Bài bình luận "5 vũ khí lợi hại khiến cho Bắc Kinh phải sợ hãi” của tác giả Robert Farley".

Báo Mỹ: Tướng Võ Nguyên Giáp luôn tỉnh táo về mối đe dọa xâm lược TQ

13/07/2014 10:08
Đông Bình
(GDVN) - Những vũ khí lợi hại có thể phát huy hiệu quả tốt là máy bay chiến đấu Su-27, tàu ngầm Kilo, tên lửa hành trình P-800 Oniks, hệ thống S-300, không gian.
Hình ảnh được tuyên truyền trên mạng qianzhan.com Trung Quốc
Hình ảnh được tuyên truyền trên mạng qianzhan.com Trung Quốc

Mạng “The National Interest” Mỹ ngày 12 tháng 7 đăng bài viết nhan đề “Nếu Trung Quốc gây chiến với Việt Nam, có 5 vũ khí lợi hại khiến cho Bắc Kinh phải sợ hãi” của tác giả Robert Farley.

Bài viết giả thiết Trung Quốc gây chiến với Việt Nam, 5 vũ khí lợi hại lớn của Việt Nam sẽ có khả năng khiến cho Quân đội Trung Quốc (PLA) bị trọng thương, từ đó làm cho Bắc Kinh khiếp sợ. Nội dung bài viết như sau:

Theo bài báo, một chiếc giàn khoan dầu mỏ Trung Quốc triển khai (trái phép) ở vùng biển ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam đã làm trầm trọng hơn “tranh chấp căng thẳng quyền kiểm soát đảo” giữa Việt Nam và Trung Quốc (thực chất là Trung Quốc nhảy vào xâm lược, gây tranh chấp, khiêu khích). 

Các nhà lãnh đạo Việt Nam trong đó có cả cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn tỉnh táo về mối đe dọa xâm lược từ Trung Quốc.

Bài báo cho rằng, nếu giữa Trung Quốc và Việt Nam nổ ra chiến tranh, Việt Nam có thể sử dụng những vũ khí nào? Trên thực tế, Trung Quốc và Việt Nam mua vũ khí cùng một nơi; đa số vũ khí mà Quân đội Việt Nam sử dụng thì Quân đội Trung Quốc cũng có, nhưng, sự khác biệt về trình độ tấn công-phòng thủ giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam là rất lớn. 

Dưới đây là 5 vũ khí lớn Việt Nam có thể dùng để đối phó với Quân đội Trung Quốc và có thể giành được hiệu quả tốt:

Máy bay chiến đấu Su-27 Không quân Việt Nam (ảnh tư liệu minh họa)
Máy bay chiến đấu Su-27 Không quân Việt Nam (ảnh tư liệu minh họa)

Máy bay chiến đấu Su-27

Trong chiến tranh Trung-Việt (Trung Quốc xâm lược Việt Nam) năm 1979, không quân chỉ đóng vai trò nhỏ và kỳ lạ. Trong mấy chục năm qua, Không quân Việt Nam không ngừng hoàn thiện phòng thủ trên không, đối tượng tác chiến khi huấn luyện là Mỹ, đương nhiên cũng có thể dùng để đối phó với Quân đội Trung Quốc.

Nhưng, lần này, bất kể là Không quân Việt Nam hay Không quân Trung Quốc đều đã được nâng cấp, trong đó điều đáng chú ý nhất là những máy bay chiến đấu Su-27 này. Việt Nam đã đặt mua 40 máy bay chiến đấu, trong đó 20 chiếc mua của Nga, ngoài nhiệm vụ phòng không tiên tiến, những máy bay chiến đấu này có thể tiến hành tấn công các mục tiêu tầm xa trên đất liền và trên biển của Trung Quốc, bắn tên lửa hành trình chính xác. Máy bay chiến đấu này thuộc loại hạng nặng, tốc độ nhanh và chí mạng, có thể nhìn thấy hành động ở cả hai phía.

Theo bài báo, mạng phòng không tổng hợp của Việt Nam có thể đe dọa an ninh không phận và lãnh thổ của Trung Quốc. Với ý nghĩa nào đó, Không quân Trung Quốc rõ ràng có nhiều nguồn lực hơn và đã được coi trọng đầy đủ; những năm gần đây, còn tiến hành nhiều hoạt động huấn luyện sát thực tế. Nhưng, Không quân Việt Nam có thể sử dụng ưu thế mang tính phòng thủ bảo vệ cánh tiên tiến của mình để đối phó với Quân đội Trung Quốc “giật gấu vá vai”.

Tàu ngầm thông thường Hà Nội HQ 182 lớp Kilo của Hải quân Việt Nam (ảnh tư liệu minh họa)
Tàu ngầm thông thường Hà Nội HQ 182 lớp Kilo của Hải quân Việt Nam (ảnh tư liệu minh họa)

Tàu ngầm lớp Kilo

Một ưu thế to lớn của tàu ngầm chính là có thể tiến hành tấn công đối với tàu chiến mặt nước.

Việt Nam đã bắt đầu mua tàu ngầm lớp Kilo hiện đại từ Nga. Tuy Trung Quốc cũng sở hữu tàu ngầm lớp Kilo và các loại tàu ngầm khác, nhưng, trước khi những tàu ngầm này thực sự có sức chiến đấu, không nhất định sẽ triệt tiêu ưu thế của tàu ngầm Việt Nam. 

Tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam đồng thời mang theo ngư lôi và tên lửa hành trình chống hạm, có thể tạo ra mối đe dọa rất lớn đối với tàu chiến và các công trình/thiết bị/phương tiện trên biển của Trung Quốc.

Việt Nam hiện sở hữu 2 tàu ngầm lớp Kilo, đang mua 4 chiếc (nhận đầy đủ 6 chiếc vào năm 2016). Tuy Trung Quốc luôn tìm cách ép Nga làm chậm tốc độ bàn giao tàu ngầm và đạn dược cho Việt Nam, nhưng Moscow không thể làm như vậy. Trong mấy năm tới, Việt Nam sẽ sở hữu một lực lượng tàu ngầm mạnh.

Tên lửa chống hạm SS-N-26 là một trong những loại tên lửa hành trình có uy lực nhất do Nga chế tạo (nguồn báo Phượng Hoàng, Hồng Kông).
Tên lửa chống hạm SS-N-26 là một trong những loại tên lửa hành trình có uy lực nhất do Nga chế tạo (nguồn báo Phượng Hoàng, Hồng Kông).

Tên lửa hành trình P-800 Oniks

Trong 10 năm qua, Trung Quốc đã nghiên cứu phát triển rất nhiều tên lửa hành trình và hệ thống chống can thiệp/phong tỏa khu vực mạnh. Giống như Trung Quốc, từ lâu, Việt Nam nghiên cứu phát triển tên lửa hành trình với các loại hệ thống phóng. 

Hiện nay, Việt Nam có thể bắn tên lửa hành trình từ máy bay, tàu chiến mặt nước, tàu ngầm và mặt đất. Tóm lại, những tên lửa này có thể chọc thủng hệ thống phòng không của tàu chiến Trung Quốc.

P-800 Oniks của Việt Nam là tên lửa hành trình dùng để phòng thủ biển gần. Tên lửa này có tầm bắn 300 km, tốc độ gấp 2,5 lần tốc độ âm thanh, đầu đạn nặng 250 kg, P-800 Oniks có thể tiến hành tấn công chí mạng đối với bất cứ tàu chiến nào của Trung Quốc.

Hệ thống tên lửa đất đối không S-300

Không quân Trung Quốc đến nay không có hệ thống phòng không tiên tiến. Cuộc chiến giữa Không quân Trung Quốc và Không quân Việt Nam sẽ đòi hỏi Trung Quốc phải áp chế hoặc chọc thủng hệ thống phòng không của Việt Nam. 

Không rõ Không quân Trung Quốc có kiến thức chuyên ngành để có thể đánh bại mạng lưới phòng không của Việt Nam hay không. Nếu còn chưa có, tên lửa Việt Nam có thể gây tổn thất đáng sợ và chính xác đối với phi công và máy bay Trung Quốc.

Hệ thống phóng thủ bờ biển K300P Bastion-P Việt Nam, mua của Nga (ảnh tư liệu minh họa)
Hệ thống phóng thủ bờ biển K300P Bastion-P Việt Nam, mua của Nga (ảnh tư liệu minh họa)

S-300 là 1 thành phần của mạng lưới phòng không tiên tiến nhất của Không quân Việt Nam. Nó có thể bám theo mười mấy mục tiêu trong phạm vi cao tới 75 dặm Anh. Hệ thống phòng không có thể bảo vệ S-300 tránh bị tấn công.

Không gian

Năm 1979, Trung Quốc muốn thông qua một lực lượng bộ binh và xe bọc thép quy mô lớn để xâm lược các tỉnh miền bắc Việt Nam nhằm “trừng phạt” Hà Nội. Nhưng, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tìm được vị trí tốt nhất để gây tổn thất cho Quân đội Trung Quốc. Dụ Quân đội Trung Quốc vào khu vực mai phục đã được chuẩn bị tốt, ở đó, hai bên đều tổn thất nặng nề, nhưng Trung Quốc cuối cùng phải rút lui.

Giống như năm 1979, Quân đội Việt Nam có ưu thế không gian. Bộ binh Việt Nam rất ngoan cường, giỏi đánh chiến tranh du kích trong rừng cây, có thể ngăn chặn Quân đội Trung Quốc tấn công miền bắc Việt Nam. 

Đặc biệt là, xét tới Không quân Trung Quốc có thể không giành được quyền kiểm soát trên không trên chiến trường, Quân đội Việt Nam sẽ phát huy ưu thế không gian tối đa của họ.

Tàu tên lửa lớp Moniya do Việt Nam chế tạo
Tàu tên lửa lớp Moniya do Việt Nam chế tạo

Bài viết kết luận, cho rằng, Việt Nam hoàn toàn không muốn triển khai một cuộc chiến tranh toàn diện với Trung Quốc. 

Tác giả có nhận định rằng: Tình hình tốt nhất là tái diễn một cuộc chiến như năm 1979, làm nhục nhã Trung Quốc. Việt Nam đã mua các thiết bị đắt đỏ và đã chuẩn bị cho chiến tranh sử dụng nhiều công nghệ.

Nhưng, Trung Quốc phải hiểu rõ rằng, Việt Nam làm như vậy là để ngăn chặn chủ nghĩa mạo hiểm của Trung Quốc. Có thể dự đoán, Việt Nam sẽ tăng cường sức mạnh quân sự của mình, đồng thời tiếp tục đấu tranh với Trung Quốc trên Biển Đông.

Đông Bình