản chế tạo tàu sân bay, tôi sẽ không cảm thấy ngạc nhiên. Sẽ luôn có người hiểu rõ nhu cầu của Nhật Bản, đồng thời sẽ có nhiều nỗ lực hơn".

Chuyên gia phòng thủ biển Nhật Bản, giáo sư chính trị học Đại học Fairleigh Dickinson, ông Peter Wooley cho rằng, nhìn về lâu dài, chế tạo và triển khai tàu sân bay có thể sẽ rất có sức hấp dẫn.

Ngoài tiến hành nhiệm vụ tác chiến săn ngầm và tuần tra chấp pháp, tàu sân bay có thể cung cấp hỗ trợ tác chiến, có thể cung cấp tiếp tế, rút nhân viên, cung cấp bảo vệ và thu thập tin tức tình báo.

Peter Wooley cho rằng, ứng phó với môi trường có mối đe dọa mới cần tiếp tục đầu tư cho phòng thủ tên lửa, chiến tranh mạng và máy bay không người lái, "nhưng thứ có ý nghĩa tượng trưng tương đối là tàu sân bay".

Biên đội tàu ngầm, tàu nổi Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Biên đội tàu ngầm, tàu nổi Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản

Bài báo cho rằng, người có thái độ phản đối với vấn đề này có thể cần chú ý đến một điều đáng mỉa mai là, tất cả các hành động của Trung Quốc đang thúc đẩy Nhật Bản sửa đổi Hiến pháp, từ đó đem lại không gian lớn hơn cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tiến hành xây dựng và tác chiến.

Việt Dũng